Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Xuân Sơn
Sáng nay, 7/8, tại Hòa Bình, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ phối hợp với Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền năm 2024.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Toàn cảnh Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền năm 2024. (Ảnh: Xuân Sơn)

Ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tỉnh Hòa Bình và Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự sự kiện còn có lãnh đạo, cán bộ 14 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ và lãnh đạo, phóng viên một số cơ quan báo chí Trung ương và tỉnh Hòa Bình.

Phát biểu khai mạc, ông Bùi Đức Hinh nhấn mạnh, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động của các ban, sở, ngành và các địa phương trong công tác thông tin đối ngoại (TTĐN), đảm bảo phương châm “chủ động, đồng bộ, kịp thời, sáng tạo, hiệu quả”.

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Ông Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tỉnh Hòa Bình, phát biểu khai mạc. (Ảnh: Xuân Sơn)

Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh đã chủ động trong công tác tham mưu cho chính quyền các cấp triển khai chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông đối nội và đối ngoại, phủ xanh thông tin tích cực về thành tựu bảo đảm quyền con người.

Đặc biệt, Ban Chỉ đạo tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội; chủ động nắm tình hình, nâng cao cảnh giác, phát hiện âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền trên địa bàn tỉnh, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Tại sự kiện, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông Đinh Tiến Dũng trình bày chuyên đề “Hướng dẫn triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 15/4/2024 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2030 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị gắn với đặc thù các tỉnh khu vực”.

Theo đó, có 5 nhóm nhiệm vụ chính về TTĐN gồm: công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực hiện chương trình hành động; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách về TTĐN; đổi mới tư duy, nội dung, phương thức TTĐN; đẩy mạnh đấu tranh phản bác thông tin sai trái, tiêu cực ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia; và tăng cường nguồn lực, khuyến khích, động viên các nguồn lực xã hội cho công tác TTĐN.

Ông Đinh Tiến Dũng đề nghị tập trung nghiên cứu hướng tiếp cận, đổi mới cách làm TTĐN nhằm triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 15/4/2024, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Đối với các địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai Kết luận số 57-KL/TW, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung để đảm bảo thống nhất với các nội dung nêu tại Nghị quyết số 47/NQ-CP.

Tại Hội nghị, bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao thuyết trình về “Những nội dung cốt lõi, trọng tâm trong Kết luận số 71-KL/TW ngày 16/2/2024 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng”.

Trong khuôn khổ chuyên đề “Công tác nhân quyền thời gian qua và những định hướng trong thời gian tới", ông Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an, Phó Chánh Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ nhấn mạnh các nội dung quan trọng về việc chủ động tuyên truyền, thông tin đối nội, đối ngoại về những kết quả, thành tựu Việt Nam đã đạt được về công tác quyền con người trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nâng cao vị thế Việt Nam qua công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Các đại biểu tham quan triển lãm ảnh bên lề Hội nghị về công tác đảm bảo đời sống bà con dân tộc thiểu số nói riêng và người dân ở Hoà Bình . (Ảnh: Xuân Sơn)

Cũng tại Hội nghị, trình bày chuyên đề “Vấn đề nhân quyền tại các diễn đàn đa phương, quốc tế và ứng xử của Việt Nam”, ông Nguyễn Vũ Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao cho hay, hiện nay ở cấp độ toàn cầu có 9 điều ước quốc tế chủ chốt về quyền con người. Trong bối cảnh đó, Việt Nam chủ động tham gia tất cả các diễn đàn Liên hợp quốc về quyền con người, đặc biệt là tích cực tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với 8 lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, Việt Nam có nhiều đóng góp thực chất với các sáng kiến cụ thể, nổi bật là khởi xướng Nghị quyết về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế và 30 năm Tuyên bố và Chương trình Hành động Vienna (2023).

Đề cập biện pháp triển khai thời gian tới, ông Nguyễn Vũ Minh nhấn mạnh, tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam cần chủ động thông tin về nỗ lực, thành tựu bảo đảm quyền con người; nhấn mạnh lập trường đề cao đối thoại và hợp tác, chống chính trị hóa, lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp nội bộ.

