TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ liệt Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, Bắc Kinh ngừng mua nông sản của Washington | |
Thương mại Mỹ - Trung: Tranh cãi việc Trung Quốc tuân thủ cam kết mua nông sản Mỹ |
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu rơi vào ‘‘một vũng lầy’’ không lối thoát… (Nguồn: Asiantimes) |
Ngày 5/8, Trung Quốc đã cho phép đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá 2%, xuống ngưỡng trên 7 NDT đổi được 1 USD, mức yếu nhất của đồng nội tệ Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ sau động thái trên.
Về phía Trung Quốc, Bộ Thương mại cho biết, các doanh nghiệp của nước này đã ngừng mua nông sản của Mỹ và vì thế Bắc Kinh sẽ không loại trừ việc áp đặt thuế nhập khẩu đối với nông sản của Washington đã được đặt mua sau ngày 3/8.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, ‘‘mặt trận mới’’ trong cuộc chiến thương mại bắt đầu trở nên đáng sợ. Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu tăng lên do sự bùng nổ của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sau sự "trả đũa ăn miếng trả miếng" của cả hai quốc gia.
Nông dân Mỹ ‘‘dính đạn’’
Các mức thuế mới, dự kiến có hiệu lực vào ngày 1/9 sẽ tác động đến tất cả các mặt hàng. Hơn tất cả các đợt thuế quan trước đây, đợt thuế mới này “đánh” trực tiếp vào các hộ gia đình Mỹ. Phòng Thương mại Mỹ đã cảnh báo vào tuần trước rằng, những mức thuế mới này sẽ chỉ gây ra “nỗi đau lớn hơn” cho các doanh nghiệp, nông dân, công nhân và người tiêu dùng Mỹ.
Nhóm đại diện các ngành nông nghiệp Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ tạm dừng nhập khẩu nông nghiệp Mỹ, báo hiệu họ đang mất kiên nhẫn với cuộc chiến thương mại leo thang của Tổng thống Donald Trump.
Zippy Duvall, Chủ tịch Liên hiệp Nông trại Mỹ, tổ chức trang trại có ảnh hưởng lớn nhất quốc gia này đã gọi động thái này là một “cú đánh” đối với hàng ngàn nông dân và chủ trang trại Mỹ.
Ông Zippy Duvall cho biết, cuộc chiến thuế quan đang diễn ra ở thời điểm ‘‘tăm tối’’ của nền nông nghiệp Mỹ. Xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 1,3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019. ‘‘Thị trường nông nghiệp Mỹ đã giảm từ 19,5 tỷ USD năm 2017 xuống 9,1 tỷ USD trong năm 2018’’, ông Du Duall nói.
Roger Johnson, Chủ tịch Hiệp hội nông nghiệp Mỹ, nhóm nông dân lớn thứ hai nước Mỹ cho biết, chiến lược leo thang liên tục của cuộc chiến thương mại đã khiến diễn biến ngành nông nghiệp Mỹ ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Chính quyền Tổng thống Trump đã cố gắng giảm bớt thiệt hại tài chính của cuộc chiến thương mại đối với nông dân Mỹ bằng cách đưa ra các gói viện trợ thương mại 12 tỷ USD vào năm 2018 và 16 tỷ USD vào năm 2019.
Tuy nhiên, những diễn biến mới nhất về biện pháp "trả đũa ăn miếng trả miếng” giữa Washington và Bắc Kinh đã khiến các nhà phân tích ‘‘bi quan sâu sắc’’. Bất kỳ giải pháp ngắn hạn nào trong cuộc chiến thương mại này đều khó có thể mang đến triển vọng tươi sáng cho cuộc chiến kéo dài gây thiệt hại cho cả hai bên.
Mỹ - Trung đang hướng tới một cuộc chiến tiền tệ? (Nguồn: CNN) |
Bùng nổ cuộc chiến tiền tệ?
Về việc Trung Quốc đã cho phép đồng NDT mất giá 2%, xuống ngưỡng trên 7 NDT đổi được 1 USD, Chris Krueger, nhà phân tích chính sách cao cấp tại Nhóm nghiên cứu Cowen Washington nhận định, nếu xét trên thang điểm từ 1 đến 10, thì biện pháp trả đũa này của Trung Quốc ở mức thứ 11. "Động thái này cho thấy Bắc Kinh đang tiến hành một cuộc chiến thương mại dài hơi. Các quan chức Trung Quốc không còn cố gắng né tránh cơn thịnh nộ của Tổng thống Trump", ông Chris Krueger nói.
