NASA chuẩn bị những bước cuối cùng cho sứ mệnh một lần nữa đưa người lên Mặt trăng

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang tiến hành một thử nghiệm đối với tên lửa hệ thống phóng không gian (SLS) trong loạt sứ mệnh Artemis, để đưa con người trở lại Mặt Trăng sau nhiều thập kỷ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Loạt sứ mệnh Artemis, với nhiệm vụ đưa con người trở lại Mặt trăng sau nhiều thập kỷ, được coi là biểu tượng cho tham vọng vũ trụ mới của Mỹ.

NASA đang chuẩn bị cho một sứ mệnh quan trọng mới mang tên Artemis. (Nguồn: NASA)
NASA đang chuẩn bị cho một sứ mệnh quan trọng mới mang tên Artemis. (Nguồn: NASA)

Đây là cuộc thử nghiệm lớn cuối cùng trước khi NASA triển khai sứ mệnh Artemis-1 không người lái vào mùa Hè này. Dữ liệu của cuộc thử nghiệm sẽ là cơ sở để cơ quan này quyết định thời điểm thực hiện sứ mệnh Artemis-1.

Trước đó, ngày 17/3, NASA đã bắt đầu di chuyển SLS từ cơ sở lắp ráp ở Trung tâm vũ trụ Kennedy đến tổ hợp bệ phóng cách đó 6,5 km. Các nhà khoa học có khoảng hai tuần để nạp hơn 3,2 triệu lít nhiên liệu đẩy siêu lạnh vào SLS và diễn tập từng giai đoạn trước khi thực hiện chính thức.

Hiện NASA đặt mục tiêu tháng 5 sẽ là thời điểm sớm nhất để thực hiện sứ mệnh Artemis-1 không người lái, với sự kết hợp đầu tiên giữa SLS và tàu vũ trụ Orion. Theo đó, SLS sẽ đưa Orion vào quỹ đạo thấp của Trái Đất và sau đó sử dụng tầng trên để thực hiện hành trình được gọi là đi xuyên Mặt Trăng.

Orion sẽ di chuyển cách Trái Đất hơn 450.000 km và cách Mặt Trăng gần 65.000 km, xa hơn bất kỳ tàu vũ trụ có khả năng chở người nào từng du hành trước đây.

Trong sứ mệnh 3 tuần, Orion sẽ triển khai 10 vệ tinh có kích cỡ hộp giày CubeSat để thu thập thông tin về môi trường vũ trụ sâu. “Hành khách” trên tàu sẽ là 3 hình nộm thu thập dữ liệu bức xạ và đồ chơi Snoopy, linh vật lâu nay của NASA.

Orion sẽ di chuyển quanh phía xa của Mặt Trăng, sử dụng động cơ đẩy do các chuyên gia của Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu chế tạo, trước khi trở về Trái Đất để thử nghiệm tấm chắn nhiệt khi bay vào khí quyển. Dự kiến tàu sẽ hạ cánh ở Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển bang California.

Sau Artemis-1 là sứ mệnh Artemis-2 có người lái, bay quanh Mặt Trăng nhưng không hạ cánh và Artemis-3 dự kiến vào năm 2025 mang nữ phi hành gia đầu tiên và phi hành gia da màu đầu tiên đáp xuống cực Nam của Mặt Trăng.

Theo NASA, chi phí cho dự án này rất cao, lên tới 4,1 tỷ USD cho 4 sứ mệnh Artemis đầu tiên.

NASA lên kế hoạch hiện diện thường trực trên Mặt Trăng, sử dụng nơi đây là cơ sở để thử nghiệm những công nghệ cần thiết cho sứ mệnh khám phá Sao Hỏa trong thập niên 2030, với phiên bản Block 2 của tên lửa đẩy SLS.

Nữ phi hành gia khát khao chinh phục không gian

Nữ phi hành gia khát khao chinh phục không gian

Cách đây 5 năm, ngày 30/3/2007, bà Peggy Whitson (người Mỹ) lập kỷ lục thế giới khi trở thành nữ phi hành gia có thời ...

Giữa căng thẳng Nga-Phương Tây, các nhà du hành vũ trụ Nga bay lên ISS

Giữa căng thẳng Nga-Phương Tây, các nhà du hành vũ trụ Nga bay lên ISS

Ngày 18/3, ba nhà du hành vũ trụ Nga đã bay lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) để thực hiện sứ mệnh kéo dài ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 29/4/2024: Liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không?

Bài tarot hôm nay 29/4/2024: Liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không nhé!
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Đoàn công tác số 9 đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam ...
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Thủ tướng Australia về vụ gỡ phim tấn công khủng bố ở Sydney.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động