Mỹ tiếp tục có động thái mới liên quan tới Biển Đông, Australia sẽ hành động gì tiếp theo?

Thế Việt
TGVN. Quân đội Mỹ lên kế hoạch triển khai một đơn vị tác chiến điện tử tới Biển Đông, động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm gây sức ép với Trung Quốc sau khi Washington tuyên bố các yêu sách của Bắc Kinh là "hoàn toàn bất hợp pháp".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ ra tuyên bố về Biển Đông giữa lúc Mỹ-Trung 'lao đầu' vào khẩu chiến
Phát biểu mới nhất của hai Ngoại trưởng ASEAN thể hiện quan điểm gì về tranh chấp tại Biển Đông?
my tiep tuc co dong thai moi lien quan toi bien dong australia se hanh dong gi tiep theo
Các tàu Mỹ và Australia cùng tham gia cuộc tập trận ở Biển Đông hồi tháng 4. (Nguồn: US Navy)

Cụ thể, 2 đơn vị đặc biệt sẽ được triển khai đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào đầu năm 2021, để điều hành nhiều lĩnh vực khác nhau từ chiến tranh điện tử và chiến tranh mạng đến tấn công mục tiêu chính xác bằng tên lửa. Ít nhất một trong hai đơn vị này sẽ được bố trí quanh Biển Đông.

Cựu Phó Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, Tướng Jack Keane cho rằng, làm gián đoạn hoạt động liên lạc quân sự của Trung Quốc thông qua chiến thuật "đánh lừa" sẽ là một biện pháp hiệu quả đối với các trường hợp khẩn cấp ở Biển Đông.

Ông Keane cũng cho biết, Mỹ tin rằng, chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) mang lại cho Trung Quốc một lợi thế cạnh tranh. Do đó, Mỹ phải chắc chắn "có một khả năng răn đe hiệu quả tại Biển Đông và các tên lửa tầm xa là một phần trong chiến lược của Mỹ".

Theo ông Keane, Mỹ và các đối tác phải hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể đánh bại các hệ thống của Trung Quốc. Một trong các cách là thông qua các công nghệ để có thể đánh lừa các thiết bị định vị được gắn trên vũ khí Trung Quốc rằng các tên lửa sẽ tiến về phía tàu sân bay hoặc tàu chiến của Trung Quốc song trên thực tế các tên lửa lại hướng về một mục tiêu khác ở cách mục tiêu giả từ 1/2 dặm trở lên.

Nếu việc tiếp cận Biển Đông trở nên bất khả thi, quân đội Mỹ có kế hoạch đáp trả bằng các cuộc tấn công bằng tên lửa từ xa.

Trong khi đó, trao đổi với trang tin Nine.com.au, ngày 16/7, Tiến sĩ Lê Thu Hương, Chuyên gia phân tích cao cấp tại Viện Chính sách chiến lược Australia nhận định, Chính phủ Australia sẽ hỗ trợ Washington, có thể bao gồm cả triển khai quân sự, trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh leo thang ở Biển Đông.

Bà Hương cho rằng: "Mỹ muốn được các nước láng giềng và đồng minh ủng hộ trong ngoại giao... Một số nước cho rằng, Australia cần đẩy mạnh và tích cực hơn trong việc ủng hộ Mỹ".

Bà Hương nhấn mạnh, việc ủng hộ Mỹ phù hợp với sự phản đối lâu nay của Australia đối với các yêu sách của Trung Quốc. Trở lại năm 2016, Chính phủ Liên bang đã ủng hộ tòa án quốc tế ra phán quyết đứng về phía Philippines chống lại tuyên bố của Trung Quốc, rằng nước này có các tuyên bố chủ quyền lịch sử và kinh tế đối với phần lớn khu vực Biển Đông.

Đặc biệt, thời gian gần đây, quan hệ Australia-Trung Quốc đã bị “đóng băng” do Canberra thúc đẩy một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của đại dịch Covid-19, các tranh chấp thương mại song phương và đàn áp an ninh ở Hong Kong.

Trước đây, mặc dù Australia đã tổ chức riêng các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông, song không theo Mỹ tổ chức các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) bao gồm điều các lực lượng hải quân đi qua vùng biển này. Bà Hương cho rằng, vấn đề này bây giờ có thể được xem xét lại, do "chúng ta đang ở trong một thời điểm căng thẳng và quân sự hóa hơn".

Tin thế giới ngày 14/7: Mỹ-Trung Quốc 'khẩu chiến' về Biển Đông, đụng độ Armenia-Azerbaijan, nổ bom ở Syria, Ai Cập sẽ tham chiến Libya?

Tin thế giới ngày 14/7: Mỹ-Trung Quốc 'khẩu chiến' về Biển Đông, đụng độ Armenia-Azerbaijan, nổ bom ở Syria, Ai Cập sẽ tham chiến Libya?

TGVN. 'Khẩu chiến' Mỹ-Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, xung đột Armenia-Azerbaijan, nổ bom ở Syria nhằm vào binh sỹ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, tình ...

Đại sứ Mỹ: Washington tập trung chú ý vào Biển Đông 'đề phòng' Trung Quốc

Đại sứ Mỹ: Washington tập trung chú ý vào Biển Đông 'đề phòng' Trung Quốc

TGVN. Trả lời lời phỏng vấn tờ Bangkok Post, Đại sứ Mỹ tại Thái Lan Michael DeSombre cho biết Washington đang tập trung chú ý ...

Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản: Trung Quốc hành động đơn phương cưỡng ép ở Biển Đông

Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản: Trung Quốc hành động đơn phương cưỡng ép ở Biển Đông

TGVN. Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa công bố Sách Trắng Quốc phòng năm 2020 dày 597 trang với 4 phần: môi trường an ninh xung quanh, ...

(theo Nikkei, Nine)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Thượng nghị sĩ Mỹ lên tiếng bày tỏ nghi ngờ về việc liệu chính quyền Tổng thống Joe Biden có đánh giá đúng Israel tuân thủ luật phát quốc tế ...
Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Lần đầu tiên Carnaval Hạ Long tổ chức biểu diễn, diễu hành trên biển và trên bờ cát Vịnh Hạ Long với màn biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn.
Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước vượt mốc lịch sử, vàng thế giới có khả năng giảm sâu - đừng bỏ lỡ 'món hời'?

Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước vượt mốc lịch sử, vàng thế giới có khả năng giảm sâu - đừng bỏ lỡ 'món hời'?

Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước tăng đột biến, vàng thế giới bất ngờ điều chỉnh - chộp ngay lấy cơ hội mua vào?
Giá tiêu hôm nay 29/4/2024, nối dài đà tăng, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024, nối dài đà tăng, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Mỹ đối mặt với 'núi' nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, dự kiến chạm mốc 134% GDP vào năm 2029

Mỹ đối mặt với 'núi' nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, dự kiến chạm mốc 134% GDP vào năm 2029

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro và dự kiến sẽ ...
Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận tình thế của Kiev trên tiền tuyến đã xấu đi và Nga đã đạt được một số thắng lợi ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động