Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Quang Huy
Khi ông Trump trở lại Nhà Trắng ở tuổi 78, câu hỏi đặt ra là liệu nhà lãnh đạo này có tiếp tục sử dụng golf như một công cụ ngoại giao giống nhiệm kỳ đầu hay không?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf hay không?
Ông Trump có thể dùng ngoại giao golf để thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối nội và đối ngoại trong nhiệm kỳ tới. (Nguồn: Getty)

Golf là một môn thể thao quý tộc có nguồn gốc từ hoàng gia Scotland vào thế kỷ XVI và đã được phát triển qua nhiều thế kỷ. Không chỉ đơn giản là trò tiêu khiển của các hoàng tử, quý tộc trong quá khứ, golf đã trở thành công cụ ngoại giao giữa các nhà lãnh đạo thế giới vào giữa thế kỷ XX.

Các tài liệu lịch sử ghi nhận Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower (giai đoạn năm 1953-1961) là người tiên phong trong ngoại giao golf. Ông Eisenhower nổi tiếng khi tiến hành các cuộc đàm phán không chính thức với các nhà lãnh đạo phương Tây và Arab, bao gồm Thủ tướng Anh Winston Churchill, Quốc vương Saudi Arabia Saud bin Abdulaziz Al Saud, Thủ tướng Australia Robert Menzies, Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Thủ tướng Nhật Bản Kishi Nobusuke. Những cuộc gặp gỡ trên sân golf thường mang lại kết quả ngoại giao hữu hình và giúp củng cố các liên minh.

Các tổng thống Mỹ sau này cũng tận dụng bộ môn thể thao golf để xây dựng các mối quan hệ. Ví dụ, Tổng thống Barack Obama đã có các cuộc thảo luận với nhiều nhà lãnh đạo thế giới trong các chuyến đi chơi golf, hay Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình (2017–2021), đã coi golf không chỉ là niềm đam mê cá nhân mà còn là nền tảng cho các tương tác chính trị và ngoại giao. Ông đã gặp gỡ các nhà hoạch định chính sách trong nước, các thành viên Quốc hội và nhân vật quốc tế như Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman hay Thủ tướng Australia Scott Morrison trên sân golf.

Một kết quả đáng chú ý của các trận đấu golf này là việc củng cố quan hệ Mỹ-Nhật Bản. Các ván đấu golf của ông Trump với ông Abe tượng trưng cho một chương mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.

Giờ đây, khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng ở tuổi 78, một số câu hỏi đặt ra là liệu nhà lãnh đạo này có tiếp tục sử dụng golf như một công cụ ngoại giao hay không? Ông có còn năng lượng và nhiệt huyết cho ngoại giao golf hay không? Và quan trọng hơn, liệu ông có thể thông qua môn thể thao này để thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối nội và đối ngoại của mình hay không?

Nhân tố mới trên sân golf

Trong trường hợp ông Trump tiếp tục sử dụng ngoại giao golf, một trong những điều người ta quan tâm là ông sẽ thu hút những nhân vật mới nào đến với sân chơi golf của mình.

Trong nhiệm kỳ trước, Tổng thống Trump đã đưa các đồng minh truyền thống của Mỹ đến với sân chơi này. Tuy nhiên, bối cảnh địa chính trị đã thay đổi kể từ đó, nên liệu ông có mở rộng lời mời của mình tới các đối tác phi truyền thống, chẳng hạn như Taliban không?

Đây không phải là một kịch bản xa vời. Sau khi ký Thỏa thuận Doha với Taliban vào ngày 29/2/2020, ông Trump đã bày tỏ sự cởi mở khi mời các lãnh đạo của lực lượng này đến Trại David. Mặc dù ý tưởng này vấp phải sự chỉ trích, nhưng nó nhấn mạnh cách tiếp cận ngoại giao không chính thống của ông Trump. Không thể loại trừ khả năng ông sẽ tiếp đón các đại diện của Taliban tại một sân golf hoặc một địa điểm khác nếu ông thấy tiềm năng thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Mỹ.

Lịch sử chính quyền Tổng thống Trump cho thấy xu hướng đưa ra các quyết định khó đoán thay vì tuân thủ một chính sách đối ngoại có cấu trúc. Sau khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025, ông có thể cân nhắc ý tưởng sử dụng ngoại giao golf để xử lý quan hệ với Afghanistan, đặc biệt là khi xét đến tầm quan trọng chiến lược lâu dài của khu vực này.

Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump thường hành động theo bản năng, ít dựa vào các chuẩn mực ngoại giao truyền thống và có xu hướng xử lý các vấn đề theo khả năng đàm phán cá nhân của mình. Phong cách phi truyền thống này khiến người ta hình dung rằng ông có thể xoay trục giữa các lựa chọn, từ việc đối thoại với Taliban đến tái khẳng định ảnh hưởng của Mỹ tại Afghanistan thông qua các phương thức khác nhau.

Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf hay không?
Cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và ông Donald Trump chơi golf tại Palm Beach, bang Florida, Mỹ, ngày 18/4/2018. (Nguồn: Nikkei)

Chờ đợi "sự hồi sinh"

Mặc dù vậy, khuynh hướng có phần khoa trương và sự gây chú ý của ông Trump có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực sử dụng ngoại giao golf hiệu quả.

