Mỹ trừng phạt Nga: Tác dụng phụ nguy hiểm hơn đòn chính, Washington liệu có thể mạnh tay?

Minh Anh
Sự đe dọa của Mỹ về khả năng “bóp nghẹt” nền kinh tế Nga vẫn là một chiến thuật đem lại những hiệu quả mơ hồ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ trừng phạt Nga: Tác dụng phụ nguy hiểm hơn đòn chính. (Nguồn: Reuters)
Mỹ trừng phạt Nga: Tác dụng phụ nguy hiểm hơn đòn chính. Trong ảnh: Một giàn khoan ở mỏ dầu Yarakta của Nga. (Nguồn: Reuters)

Tại sao nhiều thất bại hơn thành công?

Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ dành cho Nga, chẳng hạn như nhằm vào việc cắt giảm xuất khẩu dầu của Moscow, có tác dụng phụ đôi khi “nguy hiểm” chẳng kém mục tiêu chính - gây tổn hại cho các đồng minh châu Âu. Đó thật sự là một gói công cụ hạn chế.

Khi các binh sĩ Nga tiến vào Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea (năm 2014), chính quyền Tổng thống Obama đã ra hàng loạt đòn trừng phạt kinh tế, từ đóng băng tài sản, cấm làm ăn với công ty Mỹ và cấm nhập cảnh Mỹ..., sau cùng là áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hàng trăm quan chức và doanh nghiệp Nga, đồng thời hạn chế đầu tư và thương mại trong các lĩnh vực quan trọng của quốc gia này, như tài chính, dầu mỏ và quân sự.

Giờ đây, với việc quân đội Nga được cho là đang tập trung đông đảo ở biên giới với Ukraine, Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng tiết lộ rằng, Tổng thống Biden đã nhìn thẳng vào mắt Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp trực tuyến mới đây và nói với ông ấy rằng, “những điều chúng tôi đã không làm trong năm 2014, chúng tôi đã chuẩn bị phải làm bây giờ”.

Tuy nhiên, liệu các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt hơn từ Mỹ có đủ thuyết phục Nga đứng ngoài vấn đề với Ukraine hay không?

Trong lịch sử, các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga có một “thành tích hỗn hợp”, với nhiều thất bại hơn là thành công. Và đôi khi, những hành động có thể gây thiệt hại lớn nhất cho nền kinh tế Nga - như cố gắng chặn đứng đường xuất khẩu dầu – thì tức là cũng gây khó khăn thậm chí có phần lớn hơn cho các đồng minh của Mỹ ở châu Âu.

Theo Jeffrey Schott, một thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, người đã dành nhiều thập niên nghiên cứu về vấn đề này: “Chúng tôi đã chứng kiến điều này lặp đi lặp lại, các biện pháp trừng phạt gặp khó khăn trong việc thực sự cưỡng chế thành công các chính sách lớn và buộc nó phải thay đổi”.

“Cơ hội đạt được thành công phải đi kèm các điều kiện, một là quốc gia có đòn bẩy kinh tế đáng kể so với quốc gia kia và hai là, mục tiêu của chính sách bị hạn chế”, ông Schott phân tích - nhưng cả hai điều kiện đó đều không thực sự đầy đủ và khó để áp dụng được trong trường hợp này.

Chính Tổng thống Putin đã nói rõ rằng, ông coi các động thái của Nga ở Ukraine là vấn đề an ninh quốc gia. Và bên ngoài ngành công nghiệp dầu mỏ, thì thương mại quốc tế và đầu tư của Nga đều đã bị hạn chế, đặc biệt là ở Mỹ.

Với sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, các quan chức chính quyền Mỹ đã liệt kê một loạt phương án bao gồm, trừng phạt tài chính những người ủng hộ thân cận nhất của ông Putin, chặn việc chuyển đổi đồng Ruble thành USD và gây sức ép buộc Đức ngăn dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) ngay khi nó chuẩn bị hoạt động.

