Nền kinh tế trước áp lực giảm tốc, Trung Quốc vẫn ‘đủng đỉnh’ không đi đâu mà vội, đây là lý do

Hải An
Hiện nay, lối suy nghĩ và phong cách chính sách đã thay đổi của các nhà hoạch định chính sách hàng đầu Trung Quốc giúp giải thích tại sao nền kinh tế số 2 thế giới vẫn vững vàng và ít biến động hơn trong những năm gần đây.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nền kinh tế trước áp lực giảm phát, Trung Quốc vẫn ‘đủng đỉnh’ không đi đâu mà vội, đây là lý do
Cách tiếp cận ngày càng thận trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô là lý do chính giúp Trung Quốc tránh được tình trạng lạm phát phi mã trong hai năm qua. (Nguồn: Getty Images)

Theo tác giả Zhang Jun* trong bài viết mới đây trên The Japan Times, việc Trung Quốc không vội vã hành động khi nền kinh tế nước này đứng trước áp lực suy thoái đã khiến các nhà quan sát nước ngoài cũng như công chúng trong nước bối rối.

Không vội vã hành động

Tổng cầu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã suy yếu đáng kể trong ba năm qua. Bên cạnh những ảnh hưởng từ chính sách chống Covid-19, quốc gia vốn được cho là công xưởng của thế giới này còn bị đè nặng bởi nhu cầu toàn cầu sụt giảm. Tháng 7/2023, xuất khẩu giảm 14,5%, trái ngược hoàn toàn với mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ 17,2% được ghi nhận vào tháng 7/2022.

Trước những áp lực suy thoái này, quyết định của chính phủ không công bố gói kích thích lớn như nhiều người dự đoán đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải rời bỏ thị trường và các nhà quan sát vô cùng bối rối.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/9): EU có thể gỡ trừng phạt 3 doanh nhân Nga, dầu Moscow Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/9): EU có thể gỡ trừng phạt 3 doanh nhân Nga, dầu Moscow 'ào ào' chảy tới Triều Tiên, CPI Mỹ tăng mạnh

Trong khi các nhà lãnh đạo chắc chắn nhận thức được tình trạng giảm sút của nền kinh tế, họ có thể ước tính rằng, nguy cơ của việc tung ra gói cứu trợ còn tệ hơn là “án binh bất động”. Hoặc có lẽ họ tin tưởng hơn vào khả năng phục hồi của nền kinh tế trong nước trước suy thoái kinh tế toàn cầu và tin nền kinh tế sẽ tự phục hồi nhanh chóng.

Trung Quốc dường như đã chọn không thực hiện thêm hành động nào. Trên thực tế, Bắc Kinh hiện đang phải đối mặt với những rào cản đáng kể đối với bất kỳ sự can thiệp kinh tế bổ sung nào.

Việc còn vướng các khoản nợ lớn đã khiến Trung Quốc không có nhiều cơ hội để hành động. Hơn nữa, cạnh tranh địa kinh tế ngày càng khốc liệt đang đặt ra những thách thức chưa từng có mà nước này phải đối mặt trong 40 năm qua.

Chọn lối đi riêng

Do đó, Trung Quốc đã áp dụng cách tiếp cận ngày càng thận trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô. Chính sách tiền tệ là một trường hợp thú vị. Ví dụ, khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 3/2020, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã ngay lập tức cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0.

Ngược lại, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) chỉ hạ lãi suất 0,2 điểm phần trăm. Tương tự, trong khi Fed đã tăng lãi suất nhanh chóng để đối phó với lạm phát gia tăng, tăng lãi suất thêm 5 điểm phần trăm kể từ tháng 3/2022, thì PBOC theo đuổi một loạt đợt cắt giảm lãi suất ở ngưỡng nhỏ để đáp ứng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nhu cầu giảm.

