Nâng cao ý thức “thuộc về” ASEAN

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết Việt Nam đang nỗ lực nâng cao nhận thức của người dân về Cộng đồng ASEAN, để người dân có thể tham gia đóng góp tích cực và khai thác được những lợi ích mà Cộng đồng ASEAN đem lại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa (thứ năm từ trái) tại Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ 13.


Được biết cuối tháng Ba vừa qua Thứ trưởng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội đồng Cộng đồng Văn hóa xã hội ASEAN (ASCC), vậy Thứ trưởng có thể cho biết một số ưu tiên hoạt động của Hội đồng trong năm 2015?

Hội nghị ASCC lần thứ 13 năm 2015 được tổ chức tại Malacca, Malaysia với sự tham dự của Bộ trưởng hoặc Trưởng đoàn phụ trách Cộng đồng Văn hoá xã hội của mười nước thành viên ASEAN.

Ưu tiên của Cộng đồng trong năm 2015 tập trung vào xây dựng các văn kiện và các hoạt động sau: Định hướng ASCC và Tầm nhìn sau 2015; Các biện pháp nhằm thực hiệnTuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư; Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Tuyên bố ASEAN về Tăng cường an sinh xã hội; Tăng cường quyền năng cho người cao tuổi trong ASEAN; Tăng cường bao phủ y tế toàn dân trong ASEAN; Những ưu tiên của ASEAN sau 2015 liên quan đến nội vụ; ASEAN cùng ứng phó các thảm hoạ; và Tuyên bố về Chương trình nghị sự sau 2015 về Giáo dục bậc cao.

Trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập vào ngày 31/12/2015, việc tăng cường nhận thức về ASEAN, nâng cao ý thức “thuộc về” ASEAN và ý thức Cộng đồng là hết sức quan trọng. Do vậy, nhiều kế hoạch, chiến lược và hoạt động truyền thông nhằm thúc đẩy và nâng cao ý thức của cộng đồng đã được triển khai.

Ở cấp khu vực, ASEAN tiến hành thực hiện Kế hoạch tổng thể về truyền thông ASEAN (gọi tắt là ACMP), do Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) thông qua nhân Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan vào tháng 12/2014 tại Myanmar cho giai đoạn 2015-2017. Trọng tâm của năm 2015 là tuyên truyền về ASEAN và hoạt động của ba Cộng đồng tới mọi người dân các nước thành viên bao gồm phụ nữ, trẻ em, thanh niên, quan chức, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự, giới truyền thông...

Ở cấp quốc gia, mười nước ASEAN đều triển khai Kế hoạch tuyên truyền về ASEAN. Qua đó, kế hoạch tuyên truyền được triển khai tổng thể và đồng bộ trên cả ba trụ cột và thông qua các kênh khác nhau (bộ, ngành, cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình, tổ chức chính trị - xã hội, các tỉnh, thành phố...), bằng các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.

Vậy ở Việt Nam triển khai quảng bá Cộng đồng đang diễn ra như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Tại Việt Nam, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1536/QĐ-TTg ngày 30/8/2013 về phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN ở cấp quốc gia. Ban chỉ đạo về tuyên truyền, quảng bá ASEAN đã được thành lập và ban hành Kế hoạch tuyên truyền, quảng bá ASEAN giai đoạn 2014 – 2015, trong đó trọng điểm tuyên truyền là dịp kỷ niệm 20 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và thời điểm hình thành Cộng đồng chung.

Hình thức tuyên truyền được nhấn mạnh dưới hai dạng là tuyên truyền theo sự kiện và tuyên truyền thường xuyên để đảm bảo kịp thời chuyển tải thông tin mang tính thời sự cũng như cung cấp thông tin sâu theo chuyên đề cho các đối tượng khác nhau.

Ngoài ra, kênh thông tin đang bàn thảo về hai dự thảo: Dự thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Kế hoạch Chiến lược ASEAN cho ngành thông tin, Truyền thông đa phương tiện (2016-2025) giai đoạn hậu Cộng đồng.

Trong năm 2015, ngoài việc cùng phối hợp với Malaysia và các nước trong việc hoàn thiện các văn kiện quan trọng trình Cấp cao, Việt Nam cũng sẽ hưởng ứng một số hoạt động quan trọng của Cộng đồng do Malaysia tổ chức, bao gồm: Các hoạt động tiếp nối của Tuyên bố chung khu vực Đông Nam Á về ứng phó khu vực đối với việc bùng phát của Dịch bệnh virus Ebola (kênh y tế);Thực hiện Tuyên bố Đông Nam Á về ứng phó nhanh với thảm họa (kênh quản lý thiên tai);Phê chuẩn Hiệp định thành lập Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN - ACB (kênh môi trường); Lễ kỷ niệm Năm Môi trường ASEAN 2015 “Tăng cường quyền năng của Thanh niên vì một Cộng đồng ASEAN xanh” (kênh môi trường); Hoàn thành Đánh giá khu vực ASEAN về việc đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ và những ưu tiên phát triển sau 2015 (kênh phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo); Hoàn thành đánh giá khu vực về Thương mại và Cạnh tranh trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN: các tác động về giới có thể dự báo được (kênh phụ nữ); Thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Truyền thông ASEAN (kênh thông tin); Các hoạt động kỷ niệm việc thành lập Cộng đồng ASEAN trong năm 2015 (kênh văn hoá).

