TIN LIÊN QUAN | |
Hội nghị thường niên WHO: Những đồng thuận 'mạnh tay' về Covid-19 và mâu thuẫn Mỹ-Trung | |
Cuộc ‘so găng’ Mỹ - Trung Quốc sẽ đi đến đâu? |
Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. (Nguồn: CNN) |
Chiến tranh lạnh về công nghệ?
Báo chí Đài Loan (Trung Quốc) ngày 19/5 đưa loạt bài về hiệu ứng từ việc Mỹ ngăn chặn "gã khổng lồ" công nghệ Huawei cho biết, ngày 15/5, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố cấm bất cứ nhà sản xuất chíp nào sử dụng thiết bị hoặc kỹ thuật Mỹ cung cấp hàng cho Huawei mà chưa được Washington cho phép. Với lệnh cấm này, còn được giới bán dẫn thường gọi là “nguyên tắc vi lượng”, Đài Tích Điện (TSMC) và các nhà chế tạo chíp khác buộc phải cắt cung ứng cho Huawei (98% chíp dùng trong điện thoại cầm tay của Huawei do TSMC gia công), trừ phi được Bộ Thương mại Mỹ cho phép.
TSMC đang hợp tác với luật sư Mỹ tiến hành phân tích pháp lý xem xét toàn diện việc giải thích quy định của lệnh cấm này. Chuyên gia trong giới cho rằng, TSMC hầu như không thể chuyển sang sử dụng thiết bị khác ngoài hệ Mỹ để lách lệnh cấm này. Ngày 18/5, cổ phiếu phổ thông của TSMC đã giảm 2,7%.
Trang Bloomberg ngày 18/5 đưa tin, TSMC bị cuốn vào cạnh tranh Mỹ-Trung, e rằng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sản nghiệp khoa học kỹ thuật. Nhà chế tạo chíp TSMC vốn rất "thấp giọng" này bị kẹt giữa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, trở thành tài sản lớn tranh đoạt giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trang Nikkei Asian Review thì cho biết, TSMC đã dừng tiếp nhận đơn hàng mới từ Huawei, đáp lại lệnh cấm của Bộ Thương mại Mỹ; tuy nhiên đơn hàng đang sản xuất hoặc tiếp nhận trước khi có lệnh cấm, chỉ cần xuất hàng trước trung tuần tháng 9 năm nay thì vẫn sẽ tiếp tục sản xuất, cung ứng.
Về phía Huawei, ngày 18/5, theo trang Financial Times, Huawei cho rằng, các lệnh trừng phạt mới của Mỹ sẽ đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, các nhà điều hành và phân tích cũng dự đoán động thái của Washington cắt đứt nguồn cung chip máy tính của Huawei sẽ có tác động rộng lớn hơn đến chuỗi cung ứng công nghệ.
Tin liên quan |
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cơn bão xung đột Mỹ-Trung sắp 'gõ cửa' |
Một lãnh đạo doanh nghiệp chip máy tính Đài Loan (Trung Quốc) cho hay, việc Huawei lần đầu tiên bị đưa vào danh sách đen hồi tháng 5 năm ngoái là một tín hiệu chính trị mạnh nhưng hiệu quả lại hạn chế. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Mỹ đã có một năm để "mài dao". Các quy tắc mới sẽ tạo ra một sự khác biệt thực sự.
Chris Hsu, một nhà phân tích tại Trendforce, công ty nghiên cứu công nghệ nhận thấy, sẽ khó để tìm bất cứ nhà máy trên thế giới tránh được tác động của việc này. Các nhà phân tích tin rằng, lệnh cấm vận sẽ triệt tiêu sự phát triển của HiSilicon, công ty sản xuất bán dẫn cho Huawei và là công ty thiết kế chip lớn nhất Trung Quốc.
Phó chủ tịch CCS Insight Geoff Blaber đưa ra quan điểm, ngày càng có nhiều lo ngại đây không chỉ là một sự trả đũa giữa Mỹ và Trung Quốc, mà đang trở thành cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ.
Cái giá phải trả sẽ rất đắt
Bình luận về những biện pháp trừng phạt Trung Quốc của Mỹ, trang South China Morning Post đưa ra phân tích, Mỹ áp dụng 4 “đòn” đánh Trung Quốc, gồm: thương mại, tiền tệ, công nghệ và vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên, dù sử dụng biện pháp nào thì cái giá mà Mỹ phải trả đều rất đắt.
