Nếu Nga kết thúc chiến dịch quân sự tại Ukraine, giá dầu và khí đốt có còn ‘cuồng loạn’?

Hải An
Ngoài các sàn giao dịch, sự “cuồng loạn” giá cả hàng hóa vẫn chưa xuất hiện rộng rãi. Tuy nhiên, sự bình lặng này khó có thể kéo dài. Hiện tại, giá cả chỉ là những con số trên màn hình. Nhưng trong 4 tuần nữa, chúng sẽ trở thành hiện thực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nếu Nga kết thúc chiến dịch quân sự tại Ukraine, giá dầu mỏ và khí đốt có còn ‘cuồng loạn’?
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, cho đến nay, việc xuất khẩu nguyên liệu thô của Nga, bao gồm dầu mỏ, chưa bị phương Tây áp đặt các lệnh cấm toàn diện. (Nguồn: Tellerreport)

Năng lượng Nga giữa những lệnh trừng phạt

Nga hiện là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới. Một số người nhận định rằng, theo lẽ thông thường, dù nền kinh tế này có sụp đổ thì không nhất thiết sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn toàn cầu. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy.

Theo tờ Economists của Anh, sau thời kỳ Liên Xô, chuỗi liên kết gắn Nga với nền kinh tế thế giới đã được củng cố và ngày càng trở nên phức tạp. Nga lần lượt xếp thứ nhất, thứ hai và thứ ba thế giới về xuất khẩu khí đốt, dầu mỏ và than đá.

Phần lớn nguồn năng lượng của châu Âu là đến từ nước láng giềng phía Đông này. Nga cũng chiếm một nửa lượng uranium nhập khẩu của Mỹ. Nước này cung cấp 1/10 lượng nhôm và đồng của thế giới và 20% nickel để sản xuất pin.

Sự thống trị của Nga đối với các kim loại quý như paladium, loại nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô và điện tử, thậm chí còn lớn hơn. Ngoài ra, Nga cũng là một nguồn cung quan trọng cho mặt hàng lúa mì và phân bón.

Cho đến nay, việc xuất khẩu nguyên liệu thô của Nga chưa bị áp đặt các lệnh cấm toàn diện mà phương Tây đã áp dụng đối với các lĩnh vực khác. Mỹ công bố lệnh cấm vận đối với dầu của Nga vào ngày 8/3, nhưng nước này mua rất ít dầu của Nga, trong khi Anh sẽ loại bỏ dần việc mua dầu của Nga trong năm nay.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy phương Tây có thể tiến xa hơn trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga - một diễn biến gây sốc cho thị trường hàng hóa.

Sau khi ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 6/3 cho biết đang đàm phán với các đồng minh về một lệnh cấm chung, giá dầu thô Brent đã tăng lên mức 139 USD/thùng, gấp đôi mức giá ngày 1/12, dù sau đó đã giảm xuống mức 113 USD vào ngày 10/3.

Giá khí đốt cũng biến động dữ dội: Vào ngày 8/3, khi Nga đe dọa trả đũa các lệnh trừng phạt, giá khí đốt bán buôn cho châu Âu đã tăng hơn 30% lên 285 Euro (316 USD) mỗi MWh, gấp 18 lần mức giá cùng kỳ một năm trước.

Cùng ngày, Sở giao dịch kim loại London (LME) đã tạm ngừng giao dịch niken lần thứ hai trong lịch sử 145 năm của mình, sau khi kim loại này tăng gấp đôi so với mức giá kỷ lục trước đó. Giá các kim loại khác cũng đạt hoặc gần đạt mức cao nhất mọi thời đại trong những phiên gần đây.

Một cú sốc sâu và rộng như vậy là chưa từng có tiền lệ. Chỉ số hàng hóa cốt lõi trên cơ sở ba tháng của công ty dịch vụ thông tin thị trường Thomson Reuters đã tăng hơn bất kỳ giai đoạn nào kể từ năm 1973. Trong tuần kết thúc vào ngày 4/3, chỉ số này đã có mức tăng lớn nhất từ năm 1956 tới này.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (7-13/3): EU không ra đòn với khí đốt Nga, nói kết nạp Ukraine ‘không phải nay mai’, Moscow sẽ cấp thiết bị quân sự cho Belarus Ảnh ấn tượng tuần (7-13/3): EU không ra đòn với khí đốt Nga, nói kết nạp Ukraine ‘không phải nay mai’, Moscow sẽ cấp thiết bị quân sự cho Belarus

Ngoài các sàn giao dịch, sự “cuồng loạn” vẫn chưa xuất hiện rộng rãi. Tuy nhiên, sự bình lặng này khó có thể kéo dài. Một thương nhân cho hay, hiện tại, giá cả chỉ là những con số trên màn hình. Nhưng trong 4 tuần nữa, chúng sẽ trở thành hiện thực.

Nếu căng thẳng Nga-Ukraine nói riêng và Nga-phương Tây nói chung gia tăng hơn nữa, năng lượng và kim loại có thể phải bị phân chia theo đầu người. Các công ty tư nhân và cá nhân sẽ phải tự điều chỉnh. Cuộc sống tại các nền kinh tế giàu có sẽ thay đổi, trong khi các nước nghèo có thể bị phá sản.

