TIN LIÊN QUAN | |
Hai tàu sân bay Mỹ đến biển Philippines tập trận | |
Thái độ mập mờ của Trung Quốc trước phán quyết của PCA |
Tập hợp đồng minh
Ngày 22/6, Mỹ cảnh báo Trung Quốc không nên tiến hành thêm các hành động “khiêu khích” sau phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài thường trực (PCA) theo Công ước luật Biển 1982 mà nhiều người dự đoán là sẽ bác bỏ hầu hết các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
PCA tổ chức phiên điều trần kín để nghe Philippines giải trình các luận điểm quanh vụ kiện Trung Quốc ngày 13/7/2015. (Nguồn: PCA ) |
Colin Willett, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, bày tỏ nghi ngờ về tuyên bố của Trung Quốc rằng có tới hàng chục quốc gia ủng hộ quan điểm của nước này trong vụ kiện Bắc Kinh mà Philippines đệ trình lên PCA và tuyên bố rằng Washington sẽ duy trì các cam kết quân sự của mình.
Trước đó, Trung Quốc đã liệt kê danh sách hơn 40 quốc gia mà họ nói là ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh về vụ kiện này. Tuy nhiên, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, chỉ có 8 quốc gia công khai ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, bao gồm các quốc gia không giáp biển như Niger và Afghanistan.
Bà Willett cho biết, Washington có “rất nhiều lựa chọn” để phản ứng trước bất kỳ hành động nào của Bắc Kinh ở một khu vực quan trọng với lợi ích của nước này. Bà nêu rõ, trong bối cảnh phán quyết của Tòa sẽ được đưa ra trong vài tuần tới, Mỹ đang cố gắng để tập hợp các đồng minh và đối tác có phần do dự trong khu vực để đảm bảo có được một mặt trận thống nhất.
Phép thử lòng tin
Cách Washington hành xử hậu phán quyết của tòa sẽ được nhiều người xem là phép thử lòng tin của các nước trong khu vực với Mỹ. Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ đã có sự hiện diện quân sự áp đảo tại châu Á - Thái Bình Dương. Phát biểu với hãng tin Reuters, bà Willett nói: “Nước Mỹ có các lợi ích quốc gia rất rõ ràng trong khu vực. Chúng ta có lợi trong việc duy trì các cam kết quân sự và quan hệ đối tác an ninh của chúng ta”.
Các quan chức Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc không nên tuyên bố thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông như những gì họ từng làm ở biển Hoa Đông năm 2013, đồng thời không nên tăng cường việc xây dựng và củng cố các căn cứ quân sự ở các đảo nhân tạo.
Ngoài sức ép ngoại giao, Mỹ có thể phản ứng bằng cách tăng cường hoạt động tuần tra của các tàu chiến Mỹ và các máy bay để đảm bảo “tự do hàng hải” cũng như gia tăng viện trợ quân sự cho các nước Đông Nam Á.
Bà Willett nói rằng, mặc dù hiện vẫn chưa rõ PCA sẽ ra phán quyết như thế nào, nhưng “việc tiến hành thêm các hành động khiêu khích sẽ không có lợi cho Trung Quốc” sau phán quyết.
Bà Willett nhấn mạnh quan điểm của Mỹ rằng phán quyết của tòa phải được tuân thủ. Bà từ chối tiết lộ cụ thể cách Mỹ sẽ phản ứng như thế nào nếu Bắc Kinh vẫn giữ tuyên bố phớt lờ phán quyết sắp tới.
Tuy nhiên, bà nói: “Tôi cho rằng đây là thời điểm thay đổi quan trọng, không chỉ đối với Mỹ, mà còn với toàn bộ khu vực”. Washington hy vọng Trung Quốc sẽ coi phán quyết này là “một cơ hội để tái khởi động các cuộc đàm phán thực sự với các nước láng giềng”.
Tàu sân bay John C. Stennis và Ronald Reagan hoạt động cùng nhau tại biển Philippines ngày 18/6. (Nguồn: Reuters) |
Trước đó, hôm 20/6, Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, cho biết việc Trung Quốc cải tạo đất quy mô lớn ở Biển Đông và việc quân sự hóa các đảo nhân tạo đã giúp nước này tăng cường khả năng ngăn chặn các nước khác đi lại tự do trên tuyến đường biển “nhộn nhịp” nhất thế giới.
Hai tàu sân bay Mỹ là John C. Stennis và Ronald Reagan đã tiến hành các cuộc tập trận chung hồi cuối tuần trước ở vùng biển phía Đông Philippines nhằm phô trương sức mạnh trước thềm phán quyết của PCA. Động thái kích động sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.
Philippines không đàm phán với Trung Quốc về Biển Đông 2 năm tới Thông tin trên được tờ Philippine Daily Inquirer đưa ra ngày 20/6. |
Việt Nam luôn khẳng định lập trường nhất quán về Biển Đông Việt Nam đã chuẩn bị gì khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) chuẩn bị ra phán quyết về vụ việc Philippines kiện yêu sách ... |
Phán quyết của PCA và quyết sách của tân Tổng thống Philippines Việc Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) ra phán quyết về tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines với Trung Quốc ... |