Nền kinh tế Mỹ đang bỏ xa châu Âu như thế nào?

Hà Phong
Báo Financial Times (FT) nhận định xu hướng rõ ràng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và được củng cố trong đại dịch Covid-19 đó là nền kinh tế Mỹ đã vượt qua châu Âu, được dự báo sẽ tiếp diễn đến năm 2024 và thậm chí xa hơn nữa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nền kinh tế Mỹ đã bỏ xa châu Âu như thế nào?
Nền kinh tế Mỹ đã vượt qua châu Âu, được dự báo sẽ tiếp diễn đến năm 2024 và thậm chí xa hơn nữa. (Nguồn: Bloomberg)

Tuần trước, trong Hội nghị mùa Thu 2023 của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ở Marrakech, Maroc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã tuyên bố rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu toàn cầu, dự kiến tăng trưởng 1,5% trong năm tới. Trong khi, dự báo tăng trưởng kinh tế của IMF đối với Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và Anh lần lượt là 1,2% và 0,6%.

Đâu là nguyên nhân lý giải cho sự khác biệt ngày càng lớn giữa hai khu vực giàu có nhất thế giới, khi Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ gần gấp đôi Eurozone và Anh trong hai thập kỷ qua?

Những lý do chính bao gồm từ chu kỳ đến cơ cấu. Các yếu tố tương đối ngắn hạn như biện pháp kích thích sau đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine đã tạo nên sự khác biệt, nhưng còn có những yếu tố khác để giải thích cho câu hỏi này, như khả năng tiếp cận tín dụng và xu hướng đầu tư, cùng với thành phần công nghiệp và nhân khẩu học.

Tin liên quan
Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế của toàn cầu Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế của toàn cầu

Gói kích thích dồi dào thúc đẩy chi tiêu

Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, các quan chức ở hai bên bờ Đại Tây Dương đã sử dụng các biện pháp kích thích tài chính mạnh mẽ, để ngăn chặn cuộc khủng hoảng y tế chuyển thành khủng hoảng kinh tế.

Tuy nhiên, Mỹ đã thực hiện với quy mô lớn hơn. Điều này đã dẫn đến mức thâm hụt ngân sách khổng lồ của Mỹ trong các hai năm đại dịch. Vào năm 2021, thâm hụt của chính phủ Mỹ chiếm 9,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn gấp đôi mức thâm hụt của Eurozone và gần gấp đôi so với mức của Anh.

Chuyên gia Jennifer McKeown, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Capital Economics, cho biết: “Mỹ đã có phản ứng tài chính đặc biệt mạnh mẽ sau đại dịch và điều này đã hỗ trợ nền kinh tế”.

Sự hỗ trợ hào phóng của chính phủ Mỹ đã giúp thúc đẩy sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng, trở thành một trong những lý do chính khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này rất mạnh mẽ.

Ông Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của IMF, cho biết các hộ gia đình châu Âu có thể đã “thận trọng” hơn so với các hộ gia đình Mỹ vì những lý do khác, bao gồm cả việc họ ở gần cuộc xung đột ở Ukraine hơn.

Ông Gourinchas lập luận rằng cú sốc giá năng lượng "khốc liệt" ở châu Âu - một hậu quả khác của cuộc xung đột - là động lực "quan trọng nhất" dẫn đến sự khác biệt kinh tế gần đây của hai khu vực.

Giá khí đốt bán buôn ở châu Âu đã tăng lên mức cao kỷ lục, lớn hơn nhiều so với mức giá ở Mỹ, sau khi xung đột bùng phát vào tháng 2/2022. Kết quả là lạm phát giá năng lượng tại Anh lên tới 59% và tại Eurozone là 44%.

Tại Hội nghị mùa Thu IMF-WB, Vị chuyên gia hàng đầu của IMF, phát biểu: “Khu vực này (châu Âu) còn nghèo do giá năng lượng cao”.

Chuyên gia Tomasz Wieladek, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu tại công ty đầu tư T Rowe Price, đồng quan điểm. Ông nhấn mạnh: “Nguồn năng lượng chính của châu Âu đã không còn đáng tin cậy”.

Lĩnh vực công nghệ đang bùng nổ của Mỹ

Yếu tố cấu trúc quan trọng đằng sau sự khác biệt kinh tế giữa Mỹ và châu Âu là sự khác nhau về cơ cấu công nghiệp của hai nền kinh tế. Mỹ có một hệ thống công nghệ đang bùng nổ. Nhiều công ty của nước này đã thành công và ngày càng sáng tạo, như Amazon, Alphabet (công ty mẹ của Google) và Microsoft. Trong khi châu Âu không sở hữu các công ty có quy mô tương đương.