Cách tiếp cận này cũng là lý do chính giúp Trung Quốc tránh được tình trạng lạm phát phi mã trong hai năm qua. Điều này đã được làm rõ trong bài phát biểu hồi tháng 4 của cựu Thống đốc PBOC Yi Gang trong chuyến thăm Viện Kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, Mỹ.

Trong bài phát biểu của mình, ông Yi nhấn mạnh, việc PBOC tuân thủ “nguyên tắc suy giảm”, có nghĩa là các ngân hàng trung ương nên kiềm chế thực hiện các hành động quyết liệt trong những trường hợp không chắc chắn.

Mặc dù khái niệm nổi tiếng này lần đầu tiên được nhà kinh tế học William Brainard của Đại học Yale đưa ra vào năm 1967, nhưng bài phát biểu của ông Yi đã đưa ra những hiểu biết sâu sắc có giá trị về sự thay đổi trong tư duy chính sách kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây.

Về lý thuyết, một chính sách tiền tệ thận trọng hơn có thể điều chỉnh tốt hơn các biện pháp ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Để đạt được mục tiêu này, các ngân hàng trung ương nên đặt lãi suất thực càng gần với tốc độ tăng trưởng sản lượng tiềm năng càng tốt. Công trình tiên phong của nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Edmund S. Phelps về tỷ lệ tiết kiệm theo quy tắc vàng minh họa lợi ích của phương pháp này.

Bài phát biểu của ông Yi phần nào phản ánh lối suy nghĩ hiện tại và phong cách chính sách đã thay đổi của các nhà hoạch định chính sách hàng đầu Trung Quốc. Điều này giúp giải thích tại sao nền kinh tế số 2 thế giới trở nên ít biến động hơn trong những năm gần đây.

Với việc giảm bớt các chính sách phản chu kỳ, Trung Quốc đã cố gắng duy trì tăng trưởng ngay cả khi nhu cầu không tăng đột biến. Điều này có thể phù hợp với kế hoạch phát triển của chính phủ, nhằm giảm thiểu chi phí khổng lồ liên quan việc đạt được mức tăng trưởng không cân bằng, chẳng hạn như sự gia tăng nhanh chóng các rủi ro tài chính ngắn hạn.

Nỗ lực “giảm thiểu rủi ro”

Việc Trung Quốc rời bỏ chính sách kinh tế vĩ mô tích cực có thể là do nước này nhận thức được nguy cơ do họ đã đạt đến ngưỡng quan trọng về rủi ro hệ thống tài chính vài năm trước.

Nền kinh tế trước áp lực giảm phát, Trung Quốc vẫn ‘đủng đỉnh’ không đi đâu mà vội, đây là lý do

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 3/2020, Fed ngay lập tức cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0. Ngược lại, PBOC chỉ hạ lãi suất 0,2 điểm phần trăm. (Nguồn: Shutterstock)

Do đó, Bắc Kinh đã phát động nỗ lực “giảm thiểu rủi ro” toàn diện vào năm 2016. Các nhà hoạch định chính sách đã áp dụng giảm thiểu rủi ro làm nguyên tắc chỉ đạo, chuyển từ các chính sách kinh tế vĩ mô tích cực sang cách tiếp cận thận trọng hơn.

Để “giảm thiểu rủi ro” và giải quyết tình trạng tài chính hóa quá mức của nền kinh tế thực, Trung Quốc đã khởi xướng một làn sóng can thiệp tài chính có mục tiêu và giảm đòn bẩy tài chính, kiểm soát ngành quản lý tài sản, tiến hành điều chỉnh trong các lĩnh vực tài chính và bất động sản vốn sử dụng đòn bẩy tài chính cao.

Ngày nay, một phần rủi ro và bất ổn đối với nền kinh tế Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào cũng đều xuất phát từ áp lực bên ngoài. Hai thập niên trước, khi nền kinh tế nước này còn tương đối nhỏ và có tỷ giá hối đoái cố định, chính sách trong nước phần lớn được cách ly khỏi những ảnh hưởng bên ngoài.

