TIN LIÊN QUAN | |
Thị trường lao động dịp Tết Đinh Dậu đang nóng dần | |
Phấn đấu 50% lực lượng lao động tham gia BHXH |
Năm 2016, Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã tạo việc làm cho 1,64 triệu lao động. Mục tiêu của ngành này trong năm 2017 bao gồm: mở rộng, ổn định thị trường lao động, giảm nghèo bền vững và chăm lo tốt hơn cho người có công, người cần trợ giúp xã hội…
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, trong năm 2016, toàn Ngành đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án về lao động-việc làm
Năm 2016, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án về việc làm, phát triển thị trường lao động; Nhờ đó, đã tạo việc làm cho khoảng 1,64 triệu người, đạt 102,5% kế hoạch; trong đó, tạo việc làm trong nước cho trên 1,51 triệu người, xuất khẩu lao động trên 126.000 người.
Công nhân may hàng xuất khẩu tại doanh nghiệp Hoa Hường (Ninh Bình). (Nguồn: Trần Việt - TTXVN) |
Bên cạnh đó, Bộ đã thực hiện tốt chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện quan hệ lao động.
Theo báo cáo của các địa phương, cả năm 2016 có hơn 574.000 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 12,06% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, gắn với thị trường lao động, hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Kết quả, đã tuyển sinh dạy nghề cho trên 1,97 triệu người (đạt 91,8% kế hoạch năm). Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 53% (trong đó có bằng cấp/chứng chỉ đạt 21%).
Bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Năm qua, các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng đã được thực hiện kịp thời, đầy đủ.
Kết quả, cuối năm 2016 có 98,5% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; 98% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.
Bên cạnh đó, cả nước hiện có trên 2,7 triệu đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp thường xuyên với kinh phí gần 15.000 tỷ đồng.
Cả nước hiện có 413 cơ sở trợ giúp xã hội, gồm: 195 cơ sở công lập và 218 cơ sở ngoài công lập.
Đến cuối năm 2016 đã có 45 tỉnh, thành phố chuyển chi trả trợ cấp xã hội qua bưu điện.
Về thực hiện kế hoạch chăm lo Tết cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội, năm 2016, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ xuất cấp hơn 67.000 tấn gạo giúp hơn 3,4 triệu người thiếu lương thực do thiên tai, tăng gấp 2 lần bình quân các năm trước.
Về lĩnh vực giảm nghèo, Bộ đã tập trung triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm khoảng 1,3-1,5% so với cuối năm 2015 (còn khoảng 8,58 - 8,38%); tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo giảm khoảng 4% (còn khoảng 46,4%), đạt chỉ tiêu Quốc hội giao.
Nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu năm 2017
Năm 2017 Quốc hội, Chính phủ giao ngành Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện chỉ tiêu chủ yếu sau: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55-57% (trong đó có bằng cấp, chứng chỉ là 22,5%); giảm tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 từ 1-1,5%, trong đó các huyện nghèo giảm 4%; giải quyết việc làm cho 1,6 triệu người lao động; 100% các đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 87% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp…
Để đạt được các chỉ tiêu trên, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xác định, năm 2017 sẽ tập trung vào những hoạt động chủ yếu là mở rộng, ổn định thị trường lao động, giảm nghèo bền vững và chăm lo tốt hơn cho người có công, người cần trợ giúp xã hội.
Cụ thể, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng, phát triển thị trường lao động ngoài nước; hoàn thiện chính sách tiền lương theo nguyên tắc thị trường gắn với tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh; thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động, hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, tập trung nguồn lực, trước hết vào thực hiện ở những nơi khó khăn nhất, nghèo nhất để giảm nghèo bền vững; tổng kết các mô hình giảm nghèo, an sinh xã hội đã và đang thực hiện có hiệu quả ở địa phương để có cơ sở hoàn thiện và nhân rộng ra các địa phương khác. Huy động các nguồn lực xã hội chung tay vì người nghèo.
Vào EVFTA: Tăng cơ hội việc làm ở nhiều ngành Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, dự báo, lực lượng lao động trong một số ngành ... |
Nâng tuổi nghỉ hưu cần được xem xét một cách tổng thể Trả lời báo chí về đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động, Người phát ngôn Chính phủ cho rằng đây là xu thế tất yếu ... |
Các nước ASEAN chia sẻ nguồn lao động du lịch chất lượng cao Trong hai ngày 8-9/8, tại Jakarta, Indonesia đã diễn ra hội nghị quốc tế về Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động du ... |