Một số nhà kinh tế cảnh báo rằng việc Mỹ thống trị lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể khiến cho khoảng cách với châu Âu ngày càng mở rộng. Ngược lại, các lĩnh vực công nghiệp tiềm năng quan trọng của châu Âu đang chật vật đối mặt với mối đe dọa cạnh tranh từ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chẳng hạn như xe điện.

Chuyên gia Christian Keller, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế tại Ngân hàng Đầu tư Barclays, nói: “Châu Âu, đặc biệt là Đức, đã là ‘người chiến thắng lớn’ từ xu hướng toàn cầu hóa cho đến năm 2018. Nhưng kiểu toàn cầu hóa đó giờ đây dường như đã kết thúc”.

Không những vậy, Mỹ cũng đang tỏ ra nhanh nhẹn hơn trong việc chuyển đổi nền kinh tế sang hướng công nghệ xanh. Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) trị giá 369 tỷ USD của Washington đã giúp khuyến khích đầu tư vào công nghệ xanh, với hàng trăm tỷ USD tiền trợ cấp và tín dụng thuế.

Tin liên quan
Nền kinh tế châu Âu nào Nền kinh tế châu Âu nào 'bị tổn thương' nhiều nhất bởi xung đột Nga-Ukraine?

Theo nhiều nhà kinh tế, phản ứng của Liên minh châu Âu (EU) chậm hơn và quá trình thực thi cũng phức tạp hơn. Bị thu hút bởi IRA, một số công ty châu Âu đã chuyển đầu tư sang Mỹ, bao gồm Total Energies, BMW và Northvolt. Chuyên gia Gruenwald, nhà kinh tế trưởng tại S&P Global Ratings , cho biết: “Chắc chắn hiện đang có một sự phục hưng đầu tư ở Mỹ”.

Việc tiếp cận tài chính dễ dàng hơn từ lâu đã giúp nền kinh tế Mỹ, bao gồm cả lĩnh vực công nghệ, bùng nổ. Nhiều vốn đầu tư mạo hiểm hơn, thị trường nợ và vốn cổ phần phát triển tốt hơn đã giúp các công ty Mỹ dễ dàng huy động vốn để mở rộng hoạt động nhanh hơn so với các đối tác châu Âu ,vốn phụ thuộc lớn vào hoạt động giải ngân của các ngân hàng.

Sau khủng hoảng tài chính, châu Âu cũng phải chịu đựng cuộc khủng hoảng nợ công và chính sách thắt lưng buộc bụng tài chính dai dẳng hơn. Cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.

Chỉ riêng trong lĩnh vực AI, tổng số vốn đầu tư mạo hiểm chảy vào Mỹ trong thập kỷ qua đã lên tới 450 tỷ USD, gấp gần 10 lần so với Eurozone hoặc Anh, theo dữ liệu từ OECD. Chuyên gia Keller cho biết: “Khả năng huy động số tiền lớn, tài trợ cho khoản đầu tư khá rủi ro không có ở châu Âu” và “Mô hình tài chính ngân hàng châu Âu không cho phép điều đó.”

Ông Nathan Sheets, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Citi của Mỹ, nhấn mạnh rằng vốn đầu tư mạo hiểm đã cung cấp “cơ chế tài chính linh hoạt” cho công nghệ. Ông nói: “Tôi chắc chắn rằng việc đưa ra các ý tưởng công nghệ cho một công ty đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon sẽ dễ dàng hơn so với việc đưa ra ý tưởng đó cho một ngân hàng lớn ở châu Âu”.

Các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô nhanh hơn ở Mỹ vì quốc gia này cung cấp một thị trường rộng lớn với ngôn ngữ chính sách nhất quán và hệ thống quản lý, hỗ trợ đổi mới. Mặc dù là thị trường liền khối nhưng EU vẫn bị phân mảnh về nhiều mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ.

Sự đổi mới từ các trường đại học hàng đầu của Mỹ, “cái nôi” đào tạo công nghệ hàng đầu thế giới, chẳng hạn như Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở khu vực bờ Đông và Stanford ở bờ Tây, cũng đã phát huy hiệu quả. Chuyên gia Sheets cho biết: “Một khi bạn có được sự tích tụ chuyên môn đó, nó sẽ có xu hướng phát triển nhanh chóng. Những yếu tố đó đã giúp thúc đẩy đầu tư và năng suất của Mỹ, một yếu tố quyết định quan trọng đến mức sống, cao hơn nhiều so với ở châu Âu”.

