Mỹ vũ khí hóa đồng USD, 'cuộc chơi' của Nga với đồng NDT và cơ hội nào cho Trung Quốc?

Hải An
Trong bối cảnh xung đột ở Ukraine, phương Tây trừng phạt Nga, Mỹ vũ khí hóa USD, Trung Quốc có động lực để thúc đẩy Nhân dân tệ (NDT) trở thành đồng tiền được giao dịch rộng rãi hơn trong thương mại và cho vay toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
USD ‘độc tôn’ đang bị vũ khí hóa, cuộc chơi của Nga với đồng NDT và cơ hội nào cho Trung Quốc? (Nguồn: Reuters)
Nga và các nước khác bắt đầu sử dụng đồng NDT trong các giao dịch thậm chí không liên quan đến Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Trung Quốc đang đặt đồng NDT lên hàng đầu và vị trí trung tâm trong “cuộc chiến” chống lại ảnh hưởng “độc tôn” của Mỹ đối với tiền tệ toàn cầu. Trong năm qua, Bắc Kinh đã đạt được các thỏa thuận nhằm mở rộng việc sử dụng đồng NDT, trải dài từ Nga, Saudi Arabia đến Brazil và thậm chí cả Pháp.

Trong khi Mỹ vẫn là “bá chủ” tài chính của thế giới, những động thái trên đang giúp Trung Quốc tạo ra một vị trí lớn hơn cho mình trong hệ thống tài chính quốc tế. Việc này đến vào thời điểm các căng thẳng địa chính trị gia tăng và thương mại toàn cầu đang trở thành một “chiến trường” ngày càng sôi động.

Sự đối kháng đã bùng lên giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về các vấn đề từ thương mại đến TikTok hay bí quyết công nghệ. Các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga đã cho thấy Mỹ sẵn sàng vũ khí hóa đồng USD.

Trong bối cảnh này, Bắc Kinh đã làm được nhiều việc hơn để thúc đẩy đồng NDT như một đồng tiền quốc tế chủ chốt. Đây là phản ứng đối với vị thế đang thay đổi của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu khi nước này chấm dứt chính sách Zero Covid-19 với tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với trước đây và đang nỗ lực thúc đẩy thương mại tự do hơn trên toàn cầu. Đó cũng chính là động lực để Bắc Kinh tăng cường xây dựng đất nước, đặc biệt là đưa đồng NDT trở thành một cực thay thế trong tài chính, thương mại và cho vay quốc tế.

Ông Adrian Zuercher, Trưởng bộ phận phân bổ tài sản toàn cầu và đồng Trưởng bộ phận quản lý đầu tư toàn cầu cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại văn phòng UBS Global Wealth Management ở Hong Kong (Trung Quốc), cho biết: “Bắc Kinh đang nỗ lực để chứng minh rằng có một thế giới bên ngoài Mỹ và thế giới phương Tây”.

Theo ông Zuercher, Trung Quốc đang gửi một tín hiệu rất mạnh mẽ tới Mỹ rằng, về cơ bản, Bắc Kinh không cần Mỹ hay đồng tiền của Mỹ.

Việc sử dụng đồng NDT trong các hợp đồng cho mọi mặt hàng, từ dầu mỏ đến niken, đang tăng tốc, với tỷ trọng tài chính thương mại toàn cầu của đồng tiền này tăng gấp ba lần kể từ cuối năm 2019. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ trong các giao dịch toàn cầu trong bối cảnh NDT vẫn bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ.

Các biện pháp trừng phạt Moscow sau chiến dịch quân sự tại Ukraine (từ tháng 2/2022) đã làm gia tăng tốc độ sử dụng NDT. Việc sử dụng đồng nội tệ Trung Quốc trong thanh toán xuất khẩu của Nga đã tăng 32 lần chỉ trong năm ngoái.

Thúc đẩy sử dụng rộng rãi NDT

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện các bước để thúc đẩy danh tiếng của Bắc Kinh ở nước ngoài, ngay cả khi ông tập trung vào việc thực hiện cải cách và thúc đẩy tăng trưởng trong nước. Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông sau khi đất nước dỡ bỏ chính sách Zero Covid là tới các nhà cung cấp năng lượng chính, gồm Saudi Arabia và Nga.

Trong khi đó, chuyến công du Bắc Kinh của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đi kèm với một loạt thỏa thuận thương mại mới. Và Trung Quốc là trung gian hòa hoãn Iran-Saudi.