Trong quan hệ song phương, Việt Nam sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, thực chất với tất cả các nước về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết, thu hẹp khác biệt, qua đó thúc đẩy hợp tác.

Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các đồng chí lãnh đạo Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kết luận số 57-KL/TW; quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của công tác TTĐN, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền, đẩy mạnh TTĐN về tình hình nhân quyền tại Việt Nam nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế đất nước.

Philippines đăng cai chương trình kết nối 15 thành phố toàn cầu thực hiện hành động khí hậu

Philippines đăng cai chương trình kết nối 15 thành phố toàn cầu thực hiện hành động khí hậu

Thành phố Quezon, Philippines chuẩn bị đăng cai Học viện Khu vực C40 của Chương trình thực hiện hành động khí hậu (CAI) thuộc Chương ...

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế có chung nhận định rằng, đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí ...

Nga yêu cầu tước quyền miễn trừ ngoại giao của nhân viên sứ quán Czech liên quan tới buôn lậu ma túy

Nga yêu cầu tước quyền miễn trừ ngoại giao của nhân viên sứ quán Czech liên quan tới buôn lậu ma túy

Bộ Ngoại giao Nga ngày 29/7 đã triệu Đại biện lâm thời Czech tại Moscow Jan Ondrejka tới để phản đối “âm mưu buôn lậu ...

Campuchia ứng dụng công nghệ AI làm cầu nối trao đổi văn hóa, giáo dục

Campuchia ứng dụng công nghệ AI làm cầu nối trao đổi văn hóa, giáo dục

Trường tiểu học Wat Bo tại tỉnh Siem Reap (Campuchia) hợp tác với đối tác Malaysia trong dự án sử dụng công nghệ trí tuệ ...

Điểm tin thế giới sáng 7/8: Quốc hội Bangladesh giải tán, Nga trục xuất cán bộ ngoại giao Moldova, Mỹ nâng cấp phi đội B-52

Điểm tin thế giới sáng 7/8: Quốc hội Bangladesh giải tán, Nga trục xuất cán bộ ngoại giao Moldova, Mỹ nâng cấp phi đội B-52

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/8.

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Nhật Bản ra Thông cáo báo chí chung Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban Hợp tác song phương

Việt Nam-Nhật Bản ra Thông cáo báo chí chung Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban Hợp tác song phương

Nhận lời mời của Bộ trưởng Kamikawa Yoko, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Nhật Bản và đồng chủ trì Phiên họp thứ 12 Ủy ban Hợp tác ...
ASEAN tự tin tiến về phía trước với nội lực mạnh mẽ

ASEAN tự tin tiến về phía trước với nội lực mạnh mẽ

Trong nhiều dịp chia sẻ với báo chí, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khẳng định sức sống bền bỉ và vươn lên mạnh mẽ của ASEAN trong mọi ...
Tinh thần cộng đồng làm nên bản sắc văn hoá ASEAN

Tinh thần cộng đồng làm nên bản sắc văn hoá ASEAN

Giá trị nổi bật của ASEAN sau 57 năm hình thành và nỗ lực phấn đấu chính là tinh thần cộng đồng làm nên bản sắc 'thống nhất trong đa ...
Australia lập bản đồ dưới đáy đại dương

Australia lập bản đồ dưới đáy đại dương

Các nhà khoa học Australia có sáng kiến thú vị sử dụng một đội ngũ 'nhà nghiên cứu đặc biệt' để khám phá dưới biển sâu là những con sư ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA thế hệ mới cho Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA thế hệ mới cho Việt Nam

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Kamikawa Yoko, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Nhật Bản và đồng chủ trì Phiên họp Ủy ban Hợp tác ...
ASEAN - Hành trình gắn kết và tự cường khu vực

ASEAN - Hành trình gắn kết và tự cường khu vực

Trưởng thành và lớn mạnh qua gian nan, thử thách, ASEAN là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, nỗ lực bền bỉ và tinh thần tự cường.
Để những quyết sách sớm đi vào cuộc sống

Để những quyết sách sớm đi vào cuộc sống

Cả nước đang đặt niềm tin vào các quyết sách và quyết tâm của cả hệ thống chính trị sớm đưa chính sách vào cuộc sống...
Bài 3: Bước tiến mới trong nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống mua bán người

Bài 3: Bước tiến mới trong nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống mua bán người

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi đưa ra nhiều điểm mới để khắc phục những hạn chế của luật hiện hành, đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn
Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người!

Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người!

Thông điệp hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người và Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7 năm 2024.
Bài 2: Cuộc chiến toàn lực và dài hơi với tội phạm mua bán người

Bài 2: Cuộc chiến toàn lực và dài hơi với tội phạm mua bán người

Đấu tranh với tội phạm mua bán người, Việt Nam đã nỗ lực thông qua những cam kết, hợp tác quốc tế mạnh mẽ và triển khai nhiều giải pháp.
Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người

Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người

Tội phạm mua bán người thường sử dụng các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng trên internet để tiếp cận nạn nhân với các phương thức, thủ đoạn tinh vi.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Tỉnh An Giang thực hiện tốt các chương trình, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho phụ nữ giúp doanh nghiệp thành công hơn

Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho phụ nữ giúp doanh nghiệp thành công hơn

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, doanh nghiệp nên đầu tư hỗ trợ sức khỏe sinh sản, phòng chống quấy rối tình dục công sở
Hãy hợp lực biến cam kết của Nghị quyết 'nóng hổi' về nhân quyền và biến đổi khí hậu thành hiện thực

Hãy hợp lực biến cam kết của Nghị quyết 'nóng hổi' về nhân quyền và biến đổi khí hậu thành hiện thực

Nghị quyết về nhân quyền và biến đổi khí hậu kêu gọi các quốc gia thành viên tích hợp cách tiếp cận dựa trên quyền con người.
Trang bị kỹ năng về phòng, chống mua bán người cho thanh thiếu niên trong thời đại kỹ thuật số

Trang bị kỹ năng về phòng, chống mua bán người cho thanh thiếu niên trong thời đại kỹ thuật số

Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống mua bán người 30/7 của Trưởng Phái đoàn IOM, Đại sứ EU, Australia, Mỹ, Anh và Tham tán Canada tại Việt Nam
Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị

Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị

Đó là khẳng định của Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ về các đối tượng lợi dụng tự do dân chủ vi phạm pháp luật Việt Nam.
Cục trưởng Cục Lãnh sự: Nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác bảo hộ công dân

Cục trưởng Cục Lãnh sự: Nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác bảo hộ công dân

Theo Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh, định hướng công tác bảo hộ công dân thời gian tới sẽ là nâng cao tính chủ động, sẵn sàng ứng phó.
Trưởng đại diện UNFPA: Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng

Trưởng đại diện UNFPA: Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng

Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson chia sẻ với báo chí về vai trò của dữ liệu toàn diện trong nỗ lực tiếp cận các nhóm yếu thế.
Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế (ISA) sẽ có nữ Tổng thư ký mới

Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế (ISA) sẽ có nữ Tổng thư ký mới

Bà Leticia Carvalho, người Brazil, được bầu làm Tổng thư ký Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế (ISA) - cơ quan do Liên hợp quốc ủy nhiệm.
WHO: Bạo lực từ bạn tình đối với trẻ em gái vị thành niên ở mức báo động

WHO: Bạo lực từ bạn tình đối với trẻ em gái vị thành niên ở mức báo động

Khoảng 1/4 trẻ em gái vị thành niên từng có quan hệ yêu đương đã phải chịu đựng bạo lực thể xác hoặc tình dục.
Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hơn 625.000 trẻ em Palestine đã không được học hành trong hơn 8 tháng qua, kể từ khi Israel mở chiến dịch tấn công Hamas ở Dải Gaza.
Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot - Lễ hội đua ngựa hàng năm do hoàng gia Anh tổ chức trở nên rực rỡ và đặc sắc hơn nhờ những chiếc mũ siêu độc.
Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2023 khiến số trẻ em thiệt mạng tăng gấp 3 lần và số phụ nữ thiệt mạng tăng gấp 2 lần so với năm trước đó.
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều cần biết về con đường này.
Phiên bản di động