Nhưng nền kinh tế Trung Quốc đã trở nên quá lớn và mối quan hệ của nó với các nền kinh tế khác đã thay đổi đáng kể, khiến Bắc Kinh phải áp dụng cách tiếp cận thận trọng hơn để đối phó với tình huống không chắc chắn. Ví dụ, PBOC hiện phải theo dõi chặt chẽ những thay đổi trong chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Trung Quốc và đánh giá tác động tiềm tàng đối với thị trường vốn cũng như tỷ giá hối đoái đồng NDT.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc rời bỏ chính sách kinh tế vĩ mô tích cực không có gì đáng ngạc nhiên. Các chính sách giảm thiểu rủi ro có thể đã tỏ ra hiệu quả trong việc ngăn chặn khủng hoảng tài chính hoặc nợ, nhưng đại dịch và các chính sách liên quan đến Covid-19 sau đó đã cản trở khả năng tái cân bằng và phục hồi của nền kinh tế, dẫn đến nhu cầu giảm thêm.

Đưa tổng cầu trở lại mức trước đại dịch là rất quan trọng để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu này, các chính sách tài chính và tiền tệ của quốc gia Đông Bắc Á có thể chủ động hơn do các chính sách giảm thiểu rủi ro đã được áp dụng trong một thời gian dài.

Trong khi các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với một hành động cân bằng mong manh, thì nguy cơ suy thoái kéo dài ngày càng tăng cho thấy sự cần thiết phải tìm ra giải pháp hiệu quả hơn cho những thách thức cấp bách mà nền kinh tế Trung Quốc có thể phải đối mặt.

Nhưng quốc gia này vẫn có thể làm nhiều hơn nữa để tái cân bằng nền kinh tế của mình, bằng cách cam kết thực hiện cải cách cơ cấu, loại bỏ các rào cản gia nhập và mở cửa các lĩnh vực hiện đang bị đóng cửa đối với cạnh tranh nước ngoài - như giáo dục, đào tạo, tư vấn và chăm sóc sức khỏe. Bắc Kinh cũng có thể tạo ra nhiều cơ hội thị trường cho khu vực tư nhân và tiến gần hơn đến việc đạt được mục tiêu ổn định kinh tế lâu dài.

* Ông Zhang Jun hiện là Trưởng Khoa Kinh tế - Đại học Phúc Đán, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Trung Quốc - tổ chức tư vấn có trụ sở tại Thượng Hải.

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/9): EU có thể gỡ trừng phạt 3 doanh nhân Nga, dầu Moscow 'ào ào' chảy tới Triều Tiên, CPI Mỹ tăng mạnh

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/9): EU có thể gỡ trừng phạt 3 doanh nhân Nga, dầu Moscow 'ào ào' chảy tới Triều Tiên, CPI Mỹ tăng mạnh

Lượng dầu Nga xuất sang Triều Tiên tăng 4 lần, Ukraine gặp ‘cửa khó’ trong việc bán ngũ cốc, CPI Mỹ tăng mạnh nhất hơn ...

Giá tiêu hôm nay 13/9/2023, cây trồng khác lên ngôi, giá hồ tiêu liên tục thấp nhiều năm, nông dân chặt bỏ hoặc sản xuất cầm chừng

Giá tiêu hôm nay 13/9/2023, cây trồng khác lên ngôi, giá hồ tiêu liên tục thấp nhiều năm, nông dân chặt bỏ hoặc sản xuất cầm chừng

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 70.500 – 73.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 14/9/2023, Mỹ giảm nhập, giá hồ tiêu Malaysia sẽ tăng mạnh, Ấn Độ điều chỉnh sau ‘cơn sốt’

Giá tiêu hôm nay 14/9/2023, Mỹ giảm nhập, giá hồ tiêu Malaysia sẽ tăng mạnh, Ấn Độ điều chỉnh sau ‘cơn sốt’

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 70.500 – ...

