Theo đó, Ủy ban Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) và tập đoàn sản xuất vũ khí Raytheon (Mỹ) đang thử nghiệm và phát triển một biến thể mới của tên lửa SM-3 nhằm tối ưu hóa năng lực phát hiện và tiêu diệt các mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ trên tầng khí quyển.
Tên lửa đánh chặn mới SM-3IIA là một biến thể của tên lửa SM-3 đang được trang bị cho Hải quân Mỹ. (Nguồn: Raytheon) |
Trong một tuyên bố từ các quan chức MDA, loại tên lửa mới - được gọi là SM-3IIA, dự kiến sẽ được bắn từ một cơ sở phòng thử tên lửa trên đất liền được Lầu Năm góc đặt tại Ba Lan năm 2018.
Tên lửa SM-3 trước đó được triển khai trên các tàu Hải quân Mỹ với nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ngay giữa quá trình bay trên tầng khí quyển Trái Đất của chúng.
Việc triển khai tên lửa ở Ba Lan là một phần quan trọng của chương chình phòng thủ tên lửa trên bờ - Aegis Ashore, được Lầu Năm góc triển khai ở châu Âu nhằm tận dụng công nghệ phòng thủ tên lửa tấn công mặt đất của hệ thống phát hiện tên lửa trên biển - Aegis Radar, vốn đang được triển khai trên các tàu chiến Mỹ.
Bản kế hoạch phát triển các lớp tên lửa đánh chặn thuộc lớp SM-3 được MDA công bố. (Nguồn: MDA) |
Theo chương trình Tiếp cận châu Âu Thích ứng Từng giai đoạn (EPAA) của chính phủ Tổng thống Barack Obama, hệ thống Aegis trên bờ đã được triển khai ở Romania vào năm 2015.
Mỹ và các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mong muốn có thể thiết kế một hệ thống phòng thủ tên lửa rộng nhất có thể cho châu Âu. Nguồn tin từ Raytheon cho biết, các cơ sở đánh chặn tên lửa trên đất liền ở Romania và Ba Lan có thể được triển khai các tên lửa biến thể của SM-3 với các tính năng hiệu quả hơn như SM-3IIA hoặc biến thể nhỏ hơn như SM-3IB.
Theo kế hoạch, các cuộc thử nghiệm tên lửa mới sẽ bắt đầu vào nửa sau của năm 2016 và việc sản xuất tên lửa SM-3IIA. Tháng 12/2015, tập đoàn Raytheon đã tiếp nhận hợp đồng sản xuất tên lửa SM-3IIA trị giá 543 triệu USD từ Lầu Năm góc. Một nửa công việc chế tạo các chi tiết tên lửa được các đối tác Nhật Bản hỗ trợ, sau đó tất cả các tên lửa SM-3IIA sẽ được Raytheon ráp lại.