Không giống như các liên minh truyền thống tương đối cơ bản của thời Tổng thống Eisenhower, bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay đầy rẫy phức tạp. Việc thu hút các đối tác mới, chẳng hạn như Taliban, không chỉ gây tranh cãi về mặt ngoại giao mà còn có nhiều thách thức về mặt hậu cần. Mặt khác, các lãnh đạo của Taliban không quen chơi golf nên có thể sẽ không chấp nhận những lời đề nghị như vậy.

Hơn nữa, trong nhiệm kỳ tới, người ta cũng quan tâm liệu ông Trump có ưu tiên các động thái tượng trưng hơn chính sách thực chất hay không và liệu ngoại giao golf của ông có thể mang lại kết quả hữu hình hay chỉ đóng vai trò đơn giản như một thú vui?

Mặc dù xu hướng lãnh đạo của ông Trump thường khó có thể nắm bắt, nhưng việc tỷ phú Mỹ dựa vào sức hút cá nhân và các phương pháp phi truyền thống khiến chúng ta mong đợi được chứng kiến ​​sự hồi sinh của ngoại giao golf. Còn đối tượng của ngoại giao golf sẽ liên quan đến các đồng minh truyền thống hay những "người chơi mới" (như Taliban) thì vẫn là ẩn số.

Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là khi trở lại Nhà Trắng, chính sách đối ngoại của ông Trump có thể sẽ tiếp tục "màu sắc" đặc trưng bởi những động thái táo bạo, khó lường. Và ngoại giao golf có đóng vai trò nổi bật trong chiến lược này hay không, hay liệu nó có hiệu quả trong bối cảnh địa chính trị hiện nay hay không, thì vẫn còn phải chờ xem.

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ ngày 18-22/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang ...

Ông Trump chính thức đề cử Ngoại trưởng Mỹ, sắp có cuộc 'thay máu' lịch sử ở Lầu Năm Góc?

Ông Trump chính thức đề cử Ngoại trưởng Mỹ, sắp có cuộc 'thay máu' lịch sử ở Lầu Năm Góc?

Ngày 13/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã chính thức công bố đề cử cho vị trí Ngoại trưởng cũng như các vị ...

Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và ...

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Moscow cho rằng, để giải quyết xung đột ở Ukraine, tất cả các chìa khóa đều có sẵn ở Washington, nhưng nước Nga chỉ trông ...

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông. Tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối ...

(theo Amu TV)

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ chính thức vào quá trình chuyển giao quyền lực, phong thanh tin nhóm ông Trump muốn làm điều này với Triều Tiên

Mỹ chính thức vào quá trình chuyển giao quyền lực, phong thanh tin nhóm ông Trump muốn làm điều này với Triều Tiên

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump chính thức bắt đầu quá trình chuyển giao với chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Joe Biden.
Thúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo qua khung chính sách

Thúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo qua khung chính sách

Việt Nam đã và đang nỗ lực trong quá trình sửa đổi và củng cố các chính sách dành cho nhà giáo thông qua việc đề xuất xây dựng Luật ...
Giá heo hơi hôm nay 27/11: Tiếp tục điều chỉnh tại nhiều địa phương, tổng đàn heo của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới

Giá heo hơi hôm nay 27/11: Tiếp tục điều chỉnh tại nhiều địa phương, tổng đàn heo của Việt Nam đứng thứ 6 thế giới

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh tại nhiều địa phương. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - 63.000 ...
Israel không kích nhiều cửa khẩu phía Bắc Lebanon với Syria ngay sau khi Mỹ thông báo về lệnh ngừng bắn

Israel không kích nhiều cửa khẩu phía Bắc Lebanon với Syria ngay sau khi Mỹ thông báo về lệnh ngừng bắn

Các cuộc không kích của Israel đêm 26/11 nhắm vào ba cửa khẩu biên giới phía Bắc của Lebanon với Syria.
Tiền đạo Vinicius chấn thương và thời cơ của Mbappe

Tiền đạo Vinicius chấn thương và thời cơ của Mbappe

Mbappe sẽ có cơ hội gánh vác trách nhiệm chính trên hàng công Real Madrid trong thời gian Vinicius nghỉ thi đấu.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/11: USD nhích nhẹ, lãi suất cơ bản ở Nga tăng cao nhất 20 năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/11: USD nhích nhẹ, lãi suất cơ bản ở Nga tăng cao nhất 20 năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/11 ghi nhận đồng USD tăng so với các tiền tệ khác.
Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Học viện Ngoại giao: Sứ mệnh kết nối hợp tác Việt Nam-Bulgaria

Học viện Ngoại giao: Sứ mệnh kết nối hợp tác Việt Nam-Bulgaria

Trong chương trình thăm chính thức Việt Nam, sáng 26/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev thăm Học viện Ngoại giao.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện ngoại giao ở Budapest

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện ngoại giao ở Budapest

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện lần này với hai gian hàng giới thiệu đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Australia lần thứ 18: Đối thoại cởi mở, thực chất về hợp tác lãnh sự hai nước

Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Australia lần thứ 18: Đối thoại cởi mở, thực chất về hợp tác lãnh sự hai nước

Ngày 26/11, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra cuộc họp Tư vấn lãnh sự lần thứ 18 giữa Việt Nam và Australia.
Bộ Ngoại giao trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Lãnh sự danh dự Mông Cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Lãnh sự danh dự Mông Cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Nguyễn Xuân Hạnh, Lãnh sự danh dự Mông Cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam với Brasov, Romania

Mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam với Brasov, Romania

Các hoạt động ở Brasov của đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và các địa phương của Romania.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động