Tuy nhiên, với Mỹ, căng thẳng tăng lên gấp bội - từ vấn đề khinh khí cầu Trung Quốc bị cho là gián điệp, đến công nghệ bán dẫn.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (28/4-4/5): Vàng Nga ‘hạ cánh’ châu Á; ra lệnh cấm, EC vẫn Kinh tế thế giới nổi bật (28/4-4/5): Vàng Nga ‘hạ cánh’ châu Á; ra lệnh cấm, EC vẫn 'nương tay' với ngũ cốc Ukraine; EU chưa thoát phụ thuộc khí đốt

Các biện pháp trừng phạt Nga sau xung đột ở Ukraine đã mang lại cho Trung Quốc một cơ hội quan trọng để chứng minh sự cần thiết sử dụng đồng NDT. Nó cũng làm dấy lên mối lo ngại của một số quốc gia về việc bị lệ thuộc vào đồng USD và Euro, hai loại tiền tệ lớn nhất toàn cầu.

Bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế toàn cầu SWIFT, Nga đã sử dụng đồng NDT cho thương mại và giao dịch ngoại hối. Trong khi đó, Trung Quốc đã phát triển nền tảng thanh toán quốc tế của riêng mình, gọi là CIPS, hoàn toàn tách biệt với SWIFT. Các tổ chức ở Nga, hay thậm chí là Brazil, đều đã bắt đầu sử dụng nền tảng này của Trung Quốc.

Ông Victor Gao, Giáo sư tại Đại học Soochow, Phó Chủ tịch Trung tâm Think tank về Trung Quốc và toàn cầu hóa cho biết: “Trung Quốc sẵn sàng duy trì tăng trưởng trong khi mở ra những con đường mới giúp các quốc gia khác tự tin hơn trong việc sử dụng đồng NDT. Washington muốn làm rung chuyển con thuyền, thì Bắc Kinh sẽ cần phải thực hiện những sửa đổi cần thiết để đối phó những thách thức''.

Cuộc thử nghiệm của Nga

“Hạt giống” của việc Nga hướng tới đồng NDT đã được gieo vào năm 2014, khi nước này sáp nhập Crimea khiến Mỹ và các đồng minh đe dọa khả năng tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu của Moscow. Nhưng chính xung đột tại Ukraine đã khiến Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ toàn cầu hóa đồng NDT.

Tiết kiệm NDT chiếm 11% tổng số tiền gửi của Nga tính đến tháng 1/2023, so với con số 0 trước xung đột. NDT đã thay thế USD cũng như Euro để trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất từ St. Petersburg đến Vladivostok tại Nga.

Nga và các nước khác cũng đã bắt đầu sử dụng đồng NDT trong các giao dịch thậm chí không liên quan đến Trung Quốc. Ví dụ, tháng trước, Bangladesh đồng ý với Moscow trong giải quyết khoản thanh toán trị giá 300 triệu USD liên quan đến việc xây dựng một nhà máy hạt nhân gần Dhaka bằng đồng NDT.

Khi thu nhập từ dầu mỏ giúp tài chính công của Nga ổn định, quốc gia này thậm chí có thể đang tìm cách mua đồng NDT trong nỗ lực xây dựng lại dự trữ ngoại hối.

Tuy nhiên, vẫn có những giới hạn cho việc Moscow thử nghiệm sử dụng NDT. Nhà đầu tư lâu năm Mark Mobius nói, Điện Kremlin có rất ít sự lựa chọn và các dịch vụ tài chính của Trung Quốc đang phải vật lộn để cạnh tranh. Theo ông, nếu không có thị trường vốn sâu rộng hoặc tài khoản vốn mở, sẽ rất khó để chuyển tiền vào và ra khỏi đất nước.

Rào cản đối với NDT

Việc thiếu các thị trường tự do và sâu rộng là một trở ngại đối với Bắc Kinh. Ông Jim O'Neill, từng là nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs Group Inc., người đã đặt ra thuật ngữ BRIC hơn hai thập niên trước để nói về bốn thị trường mới nổi, cho biết, sẽ không thể có một đồng NDT toàn cầu “trừ khi Trung Quốc cho phép tự do hơn đối với tiền tệ và đầu tư ra bên ngoài cũng như trong nước".

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 7/4: Tỷ giá USD, Euro, AUD, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh... Đồng bạc xanh tăng trước ngày Lễ Phục Sinh
Ngay cả khi sự thống trị của đồng bạc xanh được cho là tương đối vững chắc trong nhiều năm tới, một số nhà quan sát suy đoán rằng, việc sử dụng USD đang trên đà suy giảm. (Nguồn: Reuters)

Có những hạn chế về việc sử dụng NDT trong các lĩnh vực như cho vay xuyên biên giới và đầu tư. Những hạn chế về sự đa dạng của các sản phẩm đầu tư dựa trên NDT cũng là những trở ngại lớn trong quá trình đưa đồng tiền này trở thành phương tiện được chấp nhận rộng rãi và có thể thay thế USD.

Ông Chen Xingdong, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại BNP Paribas SA Trung Quốc, cho biết: “Vẫn còn một chặng đường dài để Trung Quốc xây dựng ảnh hưởng toàn cầu của mình”.

