Nhỏ Bình thường Lớn

Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt tại Lào mỗi dịp Tết cổ truyền

Ngay sau thời khắc chuyển giao năm cũ và chào đón năm mới với những người Việt đang sống ở xa quê, việc đi lễ chùa lễ Phật đầu năm là một trong những hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền.
người Việt tại Lào
Cộng đồng người Việt Nam tại thủ đô Vientiane, Lào tới chùa thắp hương lễ Phật đầu năm. (Ảnh: Đỗ Bá Thành)

Trong tiết trời se lạnh của ngày đầu năm Giáp Thìn 2024, chùa Phật Tích ở thủ đô Vientiane, Lào đã trở nên đông đúc và rực sáng trong ánh đèn, nến, cùng những làn khói tỏa ra từ nhang, khiến nơi đây trở nên ấm áp hơn bao giờ hết.

Tin liên quan
Văn khấn Tết 2024: Bài văn khấn mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn ngắn gọn, chuẩn xác nhất Văn khấn Tết 2024: Bài văn khấn mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn ngắn gọn, chuẩn xác nhất

Tâm thức của người Việt Nam luôn tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện mà còn là khoảnh khắc để con người hòa mình chốn tâm linh, bỏ lại đằng sau bao vất vả mưu sinh cũng như cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau. Người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, người thì đi lễ chỉ để tìm lấy những giây phút yên bình, nhằm xua tan những lo toan bộn bề cuộc sống và có người cùng để tìm lại nét đẹp ngày Tết do phải sống ở nơi xa Tổ quốc.

Sinh sống và làm việc tại Lào đã lâu nhưng năm nào cũng vậy, anh Phan Tiến Anh lại cùng với vợ và hai con cũng đến chùa vào mỗi dịp đầu Xuân năm mới.

Anh cho biết, mình duy trì truyền thống này trước hết là để các con anh hiểu được giá trị văn hóa truyền thống, những nét đẹp của Việt Nam trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, tiếp đó là để cầu chúc cho anh và gia đình một năm mới nhiều sức khỏe, niềm vui và bình an.

Bà Nguyễn Thị Bích Liên, sinh ra và lớn lên tại Lào cho biết, cứ vào chiều 30 Tết, bà cùng với gia đình và các con cháu lên chùa thắp hương lễ Phật sau là chờ xem múa lân để có không khí Tết vì bà sống ờ Lào đã lâu và vào mỗi dịp như này bà lại cảm thấy thiếu không khí Tết như ở Việt Nam. Bà muốn cho các con cháu của bà biết được không khí ấy thiêng liêng như thế nào.

Cuộc sống ngày càng hiện đại và đối với mỗi người dân Việt Nam dù ở bất kỳ đâu trên Trái đất này thì nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm không chỉ là truyền thống mà còn là dịp để bà con truyền lại những giá trị tốt đẹp Tết cổ truyền của dân tộc cho thế hệ mai sau, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ cũng như thêm yêu và trân quý những giá trị cội nguồn.

(theo TTXVN)

Xem ngày giờ xuất hành đầu năm Giáp Thìn 2024 để gặp may mắn, tài lộc

Xem ngày giờ xuất hành đầu năm Giáp Thìn 2024 để gặp may mắn, tài lộc

Mọi người thường chọn hướng xuất hành và ngày giờ xuất hành đẹp để mong một năm mới thuận lợi, may mắn, phúc lộc và ...

Những điều cần làm khi xuất hành vào dịp Tết

Những điều cần làm khi xuất hành vào dịp Tết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người thường có thói quen chú ý đến việc ra khỏi nhà lần đầu tiên trong năm mới ...

Tết Giáp Thìn 2024: Ngắm pháo hoa rực sáng đêm Giao Thừa trên cả nước

Tết Giáp Thìn 2024: Ngắm pháo hoa rực sáng đêm Giao Thừa trên cả nước

Đúng 0h ngày mùng 1 Tết Nguyên đán 2024, pháo hoa nổ tưng bừng trên bầu trời các tỉnh, thành cả nước. Người dân hân ...

Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán 2024 làm gì để may mắn cả năm?

Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán 2024 làm gì để may mắn cả năm?

Theo quan niệm dân gian, trong những ngày đầu năm mới dịp Tết Nguyên đán có một số việc mọi người nên làm để cả ...

Những điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán 2024

Những điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán 2024

Theo quan niệm dân gian, mùng 1 Tết Nguyên đán tuyệt đối không nên đóng cửa nhà, không nên dùng dao, kéo hay quét nhà...