Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Vilnus, Lithuania, ngày 12/7. (Nguồn: AFP/Getty Images) |
Tuyên bố nêu rõ: “Tương lai của Ukraine nằm ở NATO… Chúng tôi sẽ đưa ra lời mời cho Ukraine gia nhập liên minh khi các đồng minh đồng ý các điều kiện được đáp ứng”.
Mặc dù không nêu rõ các điều kiện cụ thể này, song các nhà lãnh đạo khẳng định, tổ chức này sẽ giúp Kiev đạt tiến bộ trong các hoạt động quân sự kết hợp, tăng cường cải cách nền dân chủ và an ninh.
Tin liên quan |
Thổ Nhĩ Kỳ ‘bật đèn xanh’ cho Thụy Điển vào NATO |
Quan trọng hơn, NATO cũng khẳng định, quá trình hội nhập hiện nay của Ukraine đồng nghĩa với việc này nước này không cần trải qua Kế hoạch hành động thành viên (MAP), qua đó “gửi thông điệp mạnh mẽ và tích cực tới Kiev”.
MAP là chương trình tư vấn, hỗ trợ của NATO dành cho những nước muốn gia nhập liên minh, ra mắt hồi tháng 4/1999. Thủ tục này đã hỗ trợ nhiều nước gia nhập NATO như Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Slovakia và Slovenia năm 2004. Cộng hòa Bắc Macedonia tham gia MAP từ năm 1999 và được kết nạp vào NATO tháng 3/2020.
Trước đó cùng ngày, tham dự Thượng đỉnh NATO, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định: “NATO sẽ mang lại an ninh cho Ukraine, còn Ukraine sẽ giúp NATO mạnh hơn…”.
Sau khi Hội nghị ra tuyên bố, ông Zelensky viết trên Twitter: “Quốc phòng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Tôi rất cảm kích khi các đối tác của mình đã sẵn sàng có những bước đi mới. Thêm vũ khí cho các binh sĩ!... Cùng nhau, chúng ta sẽ mang thêm nhiều công cụ mới tới Ukraine!”.
Bên lề Thượng đỉnh, Tổng thống Zelensky cũng đã gặp gỡ riêng rẽ với người đồng cấp Mỹ Joe Biden và có thể là một số nhà lãnh đạo khác trong NATO vào ngày 12/7 để tìm kiếm thêm viện trợ quân sự và vũ khí.
Mỹ, Anh, Pháp và Đức nhiều khả năng sẽ tiếp tục đưa ra những bảo đảm về hỗ trợ an ninh dài hạn với Ukraine thông qua viện trợ các khí tài hiện tại, tham gia huấn luyện cùng nhiều hình thức khác. Hiện Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định Paris sẽ cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev.
Trong khi đó, Đức đã công bố gói viện trợ mới trị giá 700 triệu Euro (770 triệu USD), bao gồm hai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cùng nhiều xe tăng và phương tiện chiến đấu khác.
| Xung đột Nga-Ukraine: Kiev và Moscow thông tin về tình hình Bakhmut, VSU đẩy lùi nhiều đợt tấn công Bulgaria lo xung đột tại Ukraine lan rộng, Kiev kêu gọi Berlin không lặp lại sai lầm... là một số tin tức đáng chú ý ... |
| Hội nghị thượng đỉnh NATO: Liệu có một thuật toán mang đến 'phép màu' cho Ukraine? Ukraine vẫn "nuôi mộng" sớm trở thành thành viên NATO. Mặc dù hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga nhưng nhiều thành viên ... |
| Chấp thuận Thụy Điển gia nhập NATO, liệu Thổ Nhĩ Kỳ có đổi lại được sự giúp đỡ của Mỹ về quốc phòng? Ngày 10/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler, trong đó ... |
| NATO đạt thỏa thuận về kế hoạch phòng thủ, Moscow nói Washington đang ‘dồn’ liên minh vào thế bất lợi nhất Ngày 10/7, vượt “rào cản” của Thổ Nhĩ Kỳ, các nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đạt ... |
| Đức nói tương lai của Kiev là ở NATO; liên minh 11 quốc gia huấn luyện phi công Ukraine lái máy bay F-16 Quan chức Đức cho rằng, quyết định chính trị về con đường gia nhập NATO của Ukraine sẽ liên quan đến một số điều kiện ... |