Trong khi đó, chuyên gia Zuercher của UBS nhận định: “Có quá nhiều tiền xếp hàng từ Trung Quốc để ra nước ngoài và có thể có giới hạn về số tiền bên ngoài xếp hàng để quay trở lại. Kiểm soát dòng vốn vẫn cực kỳ quan trọng".

Theo dữ liệu từ SWIFT, NDT chỉ là loại tiền tệ phổ biến thứ năm cho các khoản thanh toán xuyên biên giới. Nếu không bao gồm các khoản thanh toán giữa các quốc gia dùng chung đồng Euro, NDT chỉ chiếm 1,7% thanh toán xuyên biên giới vào cuối tháng 3/2023, so với khoảng 50% đối với USD và 22% với đồng Euro.

Thống kê trên không bao gồm các giao dịch được thực hiện thông qua giải pháp thay thế CIPS của Trung Quốc, trong bối cảnh toàn bộ hệ thống này vẫn bị lấn át bởi nền tảng SWIFT.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ Bloomberg Intelligence và dựa trên dữ liệu của Cục Quản lý ngoại hối Trung Quốc, đối với những người dân ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này, gần đây, việc sử dụng đồng NDT trong các giao dịch quốc tế đã vượt qua USD.

Tỷ lệ thanh toán và biên lai thanh toán xuyên biên giới bằng đồng nội tệ đạt mức cao kỷ lục 48% vào cuối tháng 3, so với mức gần như bằng 0 vào năm 2010, trong khi tỷ lệ này ở USD giảm xuống 47%.

Ngay cả khi sự thống trị của đồng bạc xanh được cho là tương đối vững chắc trong nhiều năm tới, một số nhà quan sát suy đoán rằng, việc sử dụng USD đang trên đà suy giảm.

Nhà quản lý tiền tệ cấp cao Esther Law tại Amundi SA, cho biết, những hậu quả từ xung đột Nga-Ukraine đã khiến các quốc gia khác lo lắng về nguy cơ bị Mỹ trừng phạt.

Trong khi đó, ông Stephen Jen, đồng sáng lập của Eurizon SLJ Capital, cho biết: “Căng thẳng địa chính trị chỉ khiến việc thúc đẩy sử dụng NDT trở nên quan trọng hơn nhiều đối với Trung Quốc".

Rõ ràng, không dễ cho Trung Quốc khi nỗ lực đưa đồng NDT thay thế USD trong các giao dịch toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại hiện nay, nước này có nhiều động lực và cơ hội để xây dựng tầm ảnh hưởng lớn hơn của NDT trong thanh toán quốc tế.

Kinh tế thế giới nổi bật (28/4-4/5): Vàng Nga ‘hạ cánh’ châu Á; ra lệnh cấm, EC vẫn 'nương tay' với ngũ cốc Ukraine; EU chưa thoát phụ thuộc khí đốt

Kinh tế thế giới nổi bật (28/4-4/5): Vàng Nga ‘hạ cánh’ châu Á; ra lệnh cấm, EC vẫn 'nương tay' với ngũ cốc Ukraine; EU chưa thoát phụ thuộc khí đốt

‘Né’ trừng phạt, vàng Nga chuyển hướng sang châu Á, ngũ cốc Ukraine bị cấm xuất khẩu sang 5 quốc gia EU, Mỹ tăng lãi ...

Giá tiêu hôm nay 4/5/2023, nguồn cung thiếu hụt, xuất hiện yếu tố tăng mua từ Trung Quốc, thị trường diễn biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 4/5/2023, nguồn cung thiếu hụt, xuất hiện yếu tố tăng mua từ Trung Quốc, thị trường diễn biến tích cực

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 67.000-69.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 5/5/2023, áp lực bán ra không lớn, triển vọng cây hồ tiêu tại Việt Nam không khả quan, người trồng bỏ bê

Giá tiêu hôm nay 5/5/2023, áp lực bán ra không lớn, triển vọng cây hồ tiêu tại Việt Nam không khả quan, người trồng bỏ bê

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 67.500 – 70.000 đồng/kg.

Bất động sản mới nhất: Thị trường ‘tê liệt’, nhiều doanh nghiệp cạn tiền, gỡ vướng 7 dự án ở Đồng Nai

Bất động sản mới nhất: Thị trường ‘tê liệt’, nhiều doanh nghiệp cạn tiền, gỡ vướng 7 dự án ở Đồng Nai

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tín dụng, phải giải thể, thị trường trầm lắng kéo dài, kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng…là ...

Bất động sản mới nhất: Thị trường biệt thự nằm im chờ thời, ‘choáng’ với đấu giá đất ven Hà Nội, quy định cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai

Bất động sản mới nhất: Thị trường biệt thự nằm im chờ thời, ‘choáng’ với đấu giá đất ven Hà Nội, quy định cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai

Thị trường biệt thư, nhà liền thổ trầm lắng, giá vẫn neo cao; đấu giá lô đất ven Hà Nội với giá khởi điểm chục ...

(theo Bloomberg)

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động