Về cơ bản, các công đoạn cuối cùng của Dự án Nord Stream 2 đã hoàn thành, nhưng nó đang phải chờ cơ quan quản lý năng lượng của Đức phê duyệt, trước khi có thể bắt đầu hoạt động.

Giờ đây, bất kỳ yêu cầu nào từ Washington đều được cho sẽ dẫn đến những thay đổi ở Berlin. Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz và nội các mới của ông vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố dứt khoát nào về Dự án dẫn khí đốt nhạy cảm và không kém phần quan trọng này.

Tuy nhiên, dự trữ khí đốt ở châu Âu hiện đang ở mức thấp bất thường và có những lo lắng về tình trạng thiếu hụt, giá tăng cao khi mùa Đông đã đến rất gần.

Nga hiện là nhà cung cấp hơn một phần ba lượng khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream hiện có và bị cáo buộc thường cố tình hạn chế nguồn cung, như một cách gây sức ép buộc Đức phải phê duyệt Dự án Nord Stream 2.

Washington có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng hơn đối với các công ty và ngân hàng cụ thể ở Nga, nhằm can thiệp mạnh tay hơn vào dòng vốn đầu tư, cũng như quá trình sản xuất năng lượng. Nhưng giá phải trả cho lệnh trừng phạt khắt khe đối với một nhà cung cấp khí đốt tự nhiên khổng lồ như Gazprom, là Nga có thể trả đũa bằng cách cắt giảm việc giao hàng cho châu Âu.

Chuyên gia Jeffrey Schott nhận định, “động thái đó sẽ làm tổn thương Nga rất nhiều, nhưng cũng làm tổn thương châu Âu không kém".

Về việc gia tăng áp lực đối với Nga, theo gợi ý của Giám đốc chương trình Nga-Âu-Á tại tổ chức tư vấn Chatham House - James Nixey, việc siết chặt tài chính của các nhà tài phiệt đứng sau trợ giúp ông Putin duy trì quyền lực có thể là một cách gây ra nhiều áp lực có mục tiêu hơn.

Giới quan sát cho rằng, Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) mới đây đều nói đến việc sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Nhưng thực ra, tất cả đều đang "chơi trò chơi phỏng đoán" để theo đuổi các mục tiêu chính sách của mình.

Nga đang triển khai quân đội ở biên giới và đồng thời kiên quyết đảm bảo rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO, trong khi phương Tây cảnh báo sẽ có những hậu quả kinh tế đau đớn nếu một cuộc xâm lược xảy ra.

Mỹ vẫn còn “đòn” đặc biệt?

Tuy nhiên, vẫn còn một đòn tấn công quan trọng mà phương Tây "giấu trong tay áo"? Đây là biện pháp cực đoan nhất - loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế được gọi là SWIFT - để chuyển tiền đi khắp thế giới, như đã từng làm đối với Iran. Năm 2019, Thủ tướng Nga lúc bấy giờ là Dmitri A. Medvedev đã gọi mối đe dọa như vậy như “một lời tuyên chiến”.

Bà Maria Shagina, chuyên gia về lệnh trừng phạt của Trung tâm Carnegie Moscow đã ra một báo cáo kết luận rằng, một động thái như vậy sẽ tàn phá Nga, ít nhất là trong ngắn hạn: “Việc chặn Nga khỏi SWIFT sẽ chấm dứt tất cả các giao dịch quốc tế, kích hoạt sự biến động tiền tệ và khiến các dòng vốn lớn chảy ra khỏi nước Nga”.

Xem xét lại trường hợp của Iran, Mỹ từng gây sức ép buộc SWIFT ngắt kết nối với các ngân hàng Iran. Hậu quả là Tehran mất gần phân nửa doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ và 1/3 kim ngạch ngoại thương.

Theo bà Shagina, ảnh hưởng xảy ra cho kinh tế Nga cũng sẽ "tương đương", bởi hơn 1/3 doanh thu liên bang của nước này phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, khí tự nhiên.

Hệ thống SWIFT có trụ sở tại Bỉ, xử lý các khoản thanh toán quốc tế giữa hàng nghìn ngân hàng tại hơn 200 quốc gia.

