TIN LIÊN QUAN | |
Tăng cường phối hợp quản lý lao động Việt Nam làm việc cho NGO | |
Ngoại vụ địa phương đóng góp tích cực vào hoạt động đối ngoại chung |
Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Thanh tra Bộ Ngoại giao và một số đơn vị chức năng khác thuộc Bộ, đại diện các cơ quan ngoại vụ địa phương. Tại đây, các đại biểu đã nghe phần trình bày của các báo cáo viên đến từ Trường Cán bộ Thanh tra (Thanh tra Chính phủ), Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Cục Ngoại vụ, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao).
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết và tập huấn công tác thanh tra chuyên ngành ngoại giao. (Ảnh: Quang Chinh) |
Tại Hội nghị, TS. Nguyễn Huy Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra, đã trao đổi với lãnh đạo các cơ quan ngoại vụ địa phương về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác thanh tra nói chung, thanh tra chuyên ngành ngoại giao nói riêng. TS. Nguyễn Huy Hoàng nhấn mạnh hoạt động thanh tra đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước.
TS. Nguyễn Huy Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra, trình bày tại Hội nghị. (Ảnh: Quang Chinh) |
Về hoạt động của các cơ quan ngoại vụ địa phương, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra đề cập đến một số vấn đề cần tăng cường công tác thanh tra như việc quản lý đoàn ra – đoàn vào, quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài… TS. Nguyễn Huy Hoàng cho rằng, việc triển khai thanh tra cần có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương, đồng thời xác định những nội dung trọng tâm trong từng thời điểm cụ thể.
Đại diện Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao), Phó Cục trưởng Phạm Thanh Bình đã có phần báo cáo về công tác quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế. Bà Phạm Thanh Bình cho biết, trong giai đoạn 2010-2016, các cơ quan trung ương và địa phương đã tổ chức gần 8.000 hội thảo, hội nghị quốc tế, thu hút hàng ngàn khách nước ngoài. Đáng chú ý, trong năm APEC 2017, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên đáng kể.
Phó Cục trưởng Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao) Phạm Thanh Bình chia sẻ tại sự kiện. (Ảnh: Quang Chinh) |
Phó Cục trưởng Cục Ngoại vụ cũng chỉ ra một số vi phạm trong tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế như: không xin phép tổ chức hoặc không được phép nhưng cố tình tổ chức; không đảm bảo an ninh, an toàn và các yêu cầu khác của pháp luật; sai các quy định về tài chính…
Cũng tại Hội nghị tập huấn, ông Lại Xuân Hoàng, Trợ lý Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế (Bộ Ngoại giao), đã trình bày công tác thanh tra việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các địa phương. Ông Hoàng cho biết, nhìn chung các địa phương tuân thủ quy trình, thủ tục của nhà nước; số lượng thỏa thuận quốc tế đi vào nội dung hợp tác thực chất tăng đáng kể, đóng góp vào việc tăng cường quan hệ quốc tế, thúc đẩy đầu tư nước ngoài và tận dụng nguồn viện trợ nhân đạo của các tổ chức phi chính phủ…
Ông Lại Xuân Hoàng, Trợ lý Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế - Bộ Ngoại giao. (Ảnh: Quang Chinh) |
Trong thời gian tới, ông Lại Xuân Hoàng đề nghị các địa phương cần nâng cao chất lượng báo cáo thỏa thuận quốc tế gửi Bộ Ngoại giao; thường xuyên rà soát, thống kê điều ước quốc tế mà địa phương tham gia thực hiện…
Liên quan đến công tác lãnh sự tại địa phương, bà Trần Thị Tâm, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, đã đề cập đến các khía cạnh cụ thể như quản lý xuất nhập cảnh, quản lý hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam, chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự… Bà nhấn mạnh công tác lãnh sự là một hoạt động quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại, có cơ sở là các điều ước quốc tế song phương, đa phương, tập quán quốc tế, luật quốc gia.
Bà Trần Thị Tâm, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao. (Ảnh: Quang Chinh) |
Sau khi trình bày tình hình công tác lãnh sự tại địa phương, bà Trần Thị Tâm đã đưa ra nhiều đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện công tác này. Cụ thể, trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, bà Trần Thị Tâm đề xuất cần thanh tra đối với quy trình cử cán bộ các cấp đi công tác nước ngoài cũng như việc mời, đón và quản lý khách nước ngoài tại địa phương.
Liên quan đến xử lý các vấn đề về người nước ngoài tại Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự cho rằng, cần tiến hành công tác thanh tra đối với quy trình xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc bị tai nạn, chết tại địa phương.
Ông Trần Công Phú, Giám đốc Sở Ngoại vụ Thừa Thiên - Huế, phát biểu đóng góp ý kiến tại Hội nghị tập huấn. (Ảnh: Quang Chinh) |
Phát biểu đóng góp ý kiến tại buổi tập huấn, đại diện một số cơ quan ngoại vụ địa phương đã chia sẻ về tình hình hoạt động đối ngoại cũng như những thuận lợi, khó khăn trong công tác thanh tra ngoại giao tại địa phương. Về mặt thuận lợi, các cơ quan ngoại vụ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Ngoại giao. Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng xác định công tác thanh tra nói chung, thanh tra chuyên ngành ngoại giao nói riêng, là nhiệm vụ song hành với việc thực hiện quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, nhiều cơ quan ngoại vụ địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn như: đội ngũ thanh tra còn thiếu kinh nghiệm; chưa có chế tài xử lý vi phạm nên kết quả thanh tra mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, đề nghị chấn chỉnh…
Vì vậy, đại diện các cơ quan ngoại vụ đề xuất trong thời gian tới, Thanh tra Bộ Ngoại giao cần tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao cần tham mưu Chính phủ sớm ban hành nghị định xử phạt trong lĩnh vực đối ngoại và hướng dẫn cụ thể cho các địa phương triển khai, áp dụng.
11 tỉnh cụm thi đua số 2 – Bộ Ngoại giao ký giao ước thi đua Ngày 17/2, cụm thi đua số II – Bộ Ngoại giao đã tổ chức lễ ký giao ước thi đua và Hội thảo "Công tác ... |
Tọa đàm về chính sách đối với các tổ chức phi chính phủ Ngày 17/11, tại thành phố Thái Nguyên, Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao) đã phối hợp với Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên tổ chức ... |
Ngoại vụ địa phương: Kinh nghiệm từ việc chọn đúng lợi thế, đặc thù Lựa chọn đúng lợi thế, đặc thù của từng địa phương để thực hiện hiệu quả việc thu hút đầu tư, đa dạng hình thức ... |