Mỹ thông qua dự luật trị giá 280 tỷ USD thúc đẩy sản xuất chip và nghiên cứu khoa học

Ngày 27/7, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật trị giá 280 tỷ USD để hỗ trợ ngành sản xuất chip bán dẫn trong nước và cung cấp hàng chục tỷ USD cho nghiên cứu khoa học nhằm duy trì lợi thế công nghệ của quốc gia này trong nền kinh tế toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ thông qua dự luật trị giá 280 tỷ USD thúc đẩy sản xuất chip và nghiên cứu khoa học
Mỹ thông qua dự luật trị giá 280 tỷ USD để hỗ trợ ngành sản xuất chip bán dẫn trong nước và cung cấp hàng chục tỷ USD cho nghiên cứu khoa học. (Nguồn: NY Times)

Với 64 phiếu thuận và 33 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã nhất trí phê chuẩn dự luật vốn đã bị đình trệ trong nhiều tháng tại Hạ viện do đảng Dân chủ phản đối nhiều điều khoản, đặc biệt liên quan đến thương mại. Dự luật trên dự kiến sẽ có đủ số phiếu ủng hộ tại Hạ viện và được xem là một trong những thành tựu lập pháp lớn nhất của Quốc hội Mỹ, mang lại lợi ích cho ngành sản xuất công nghệ cao của nước này.

Dự luật trên ra đời nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào các nhà sản xuất chip nước ngoài, trong đó có Trung Quốc. Dự luật cung cấp 54 tỷ USD dành cho sản xuất chip trong nước và đổi mới chuỗi cung ứng không dây công cộng, gồm 39 tỷ USD hỗ trợ tài chính để xây dựng, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở bán dẫn trong nước và 15 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển của Bộ Thương mại.

Dự luật cũng sẽ cung cấp 200 tỷ USD cho nghiên cứu khoa học, trong đó bao gồm 81 tỷ USD cho Quỹ Khoa học quốc gia (NSF), 10 tỷ USD hỗ trợ các trung tâm công nghệ địa phương và 68 tỷ USD dành cho Bộ Năng lượng.

Lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện Charles Schumer khẳng định, dự luật trên là một thành tựu "lịch sử và quan trọng". Ông nhấn mạnh rằng đây là thời điểm mà Mỹ thực sự ý thực rõ rệt sự cần thiết phải duy trì sức mạnh kinh tế và an ninh quốc gia. Chủ tịch Ủy ban Thương mại Thượng viện Maria Cantwell và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mark Warner cũng tham gia vào quá trình soạn thảo dự luật này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hoan nghênh việc Thượng viện thông qua dự luật, nhận định rằng dự luật sẽ hạ chi phí "tất cả mọi thứ, từ ô tô đến máy rửa bát", giúp chuỗi cung ứng của Mỹ linh hoạt hơn, nước Mỹ không còn phụ thuộc vào nước ngoài về các công nghệ quan trọng cần thiết cho người tiêu dùng và an ninh quốc gia.

Dự luật trên đã nhận được sự ủng hộ của 17 thành viên đảng Cộng hòa, trong đó lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell, Chủ tịch Ủy ban Chính sách Thượng viện Roy Blunt và các Thượng nghị sĩ John Cornyn và Rob Portman.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Roger Wicker, thành viên cấp cao của Ủy ban Thương mại Thượng viện, cho biết, dự luật sẽ mở rộng quy mô sản xuất chất bán dẫn của Mỹ, tạo cơ hội mới cho nghiên cứu và nâng cao khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài.

Dự luật hiện chuyển đến Hạ viện, nơi các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ sẽ cố gắng thông qua sớm trước khi bắt đầu kỳ nghỉ tháng 8 vào cuối tuần.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao thông báo tuyển dụng 4 trợ lý nghiên cứu

Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao thông báo tuyển dụng 4 trợ lý nghiên cứu

Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao thông báo tuyển dụng 04 trợ lý nghiên cứu theo hợp đồng.

Tổng thống Mỹ chính thức ký Đạo luật ủy nhiệm quốc phòng, chi 4,3 tỷ cho Ukraine và châu Âu

Tổng thống Mỹ chính thức ký Đạo luật ủy nhiệm quốc phòng, chi 4,3 tỷ cho Ukraine và châu Âu

Ngày 27/12, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật đối với Đạo luật ủy nhiệm quốc phòng ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động