Nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác bảo hộ công dân

Bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của Nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam từ ngày lập nước đến nay và hoàn toàn phù hợp với pháp luật cũng như tập quán quốc tế. Trên thực tế, chúng ta cũng đã làm nhiều việc để bảo vệ quyền lợi của công dân mình ở nước ngoài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

Cấp các giấy tờ cần thiết (như hộ chiếu, giấy tờ hộ tịch...) để công dân Việt Nam (VN) ổn định cư trú ở nước ngoài là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Một trong những điều kiện quan trọng để nước ngoài cho cư trú là phải có hộ chiếu quốc gia hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều lý do khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, nhiều người không có hộ chiếu hay giấy tờ tùy thân hợp lệ (xuất cảnh trái phép, ở lại nước ngoài trái mục đích ban đầu, mất hay thất lạc giấy tờ...). Để giải quyết vấn đề này trên cơ sở pháp luật VN và được nước cư trú chấp nhận, VN đã chủ trương cấp lại, cấp mới giấy tờ cho những người này để họ có điều kiện cư trú hợp lệ và ổn định cuộc sống ở nước ngoài. Chủ trương này đã góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân ta ở nước ngoài.

Vấn đề người VN bị buộc phải về nước từng là trở ngại lớn trong phát triển quan hệ giữa VN với các nước hữu quan. Nhận trở lại công dân vừa là nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Nhà nước, nhưng cũng thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, dù có thể họ là người ra đi bất hợp pháp. Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế (TCQT) như IOM, UNHCR để nhận lại những người ra đi bằng thuyền cuối thập kỷ 1970 hay đàm phán với các nước hữu quan về nhận lại công dân VN không được cư trú ở Đức và một số nước khác không chỉ tháo gỡ trở ngại trên con đường hội nhập của VN, mà còn tạo tiền đề cho các quan hệ song phương đi vào chiều sâu. Nhìn từ góc độ bảo hộ công dân (BHCD), VN đã vận dụng linh hoạt các nguyên tắc hồi hương tự nguyện, trong trật tự, an toàn, tôn trọng nhân phẩm người trở về và tài trợ ban đầu để họ có điều kiện tái định cư ở VN.

Năm 1991, chiến tranh Vùng Vịnh nổ ra, hàng chục nghìn lao động VN rơi vào tình thế nguy hiểm. Việc sơ tán an toàn 17.000 lao động VN từ Iraq trở về trong bối cảnh đất nước chưa hết khó khăn do bao vây, cấm vận và khủng hoảng kinh tế-xã hội sau chiến tranh, được coi là chiến dịch lớn đầu tiên mà VN tiến hành nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của công dân VN ở nước ngoài. Từ bài học thành công này, năm 2010 VN cũng đã tiến hành thành công chiến dịch sơ tán hơn 10.500 lao động từ Lebanon về nước an toàn. Điểm nổi bật là trong chiến dịch khẩn trương này có sự “hợp đồng tác chiến“ nhịp nhàng giữa các bộ, ngành, địa phương trong nước với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao (CQĐDNG) của VN ở nước ngoài. Cũng khác năm 1991, lần này Chính phủ đã chủ động điều máy bay của Vietnam Airlines sang đón lao động về nước, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Thời gian qua vấn đề ngư dân VN bị nước ngoài bắt giữ đang trở thành vấn đề nóng, lại diễn ra hầu như hàng ngày, đòi hỏi phải có các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Trong những trường hợp như vậy, Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) đã phải phối hợp với các cơ quan chức năng để kịp thời xác minh và có biện pháp cần thiết đưa bà con về nước. Cục Lãnh sự và các CQĐDNG của VN đã giao thiệp với phía nước ngoài để can thiệp, trong nhiều trường hợp cũng phải can thiệp ở cấp cao để yêu cầu thả ngư dân VN. Các CQĐDNG của VN phối hợp với Quỹ bảo hộ công dân (Cục Lãnh sự) để thu xếp mua vé máy bay cho bà con về nước. Trong dịp Tết Nhâm Thìn, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng chỉ đạo các CQĐDNG tìm mọi cách đưa bà con về trước Tết xum họp cùng gia đình; đối với những người còn bị tạm giữ ở nước ngoài thì các CQĐDNG đến thăm, chúc Tết và động viên. Điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với bà con đang gặp khó khăn ở nước ngoài. Bà con rất xúc động khi nhận được sự quan tâm đó.

Công tác BHCD hiện nay có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, nó diễn ra dồn dập, khẩn trương, đòi hỏi phải xử lý kịp thời và hiệu quả. Tình hình ở Tunisia, Ai Cập và nhất là ở Lebanon cho thấy sự tùy thuộc lẫn nhau trong thế giới ngày nay. Người lao động VN có mặt ở hầu hết các nước, các khu vực và nhiều khi những diễn biến chính trị ở đó tác động trực tiếp đến VN. Ngay cả ở những khu vực tưởng như không có người VN nhưng cũng xảy ra tình huống BHCD như vụ thủy thủ ta bị nạn ở Nam Cực khi làm việc trên tàu nước ngoài. Động đất, sóng thần và tai nạn hạt nhân ở Nhật Bản khiến hàng trăm người Việt cũng rơi vào tình cảnh cần được giúp đỡ của Đại sứ quán VN tại đó. Những tưởng không có người VN nào bị nạn khi tàu du lịch Costa Concordia (Italy) chìm ở Địa Trung hải, nhưng rồi cũng có 3 lao động VN trên tàu đó. Đó là chưa kể những vụ cô dâu VN ở nước ngoài bị ngược đãi, du học sinh VN bị hãm hại, người VN phạm tội đưa người bất hợp pháp, trồng cần sa... mà các CQĐDNG, lãnh sự của VN ở nước ngoài phải giải quyết.