Theo Michael Hirson, người đứng đầu tập đoàn Eurasia của Trung Quốc và Đông Bắc Á, Bắc Kinh đang ngày càng không tin tưởng về khả năng chấm dứt sự leo thang của căng thẳng thương mại với Washington. "Động thái cho phép tiền tệ mất giá 2% của Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại, một cuộc chiến tiền tệ sắp bùng nổ, nơi các nước lớn đua nhau phá giá đồng tiền của họ", ông Michael Hirson bày tỏ.
Tuy nhiên, ông Michael Hirson cho biết, Trung Quốc "không vũ khí hóa tiền tệ". Thay vào đó, ông cho rằng, các quan chức ở Bắc Kinh đang cố gắng khiến các nhà đầu tư hoảng loạn, gây bất ổn thị trường tài chính và thu hút làn sóng vốn đầu tư nước ngoài đến Bắc Kinh.
“Chiêu mới” của Tổng thống Trump hay vấn đề của WTO TGVN. Giữa thương chiến chưa có dấu hiệu dừng lại, Mỹ liên tục hối thúc WTO "chặt đứt" điểm tựa của Trung Quốc cònTổng thống ... |
Thuế quan ‘‘giáng đòn mạnh’’ vào niềm tin kinh doanh
Ngoài tác động trực tiếp của thuế quan, sự leo thang trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ “giáng đòn mạnh” vào niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ.
Cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm, với những diễn biến khó lường đã khiến giám đốc điều hành các doanh nghiệp khó lập kế hoạch cho tương lai. Thay vì thuê nhân công hay mở nhà máy mới, nhiều doanh nghiệp, công ty có thể quyết định “đứng yên chờ bão tan”.
"Tuyên bố mới về thuế quan của ông Trump nguy hiểm hơn bao giờ hết đối với niềm tin kinh doanh của chúng tôi", Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư của Bleakley Advisory Group (Mỹ) nói.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN Business, ông Peter Boockvar lập luận rằng, điều duy nhất khiến Mỹ thoát khỏi suy thoái là sức mạnh của chi tiêu cho tiêu dùng. "Tuy nhiên, thuế quan sẽ làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Nếu mức thuế quan mới của ông Trump có hiệu lực, khoảng 50% khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ bị suy thoái’’, Giám đốc đầu tư của Bleakley Advisory Group dự đoán.
Theo ông Peter Boockvar, thuế quan của Tổng thống Trump sẽ tác động đến một loạt các sản phẩm tiêu dùng của Mỹ. Điều này nhiều khả năng dẫn đến việc các công ty sẽ tăng giá sản phẩm để đảm bảo việc kinh doanh của mình. Các mặt hàng có thể bị ảnh hưởng bao gồm may mặc, giày dép và đồ điện tử như điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng…
Cuộc chiến không lối thoát
Có thể thấy, bằng cách nhân đôi các biện pháp ‘‘trả đũa’’ chưa mang lại bất kỳ kết quả có ý nghĩa nào, Mỹ và Trung Quốc dường như đã ‘‘nhắm’’ đến một cuộc chiến kéo dài, đưa cuộc chiến thương mại vào thế "không lối thoát". Các nhà kinh tế của Morgan Stanley, một ngân hàng đầu tư có trụ sở chính tại Mỹ cho biết trong một nghiên cứu rằng, nếu mức thuế quan cao hơn của Mỹ chính thức có hiệu lực và sự trả đũa của Trung Quốc kéo dài trong bốn đến sáu tháng, nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái.
Trung Quốc đã nhiều lần gửi tín hiệu rằng, họ tự tin có thể vượt qua mọi cuộc tấn công của ông Trump. Chris Johnson, nhà phân tích của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ cũng khẳng định, Trung Quốc có thể “sống sót” trong suy thoái kinh tế liên quan đến thương mại.
Về phía Mỹ, các trợ lý của ông Trump khẳng định, vẫn còn quá sớm để tuyên bố thất bại thuộc về Mỹ hay Trung Quốc. "Điều tốt nhất ở thời điểm hiện tại là tiếp tục đàm phán và không bị cuốn vào sự cường điệu", cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro nói với Fox News.
Nguyên Đại sứ Mỹ: Không thể có thỏa thuận Mỹ - Trung trong năm nay TGVN. “Căng thẳng không ngừng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã hạn chế cơ hội mà hai bên có thể đạt được một thỏa ... |
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Thành ý hay tiếp tục thăm dò khả năng chịu đựng TGVN. Trung Quốc và Mỹ đã trải qua xung đột, đọ sức trong lĩnh vực thương mại và cũng không ngừng thăm dò về giới ... |
Nếu Washington muốn gây chiến về thương mại, Bắc Kinh sẽ sẵn sàng đáp trả TGVN. Tân Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) Trương Quân ngày 2/8 khẳng định, nếu Mỹ muốn gây chiến với Trung Quốc ... |