Việt Nam có được thuận lợi và gặp phải khó khăn gì trong quá trình đưa ASEAN đến gần hơn với người dân?

Cùng với các nước ASEAN khác, Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về Cộng đồng ASEAN, để người dân ý thức được đầy đủ về Cộng đồng khu vực mà họ đang bước vào, tham gia đóng góp tích cực, cũng như khai thác được những lợi ích mà Cộng đồng ASEAN sẽ tạo ra. Đây cũng chính là những nỗ lực quan trọng trong quá trình đưa ASEAN đến gần hơn với người dân.

ASEAN hiện đã có Kế hoạch tổng thể về Truyền thông ASEAN để tạo khuôn khổ và định hướng cho việc xây dựng, triển khai các chiến lược truyền thông quảng bá về ASEAN, cũng như có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Cộng đồng ASEAN trong năm nay.

Quan điểm của Việt Nam cũng nhất quán về công tác truyền thông là không chỉ gia tăng thông tin, hiểu biết cho người dân các nước thành viên về ASEAN và Cộng đồng ASEAN mà còn giúp Cộng đồng ASEAN vững mạnh sau khi được hình thành. Ngày 30/8/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN.

Theo đó, Chương trình hành động này quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan báo chí, xuất bản triển khai thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về nội hàm, mục đích, các giá trị và lợi ích của Cộng đồng ASEAN và từng trụ cột của Cộng đồng trong bối cảnh Việt Nam đang cùng các nước thành viên ASEAN tiến gần đến mốc hình thành Cộng đồng vào 31/12/2015.

ASEAN đang tiến gần đến mốc trở thành một Cộng đồng, thông tin về Cộng đồng ASEAN ngày càng thu hút sự quan tâm tìm hiểu của người dân. Theo tôi, đây là một tín hiệu rất đáng mừng. Những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan cùng với sự quan tâm ngày càng cao của người dân đang là những yếu tố thuận lợi của Việt Nam trong quá trình đưa ASEAN đến gần hơn với người dân.

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu của Ban Thư ký ASEAN, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm dưới về nhận thức đối với ASEAN, trong đó phần lớn người dân Việt Nam, đặc biệt là những người sống ở các vùng nông thôn, dân tộc thiểu số còn chưa được tiếp cận nhiều với các thông tin về ASEAN; các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được tiếp cận đầy đủ thông tin về các cơ hội do Cộng đồng Kinh tế ASEAN nói riêng và Cộng đồng ASEAN nói chung mang lại.

Thu Hiền (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Cộng đồng ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Trà Vinh hôm nay ngày 5/12/2024

Lịch cúp điện Trà Vinh hôm nay ngày 5/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Trà Vinh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 5/12/2024.
Ngoại giao kinh tế và câu chuyện 50 năm vươn mình cùng dân tộc

Ngoại giao kinh tế và câu chuyện 50 năm vươn mình cùng dân tộc

Từ bước chạy đầu tiên, đặt nền móng cho sự vươn mình của dân tộc, Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao đã hòa chung dòng chảy của đất ...
Tình hình Syria: Nga-Mỹ đấu khẩu đổ lỗi, Moscow rút loạt tàu chiến về, Iran tính toán đưa quân đến

Tình hình Syria: Nga-Mỹ đấu khẩu đổ lỗi, Moscow rút loạt tàu chiến về, Iran tính toán đưa quân đến

Khi HĐBA LHQ họp về tình hình Syria, Nga và Mỹ cáo buộc lẫn nhau hỗ trợ các cuộc tấn công nhằm vào dân thường ở quốc gia Trung Đông ...
Ukraine cho phép binh sĩ đào ngũ có cơ hội 'quay đầu'

Ukraine cho phép binh sĩ đào ngũ có cơ hội 'quay đầu'

Một số đơn vị Ukraine đã quyết định cho những binh sĩ từng đào ngũ cơ hội quay trở lại phục vụ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu gắn sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng cán bộ, lựa chọn cán bộ đúng, ...
Mùa bão nhiệt đới năm 2024 gây thiệt hại đáng kể trên toàn thế giới

Mùa bão nhiệt đới năm 2024 gây thiệt hại đáng kể trên toàn thế giới

Những cơn bão mạnh bất thường trong mùa bão nhiệt đới năm 2024 gây thiệt hại đáng kể cho toàn thế giới, vượt mức trung bình của 10 năm.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga có đủ tiềm lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, vốn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững trên lục địa này.
Phiên bản di động