Để đối phó đòn tấn công này, từ năm 2014, Nga đã từng bước bảo vệ hệ thống tài chính nội địa, nhằm giảm bớt mối đe dọa bằng cách phát triển hệ thống riêng để xử lý các giao dịch thẻ tín dụng nội địa. Nhưng đó lại là một biện pháp khác, cũng sẽ ảnh hưởng đến các nước châu Âu nhiều hơn Mỹ, vì họ đang làm ăn nhiều hơn với Nga.

Một số nhà phân tích kinh tế và chính trị đã nói, hạn chế quyền truy cập vào SWIFT sẽ là biện pháp cuối cùng được dùng đến. Arie W. Kruglanski, Giáo sư tâm lý học tại Đại học Maryland, cho rằng, khi đánh giá tác động của các lệnh trừng phạt, các nhà kinh tế thường bỏ qua khía cạnh tâm lý cốt yếu.

"Các biện pháp trừng phạt có thể phát huy tác dụng khi các nhà lãnh đạo quan tâm đến vấn đề kinh tế hơn bất kỳ điều gì khác”, nhưng ông Kruglanski không nghĩ rằng, nhà lãnh đạo Nga rơi vào trường hợp đó. Bởi theo ông, những người theo chủ nghĩa chuyên chế mạnh mẽ như ông Putin thường có con đường riêng, trong đó, các mối đe dọa nhiều khả năng làm gia tăng sự phản đối, hơn là khuyến khích sự thỏa hiệp.

Nhìn nhận về các đòn trừng phạt Nga liên quan đến Ukraine, chuyên gia Nixey của Chatham House cũng cho rằng, tác động không đáng kể.

“Rất nhiều điều mà người Nga đã học được để sống chung với các lệnh trừng phạt, một phần là do việc triển khai thường chậm chạp hoặc kém hiệu quả và quan trọng là các tác động lên nền kinh tế Nga có thể kiểm soát được”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, thành công có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo như ông Nixey, các biện pháp trừng phạt hồi năm 2014 rất có thể đã ngăn Điện Kremlin can thiệp quân sự thêm vào Ukraine. Nó chắc chắn không thể buộc Nga đảo ngược việc sáp nhập Crimea, nhưng có thể đã thuyết phục ông Putin không sử dụng các động thái quyết đoán hơn - ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.

Giá vàng hôm nay 18/12, Giá vàng vượt ngưỡng 1.800 USD, cơ hội tạo bất ngờ hay 'cơn gió độc'?

Giá vàng hôm nay 18/12, Giá vàng vượt ngưỡng 1.800 USD, cơ hội tạo bất ngờ hay 'cơn gió độc'?

Tâm lý tăng giá mới xuất hiện trên thị trường khi giá vàng được đẩy trở lại trên 1.800 USD ngay cả sau khi Fed ...

Giá cà phê hôm nay 18/12, Giá trung bình tháng cao nhất 10 năm, triển vọng tiêu thụ hết lạc quan

Giá cà phê hôm nay 18/12, Giá trung bình tháng cao nhất 10 năm, triển vọng tiêu thụ hết lạc quan

Giá cà phê thế giới trong tháng 11 tiếp tục tăng 7,5% so với tháng trước và tăng 77,9% so với cùng kỳ năm 2020, ...

(theo AP, NYTimes)

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ ...
XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp xổ số miền Trung 19/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Giúp Bayern 'hất cẳng' Arsenal, Thomas Tuchel đi vào lịch sử Cúp C1

Sau khi giúp Bayern Munich loại Arsenal ở vòng tứ kết, HLV Thomas Tuchel cán mốc đặc biệt trong lịch sử Cúp C1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh đông đảo cán bộ, công nhân vẫn làm việc miệt mài trên công trường dự án ngay trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Ngày 17/4, Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới & Đề án thí điểm OCOP du lịch.
Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu giảm hơn 3%, chịu áp lực bởi tồn kho thương mại của Mỹ tăng, kinh tế Trung Quốc.
Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 92.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động