Lợi thế nhân khẩu học

Dân số già hóa nhanh chóng ở châu Âu và tốc độ tăng trưởng dân số yếu hơn đang đè nặng lên nền tài chính công của lục địa này. Nó cũng có tác động đến khoảng cách kinh tế với Mỹ, nơi - không giống như châu Âu - đã chứng kiến dân số trong độ tuổi lao động tăng kể từ năm 2010, mặc dù tốc độ đó đang ngày càng chậm.

Ông Alfred Kammer, Giám đốc IMF khu vực châu Âu, cho biết hồi đầu tháng này: “Châu Âu đã phải vật lộn với tình trạng tăng trưởng năng suất thấp trong một thời gian và những ảnh hưởng của già hóa dân số cũng như hạn chế về nguồn cung lao động đang bắt đầu ảnh hưởng”.

Nền kinh tế Mỹ đã bỏ xa châu Âu như thế nào?
Dân số già hóa nhanh chóng ở châu Âu và tốc độ tăng trưởng dân số yếu hơn đang đè nặng lên nền tài chính công của lục địa này. (Nguồn: AFP)

Nếu không có sự khác biệt về nhân khẩu học, khoảng cách giữa tăng trưởng xuyên Đại Tây Dương sẽ ít rõ ràng hơn. Tuy nhiên, trong những thập kỷ tới, xu hướng nhân khẩu học sẽ thiên về hướng có lợi hơn cho châu Âu. Chuyên gia Wieladek lưu ý rằng sự tăng trưởng của châu Âu đã được hỗ trợ bởi những xu hướng thuận lợi trên thị trường lao động trong những thập kỷ gần đây, chẳng hạn như ngày càng có nhiều phụ nữ và người già đi làm. Ông nói: “Tiền lương của công nhân lành nghề Đông Âu đang tăng lên nhanh chóng. Cải cách xã hội ở Tây Âu, nhân tố góp phần nâng cao sự tham gia vào thị trường lao động, có thể đã đạt đến giới hạn.”

Khoảng cách ngày càng mở rộng?

Với sự đầu tư mạnh mẽ hơn và nhân khẩu học tốt hơn, khoảng cách kinh tế giữa Mỹ và châu Âu có thể sẽ ngày càng mở rộng trong những năm tới. Chuyên gia Keller cho biết: “Mỹ có thể nâng mức tăng trưởng tiềm năng trong khi châu Âu đang cố gắng duy trì mức tăng trưởng thấp hơn hiện có”.

Chuyên gia Samy Chaar, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Lombard Odier, nhận định khả năng châu Âu bắt kịp Mỹ là “rất khó xảy ra”. Trong khi, chuyên gia Sven Jari Stehn, nhà kinh tế tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, phân tích Mỹ sẽ “tiếp tục phát triển nhanh hơn Eurozone trong những năm tới”, ngay cả khi các yếu tố tạm thời hậu đại dịch mờ nhạt dần.

Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách cao của Mỹ - dự kiến sẽ đẩy nợ công từ mức 97% GDP hiện tại lên mức cao kỷ lục 119% GDP vào năm 2033 - đặt ra mối đe dọa cho quá trình tăng trưởng của nước này. Vì vậy, ông Keller cho rằng: “Mỹ sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn về mặt tài chính.

Kinh tế Mỹ bất ngờ nhận tin vui

Kinh tế Mỹ bất ngờ nhận tin vui

Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 18/10, hoạt động xây dựng nhà ở mới của nước này đã tăng trở ...

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tạm giành ưu thế trước Tổng thống Joe Biden tại các bang quan trọng

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tạm giành ưu thế trước Tổng thống Joe Biden tại các bang quan trọng

Ngày 19/10, Bloomberg News và Morning Consult đồng loạt công bố kết quả cuộc thăm dò gần đây với kết quả cho thấy ứng viên ...

Fed ra cảnh báo 'nóng' về kinh tế Mỹ

Fed ra cảnh báo 'nóng' về kinh tế Mỹ

Ngày 20/10, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed, ngân hàng trung ương) cho biết, khả năng lạm phát kéo dài khiến lãi suất cao ...

Bidenomics gây dựng lại vị thế kinh tế Mỹ?

Bidenomics gây dựng lại vị thế kinh tế Mỹ?

Tổng thống Mỹ Joe Biden quảng bá rầm rộ về Bidenomics nhằm giành ưu thế với đối thủ đáng gờm - cựu Tổng thống Donald ...

Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế của toàn cầu

Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế của toàn cầu

Theo dự báo trung bình của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg, GDP của Mỹ tăng 4,3% trong quý III/2023. Đây ...

(theo Financial Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động