Thứ hai, ngày càng xuất hiện những yếu tố an ninh phi truyền thống, tác động trực tiếp đến hoạt động BHCD. Gần đây xuất hiện tình trạng tàu chở hàng và thủy thủ VN bị hải tặc Somalia bắt và đòi tiền chuộc lên đến hàng triệu đôla. Đây là những lĩnh vực VN chưa có kinh nghiệm do chưa có tiền lệ. Bên cạnh đó, VN cũng phải xử lý nhiều vụ việc liên quan đến các hoạt động di cư bất hợp pháp, buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em có liên quan đến nạn nhân là người Việt.

Thứ ba, đồng thời với việc tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia nhiều hơn vào các thương vụ làm ăn ở bên ngoài, các doanh nghiệp VN cũng phải đối đầu với thực trạng gia tăng các vụ kiện tụng, tranh chấp pháp lý ở tòa án nước ngoài. Thông thường, với các vụ kiện này, không chỉ doanh nghiệp mà nhiều khi các cơ quan chức năng hay văn phòng luật sư của VN cũng thiếu kinh nghiệm và lúng túng trong xử lý.

Thứ tư, truyền thông, nhất là báo điện tử và mạng xã hội đã tận dụng những lợi thế to lớn để kịp thời cung cấp thông tin về tình hình công dân VN ở nước ngoài cũng như về những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những thông tin chưa qua kiểm chứng, chủ quan, thiên lệch của báo chí nước ngoài, gây khó khăn cho công tác BHCD và hoang mang trong dư luận.

Từ những kinh nghiệm và bài học rút ra từ công tác BHCD thời gian qua, yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới là nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp nhằm đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới. Tính chuyên nghiệp phải thể hiện trên các mặt sau:

Một là, cần xác định công tác BHCD VN ở nước ngoài là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các CQĐDNG, lãnh sự VN ở nước ngoài. Với tư cách là cơ quan trực tiếp triển khai, chỉ đạo công tác này, Cục Lãnh sự coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để từ đó đầu tư thỏa đáng các nguồn lực cho công tác này, trong đó có nguồn lực con người. Những cán bộ có kinh nghiệm, có khả năng ứng phó với các tình huống BHCD sẽ được bố trí làm công việc phù hợp.

Hai là, cần có một tổ chức và cơ chế thích hợp làm công tác BHCD. Hầu hết các nước đều có một tổ chức chuyên trách hay một trung tâm xử lý khủng hoảng hoặc ad-hoc tại Bộ Ngoại giao để xử lý các tình huống bảo vệ khẩn cấp công dân ở nước ngoài. Trong chiến dịch sơ tán hơn 10.000 lao động từ Lebanon về nước, VN cũng có một tổ chức tương tự nhằm điều phối các hoạt động ở trong nước và tại “tiền phương”. Mặc dù không phải lúc nào cũng có chiến dịch lớn hay khẩn cấp, song đối với công tác này, chỉ một con tàu, một thủy thủ VN bị hải tặc bắt giữ, một công dân VN bị hãm hại ở nước ngoài cũng phải huy động cả bộ máy từ trong nước đến các CQĐDVN ở những nước liên quan, cá biệt cả với các TCQT. Chính vì thế, Cục Lãnh sự đã có Nhóm công tác chuyên về BHCD, làm tiền đề thành lập Phòng Bảo hộ công dân và pháp nhân VN ở nước ngoài thời gian tới. Đây cũng chính là nhằm thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Bình Minh là “xây dựng cơ chế thường trực, phản ứng nhanh, kịp thời ứng phó với các tình huống khẩn cấp về BHCD”.

Ba là, khai thác triệt để các cơ chế, chính sách, các mối quan hệ nhằm phục vụ hiệu quả BHCD ở nước ngoài. Chẳng hạn thông qua mối quan hệ hợp tác giữa VN với các nước hữu quan, các TCQT để nhờ tìm hiểu thông tin hay trợ giúp. Cụ thể, trước diễn biến vừa qua ở Mali, Cục Lãnh sự đã khuyến cáo trên Cổng thông tin điện tử lanhsuvietnam.gov.vn để công dân VN ở Mali nếu cần sự giúp đỡ có thể liên hệ với Văn phòng đại diện IOM ở đó.

Bốn là, truyền thông, nhất là Internet, đóng vai trò không thể thay thế. Bên cạnh việc tận dụng thế mạnh thông tin kịp thời của Internet, tính chuyên nghiệp còn thể hiện ở việc chủ động cung cấp thông tin, định hướng dư luận, không để những thông tin “thất thiệt” tác động tiêu cực đến xã hội và đặc biệt gây nguy hiểm cho công dân VN ở nước ngoài.

Vì vậy, nếu công dân VN ở nước ngoài cần sự giúp đỡ, thì ngay ở nước ngoài, các CQĐDNG, lãnh sự của Việt Nam luôn sẵn sàng dành sự trợ giúp cho họ.

Nguyễn Hữu Tráng
Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Từ một độc giả trung thành đến cộng tác viên của Báo Thế giới và Việt Nam là hành trình tiếp cận tri thức, thông tin quốc tế nhiều kỷ niệm của tôi.
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Phiên bản di động