Quyết định bổ nhiệm Bernanke là khôn ngoan vì hai lý do. Thứ nhất, nền kinh tế Mỹ và toàn cầu vẫn đang ngập trong suy thoái. Mặc dầu khủng hoảng có thể đã qua, theo nghĩa là thế giới sẽ tránh được một sự sụp đổ hoàn toàn, nhưng nền kinh tế vẫn dễ bị tổn thương. Do vậy, không nên làm gì đó khiến người ta tin là sẽ dẫn tới sự suy sụp mới. Thứ hai, Bernanke là lựa chọn tốt nhất trong số những người cùng tuổi. Sau rốt ông đã hiểu ra bản chất và tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng và đã có những bước đi quyết định để góp phần giảm đà rơi tự do của nền kinh tế. Thành tích đó, cộng với những nghi ngờ rằng không có ai trong số những người đồng lứa ông có thể làm tốt hơn, có nghĩa là việc thay thế ông bằng ứng cử viên khác sẽ không có nhiều ý nghĩa.Tuy nhiên, quyết định nhận được ít sự hoan nghênh đã cho thấy những hạn chế trong khả năng lãnh đạo của ông. Những vấn đề này liên quan đến thực trạng kinh tế và những chỉ dẫn về chính sách kinh tế. Một trong những vấn đề đó là sự ngấm ngầm bác bỏ của Wall Street với FED. Sau rốt, nguyên nhân chính của sự tái bổ nhiệm Bernanke là tránh làm gây chấn động cho thị trường tài chính. Trong năm 1990, xoa dịu thị trường tài chính cũng được viện dẫn để chứng minh cho việc tái bổ nhiệm người tiền nhiệm của ông Bernanke là Alan Greenspan, và lần này lý do cũng được đưa ra để cản trở những thay đổi tại FED và các ngân hàng trung ương. Trên thực tế, thị trường tài chính từ lâu đã hình thành một cơ chế phản đối ngầm đối với nhiều chính sách kinh tế cũng như những nhân vật có thể giữ các vị trí hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu, và đã đến lúc phải nghĩ ra cách nào đó để thoát khỏi tình trạng này. Vấn đề thứ hai liên quan đến thực trạng kinh tế. Mặc dù Bernanke có thể là gương mặt sáng giá nhất trong nhóm người cùng tuổi, thực tế cuộc khủng hoảng kinh tế đã chứng minh ông và những người đồng lứa đều sai. Không một nhà kinh tế chính thống nào dự đoán được về cuộc khủng hoảng, ngay cả khi một ít người đã nhận thấy một số sự kiện diễn tiến không đúng trình tự. Về phần mình, Bernanke chịu trách nhiệm về lạm phát do ngân hàng trung ương đặt ra, vì cho rằng đặt mục tiêu về lạm phát hàng năm là khuôn khổ toàn diện và đầy đủ cho chính sách tiền tệ. Tư duy đó đã dẫn đến việc xao lãng đối với thị trường tín dụng và bất động sản, phớt lờ hệ thống quy tắc, thúc đẩy các hình thức tự kinh doanh vượt qua giới hạn, bởi nó gây ra lòng tin rằng việc đặt mục tiêu lạm phát sẽ khiến thị trường tín dụng có thể tự điều chỉnh. Theo thuật ngữ của Greenspan, “tính tư lợi của các thể chế cho vay” sẽ bảo vệ các cổ đông và nền kinh tế không vay mượn quá giới hạn. Tư duy này cũng giải thích tại sao FED dưới sự lãnh đạo của Bernanke đã chậm phản ứng với cuộc khủng hoảng đã bắt đầu từ tháng 8/2007 và cũng không đưa ra một phản ứng toàn diện và mạch lạc cho tới tháng 11/2008. FED chắc chắn đã phản ứng sớm hơn nếu không bị gắn với một mô hình ngân hàng của những năm 1950.Mặc dầu hoàn cảnh đã cho thấy Bernanke là ứng cử viên tốt nhất và nên được tái bổ nhiệm, thách thức thực sự là việc phải bảo đảm có một nhân vật thận trọng đứng đầu FED để tạo điều kiện cho các quan điểm kinh tế khác nhau. Quyết định tái bổ nhiệm Bernanke có thể là sự khởi đầu cho một thay đổi mang tính xây dựng hơn là tán thành một mô hình đã bị nghi ngờ.Phương Nguyên (Theo Project Syndicate) AFP: Nhiều nhà phân tích cho rằng một phản ứng nhanh và tổng thể của chính quyền Mỹ đã giúp ngăn được một cuộc đại suy thoái tái diễn. Một năm sau khi Lehman Brothers sụp đổ, nền kinh tế có vẻ đang trên đường phục hồi... Có lẽ nhân tố quan trọng nhất trong cuộc khủng hoảng là Chủ tịch FED Ben Bernanke, học giả của những năm 1930...Asia Times: Tổng thống Obama đã mô tả Bernanke là một “chuyên gia trong cuộc Đại suy thoái”, nhắc mọi người nhớ ông Bernanke đã “bình tĩnh và khôn ngoan xử lý hệ thống tài chính khi đang trên bờ vực của sự sụp đổ”. Tuy nhiên, người ta quên rằng Bernanke từng là thành viên năng nổ của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, cơ quan cầm quyền tại FED đã che giấu cuộc khủng hoảng tài chính của lần này.