Mẫu xe điện VF e35 và VF e 36 của hãng xe điện Việt Nam VinFast được ra mắt tại Mỹ, tháng 11/2021. (Nguồn: Vinfast) |
Tuy nhiên, cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong các lĩnh vực khác để giúp hành tinh đạt mục tiêu giảm phát thải ròng vào năm 2050.
Trong một thông báo đi kèm với bản cập nhật Theo dõi Tiến độ năng lượng sạch (TCEP), IEA cho biết, đã có “những dấu hiệu tiến bộ đáng khích lệ trên một số lĩnh vực”.
Mặc dù vậy, cơ quan trên cũng cảnh báo rằng, cần phải có những “nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa” nhằm đưa thế giới “đi đúng hướng để đạt được mức phát thải ròng bằng 0” vào giữa thế kỷ này.
Đối với xe EV, IEA cho biết, doanh số bán hàng toàn cầu đã tăng gấp hai lần trong năm 2021, chiếm gần 9% thị trường ô tô. Năm 2022 được “kỳ vọng sẽ chứng kiến mức doanh số bán xe điện cao kỷ lục, tỷ lệ xe điện trên thị trường toàn cầu lên 13%”.
Trước đó, IEA đã công bố doanh số bán xe EV đạt 6,6 triệu chiếc trong năm 2021. Trong quý đầu tiên của năm 2022, doanh số bán xe điện đạt 2 triệu chiếc, tăng 75% so với ba tháng đầu năm 2021.
Tuy nhiên, IEA cũng lưu ý, xe điện vẫn chưa được coi là phổ biến trên toàn cầu. Doanh số bán dòng xe này ở các nước mới nổi và đang phát triển bị chậm lại do chi phí mua hàng cao hơn và thiếu cơ sở hạ tầng sạc điện.
Cơ quan trên cho rằng, cần cải thiện hiệu quả năng lượng của các thiết kế tòa nhà, phát triển hệ thống sưởi trong khu vực sạch và hiệu quả, loại bỏ dần sản xuất nhiệt điện than, loại bỏ khí mê-tan, thay đổi nhiên liệu sử dụng trong ngành hàng không và vận tải sang nhiên liệu sạch hơn, sản xuất xi-măng, hóa chất và thép sạch hơn.
Việc cắt giảm lượng khí thải CO2 do con người tạo ra xuống còn 0 vào năm 2050 được coi là rất quan trọng để đạt được mục tiêu giảm 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Báo cáo của IEA được đưa ra vào thời điểm cuộc tranh luận và thảo luận về các mục tiêu khí hậu và tương lai của năng lượng ngày càng trở nên gay gắt.
Tuần này, Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết, các nền kinh tế phát triển nên đánh thuế bổ sung đối với lợi nhuận của các công ty nhiên liệu hóa thạch. Theo đó, số tiền thu được sẽ được chuyển đến các quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và các hộ gia đình đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Trong một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Tổng thư ký Antonio Guterres đã mô tả ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch là “ăn theo hàng trăm tỷ USD trợ cấp và lợi nhuận thu được, trong khi ngân sách của các hộ gia đình bị thu hẹp và hành tinh bị đốt cháy”.
| NASA lần thứ 3 hoãn sứ mệnh Artemis 1, lý do là gì? Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đã quyết định không phóng tàu vũ trụ Orion lên Mặt trăng vào ngày 27/9 tới ... |
| Khủng hoảng năng lượng, thủ đô Paris của Pháp cũng phải giảm thời gian ‘lên đèn’ Giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, Pháp cũng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông tới. Thủ tướng ... |
| Giá vàng hôm nay 25/9, Giá vàng ‘bi đát’, nối dài chuỗi giảm, đà bán tháo chưa dứt, khi nào nên ‘ôm’ vào? Vàng SJC diễn biến khó hiểu Giá vàng hôm nay 25/9, Giá vàng giảm mạnh sau khi Fed tiếp tục "diều hâu". Kim loại quý khó có thể chứng kiến một ... |
| Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội cao gấp đôi TP.HCM, dòng tiền trở lại khu vực phía Nam, địa ốc công nghiệp sôi động Giá chung cư Hà Nội cao gấp đôi, gấp ba lần TPHCM, tỷ lệ lấp đầy địa ốc công nghiệp cao, đấu giá đất ngoại ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/9): GDP Nga sụt giảm ít hơn dự báo, Fed-ECB quyết ‘cắt rễ’ lạm phát, Đức ‘sống khỏe’, không cần khí đốt Moscow Suy thoái kinh tế toàn cầu có thể kéo dài sang năm 2023, cộng đồng quốc tế chung tay ứng phó khủng hoảng lương thực, ... |