Thứ nhất, về thương mại, Mỹ tiếp tục đánh thuế lên hàng hóa của Trung Quốc. Hành động này làm nền kinh tế Mỹ chịu nhiều tổn thất.
Thứ hai, về tiền tệ, các quan chức cao cấp của Nhà Trắng đã thảo luận về việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc xoá khoản nợ 1,1 nghìn tỷ USD để bồi thường cho thiệt hại do Covid-19. Tuy nhiên, điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho tình hình tín dụng của Mỹ, đe dọa vai trò dự trữ tiền tệ của đồng USD. Ngược lại, đối với Trung Quốc, đây là cái giá quá thấp.
Thứ ba, về công nghệ, Mỹ hạn chế chuyển nhượng công nghệ cho Trung Quốc. Điều này chắc chắn gây tổn hại cho lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển của Trung Quốc xét về lâu dài.
Thứ tư, về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan, thậm chí công khai cổ xúy Đài Loan độc lập. Từ khi Tổng thống Nixon lần đầu tiên thăm Trung Quốc vào năm 1972, Mỹ luôn duy trì chính sách “mơ hồ về chiến lược” trong vấn đề Đài Loan. Điều này ngăn chặn có hiệu quả sự gây hấn giữa Đài Loan (Trung Quốc) và Đại lục. Nếu Chính quyền Tổng thống Trump muốn thay đổi chính sách này, sẽ gia tăng rủi ro xung đột vũ trang tại eo biển Đài Loan (Trung Quốc). Đến lúc đó, liệu Mỹ có sử dụng quân đội để bảo vệ Đài Loan hay không?
Tin liên quan |
Về phía Trung Quốc, nước này dự kiến sẽ thúc đẩy các công ty của mình niêm yết lên sàn giao dịch London (LSE) nhằm thay thế nguồn gây quỹ nước ngoài chính là Mỹ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Wu Kan, nhà quản lý đầu tư tại công ty chứng khoán Soochow nhận định, việc cho phép các công ty Trung Quốc bán cổ phiếu ở London có thể được xem như việc Trung Quốc đẩy mạnh mở cửa thị trường vốn của mình. Tuy nhiên, so với các sàn New York và NASDAQ thì sàn chứng khoán London còn thua kém về quy mô, khả năng thanh khoản và sự tiện nghi trong giao dịch; vì vậy, khó có thể khẳng định liệu chiến lược này có thành công hay không.
Wang Zheng, Giám đốc đầu tư tại công ty Quản lý đầu tư Jingxi thì cho rằng, hầu hết các công ty có tên tuổi trong lĩnh vực công nghệ cao đều không niêm yết trên sàn London để tạo ra sự quan tâm từ các nhà đầu tư, đa phần các công ty ở đó đều là các ngành công nghiệp truyền thống; mặt khác, các hãng công nghệ cao của Trung Quốc sẵn sàng đến Mỹ, nơi họ được hưởng mức định giá cao hơn.
Tuy căng thẳng Mỹ-Trung giúp sàn giao dịch LSE có lợi thế trong việc thu hút các công ty Trung Quốc, nhưng thị trường này đồng thời cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày một gay gắt từ Hong Kong (Trung Quốc), nơi đã sửa đổi các quy tắc niêm yết để thu hút các công ty công nghệ và hiện đang cân nhắc cắt giảm khoản thời gian từ khi đăng ký phát hành công khai lần đầu (IPO) cho tới khi bắt đầu giao dịch.
Mỹ - Trung Quốc: Cuộc khẩu chiến mới TGVN. Có thể đã có hy vọng đại dịch sẽ đưa thế giới lại gần nhau hơn, nhưng thực tế Covid-19 khiến mâu thuẫn thêm ... |
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Chiến tranh lạnh mới? TGVN. Đại dịch Covid-19 tác động thế nào đến cạnh tranh chiến lược vốn đã gay gắt giữa Mỹ - Trung Quốc? Giới chuyên gia, ... |
Thương chiến Mỹ - Trung và cạnh tranh nước lớn TGVN. Nếu như sự trỗi dậy của Trung Quốc lâu nay được xem như diễn biến quan trọng nhất trong thời kỳ hậu Chiến tranh ... |