Giá vàng hôm nay 12/9/2023: Giá vàng bất ngờ đảo chiều, nhận sự nâng đỡ từ đồng USD trượt dốc, vàng SJC thuận đà bứt tốc

Giá vàng hôm nay 12/9/2023: Giá vàng bất ngờ đảo chiều, nhận sự nâng đỡ từ đồng USD trượt dốc, vàng SJC thuận đà bứt tốc

Giá vàng hôm nay 12/9/2023, giá vàng bất ngờ đảo chiều khi đồng USD trượt dốc. Những lo ngại về suy thoái kinh tế của ...

Bất động sản mới nhất: Condotel ảm đạm, Hà Nội bổ sung danh mục dự án thu hồi đất, lưu ý khi thế chấp sổ đỏ của người khác

Bất động sản mới nhất: Condotel ảm đạm, Hà Nội bổ sung danh mục dự án thu hồi đất, lưu ý khi thế chấp sổ đỏ của người khác

Phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng có sức cầu thị trường khiêm tốn, Hà Nội xem xét điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án ...

(theo The Japan Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam, vượt xa tất cả các doanh nghiệp còn lại.
Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc từ hôm nay, 24/11.
Bước chân hòa nhập 2024: Khẳng định nghị lực người khuyết tật

Bước chân hòa nhập 2024: Khẳng định nghị lực người khuyết tật

'Bước chân hòa nhập 2024' mùa 2 chính thức diễn ra tại công viên Sông Hậu. Sự kiện do Hội Người khuyết tật TP Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Bồi đắp tình yêu Tổ quốc qua Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng'

Bồi đắp tình yêu Tổ quốc qua Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng'

Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng' giới thiệu gần 200 tài liệu, bản đồ, hình ảnh lưu trữ quý giá phản ánh lịch sử.
Chương trình 'Vũ điệu thời gian': Sức mạnh nghệ thuật kết nối các dân tộc

Chương trình 'Vũ điệu thời gian': Sức mạnh nghệ thuật kết nối các dân tộc

Chương trình 'Vũ điệu thời gian' là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của nghệ thuật trong kết nối các dân tộc.
Bóng bàn Đông Nam Á: Việt Nam ghi dấu ấn

Bóng bàn Đông Nam Á: Việt Nam ghi dấu ấn

Giải bóng bàn Đông Nam Á 2024 tay vợt Nguyễn Khoa Diệu Khánh đã giúp đội tuyển bóng bàn Việt Nam giành tấm Huy chương vàng (HCV) danh giá ở ...
PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam, vượt xa tất cả các doanh nghiệp còn lại.
Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Hội nghị Doanh nhân Việt Nam 2024 với chủ đề Doanh nhân Việt Nam: Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ diễn ra tại Đà Nẵng.
Giá cà phê hôm nay 24/11/2024: Giá cà phê trở lại mức đỉnh, cung robusta khiến thị trường lo lắng, hy vọng từ nguồn Việt Nam?

Giá cà phê hôm nay 24/11/2024: Giá cà phê trở lại mức đỉnh, cung robusta khiến thị trường lo lắng, hy vọng từ nguồn Việt Nam?

Giá cà phê hôm nay 24/11/2024: Giá cà phê trở lại mức đỉnh, nguồn cung robusta khiến thị trường lo lắng, hy vọng từ nguồn Việt Nam?
Lãnh đạo PetroVietnam tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas

Lãnh đạo PetroVietnam tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas

Lãnh đạo PetroVietnam tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas.
Nhiều cánh cửa vào thị trường Halal đang mở ra cho nông sản Việt Nam

Nhiều cánh cửa vào thị trường Halal đang mở ra cho nông sản Việt Nam

Với số lượng 2,2 tỷ người tiêu dùng từ thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal), các ngành hàng nông sản Việt Nam như được rộng cửa giao thương thế giới.
Giá heo hơi hôm nay 24/11: Biến động khó lường

Giá heo hơi hôm nay 24/11: Biến động khó lường

Nhìn chung, thị trường heo hơi tuần qua vẫn biến động khó lường. Nhiều chuyên gia dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài sang tuần sau.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động