Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht. (Nguồn: Getty Images) |
Phát biểu trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Lithuania, Bộ trưởng Lambrecht đã bày tỏ tình đoàn kết với các đồng minh phía Đông, khẳng định Đức "luôn đứng về phía các đối tác và bạn bè".
Liên quan tình hình căng thẳng ở Ukraine, Bộ trưởng Lambrecht nhấn mạnh, cần phải được giải quyết bằng con đường ngoại giao bên cạnh khả năng răn đe đáng tin cậy, đồng nghĩa với việc cần thảo luận với nhau.
Theo đó, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Đức cho hay, Hội đồng NATO sẽ thảo luận về các đề xuất của Nga vào tuần tới. Bà đánh giá đây là đây là việc quan trọng cần làm, song cũng cho rằng, Nga không nên "chỉ đạo" cách hành động cho các đối tác NATO.
Theo bà Lambrecht, NATO sẽ hành động khi cần và sự hiện diện của liên minh quân sự ở Lithuania là rất có chủ ý nhằm gửi đi tín hiệu răn đe của khối liên minh quân sự. NATO bắt đầu triển khai sứ mệnh răn đe gần 5 năm trước khi các đồng minh chuyển lực lượng đến Ba Lan và các nước Baltic.
Sứ mệnh "Hiện diện tăng cường phía trước" (eFP) là phản ứng của phương Tây trước việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014 cũng như các động thái liên quan tới Thỏa thuận Minsk.
Với chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Lithuania, Bộ trưởng Lambrecht muốn bày tỏ tình đoàn kết với các đồng minh phía Đông, đồng thời khẳng định sự sát cánh của Đức với các nước này trong bối cảnh tình hình Ukraine được đánh giá là đang "hết sức nghiêm trọng".
Trước đó ngày 17/12, Nga đã công bố dự thảo thoả thuận giữa Nga, Mỹ và NATO về việc đảm bảo an ninh cho Moscow.
Theo đề xuất này, NATO sẽ không kết nạp Ukraine và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khác; rút vũ khí khỏi khu vực và chấm dứt các cuộc diễn tập ở đây. Mỹ ngay lập tức tuyên bố bác bỏ các đề xuất của Nga, song cho biết sẵn sàng đối thoại.
Trong một tin liên quan, cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nhận định, quan điểm của Mỹ liên quan các đề xuất đảm bảo an ninh của Moscow sẽ quyết định đến việc NATO phản ứng như thế nào với các đề xuất đó.
Khẳng định đề xuất của Nga không có bất kỳ ẩn ý nào, ông Grushko xác nhận, NATO chưa liên hệ với Moscow.
Liên quan đề nghị của EU sẵn sàng thảo luận các vấn đề an ninh trong khuôn khổ Hội đồng Nga-NATO, nhà ngoại giao Nga tuyên bố, điều đó chứng tỏ “trong lĩnh vực an ninh quân sự, EU hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của NATO”.
| Đức: Nga không thể 'sai khiến' NATO Ngày 19/12, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho biết Nga không thể “sai khiến” Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ... |
| Nga: Quan hệ với Mỹ chưa rơi xuống mức thấp nhất Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 18/12 cho rằng các đề xuất an ninh mà Moscow đưa ra có thể giúp giảm căng ... |