Cuối cùng thì nước Nga có thể vượt qua các lệnh trừng phạt - nhưng điều đó không thể diễn ra trước khi việc đứt gãy liên kết tác động mạnh tới phần còn lại của thế giới.

Chuỗi cung ứng tắc nghẽn trầm trọng

Thị trường hàng hóa đang hoảng loạn vì hai lý do. Thứ nhất, nhiều nơi đã khan hàng ngay cả trước khi cuộc chiến này nổ ra do nhu cầu mạnh mẽ. Sự phục hồi của các nền kinh tế sau những đợt phong tỏa thời kỳ dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu năng lượng và kim loại, kéo các kho dự trữ xuống mức thấp kỷ lục.

Chuyên gia Giovanni Serio thuộc công ty kinh doanh dầu Vitol cho biết, nguồn cung dễ cắt giảm nhưng mất nhiều thời gian hơn để tăng sản lượng và hiện chưa thể theo kịp nhu cầu.

Nhiều cơ sở vận chuyển, lưu trữ và tiếp thị bán buôn các sản phẩm dầu thô hoặc tinh chế đã đóng cửa trong thời gian Covid-19 hoành hành và vẫn chưa hoạt động lại. Điều này tạo ra tình trạng tắc nghẽn nguồn cung.

Lý do thứ hai là nỗi lo về khả năng nguồn cung sẽ biến mất, vốn đã xuất hiện kể từ khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine diễn ra. Nguồn cung dầu của Nga vẫn đang chảy khi hàng triệu thùng hiện đang vượt Đại Tây Dương, nhưng hầu hết lượng dầu này đã được mua và thanh toán từ hai tuần trước hoặc lâu hơn.

Nguồn cung dầu thô Urals của Nga không còn di chuyển nữa - dù được giảm giá 25%. Các công ty phương Tây, thấy mình bị mắc kẹt với hàng hóa không thể bán được, đang cố gắng hành động trước khi có thêm các biện pháp trừng phạt.

Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng là thiếu nguồn tài chính. Hầu hết các ngân hàng nước ngoài, thậm chí cả các ngân hàng Trung Quốc, đã ngừng phát hành thư tín dụng (L/C) cho các giao dịch với Nga.

Các vấn đề về hậu cần cũng không kém phần quan trọng. Không có bảo hiểm, các tàu nước ngoài đang tránh Biển Đen.Tuần trước, Maersk và MSC, hai hãng tàu chiếm 1/3 hoạt động vận tải container ở Nga, đã rút khỏi nước này.

Anh cũng đã cấm tàu Nga đến các cảng của Anh; Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc các biện pháp tương tự. Pháp đã chặn các tàu Nga chở thép và đậu nành đi các nước khác.

Hàng hóa nằm một chỗ và giá cả thất thường đang gây sức ép lên cơ sở hạ tầng và tài chính của các cảng. Hiện một số cảng châu Âu đã bị tắc nghẽn nghiêm trọng.

Hàng hóa Nga có “bẻ lái” sang châu Á?

Trước đây, Nga xuất khẩu 7-8 triệu thùng dầu mỗi ngày, một nửa số đó xuất sang EU. Về lý thuyết, Trung Quốc có thể mua nhiều dầu hơn từ Nga, qua đó giúp giải phóng các nguồn cung khác.

Nhưng công ty tư vấn Rystad Energy ước tính các đường ống của Nga chỉ có thể tái định hướng từ châu Âu sang châu Á khoảng 500.000 thùng/ngày, đường sắt vận chuyển thêm 200.000 thùng/ngày.

Tàu chở dầu của Nga đến châu Âu mất 5-10 ngày trong khi vận chuyển đến châu Á mất 45 ngày. Việc chuyển hướng dòng chảy dầu sẽ còn khó khăn hơn nếu các lệnh trừng phạt "thứ cấp" nhắm vào các công ty không phải của phương Tây.

Với việc không được sử dụng các hệ thống thanh toán của phương Tây, các nhà giao dịch sẽ chuyển sang hình thức đổi hàng nhỏ lẻ. Các giải pháp thay thế tốt hơn có thể mất nhiều năm để mở rộng quy mô.

Điều này cho thấy phần lớn nguồn cung dầu của Nga có thể sẽ không ra thị trường. Các mặt hàng khác có thể sẽ bị ảnh hưởng. Nga đã cam kết đáp trả lệnh cấm vận dầu mỏ toàn diện bằng cách cắt giảm xuất khẩu khí đốt sang phương Tây.

Việc hạn chế bán than cũng sẽ gây khó khăn và làm phức tạp hóa nỗ lực chuyển hướng khỏi khí đốt của châu Âu. Do chất lượng nguồn cung của chính khối này giảm sút, nên tỷ trọng nhập khẩu than từ Nga của châu Âu đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua và lên tới 80%.

Đối với cả khí đốt và than, phần lớn nguồn cung của Nga sẽ không thể đưa ra thị trường. Các cơ sở lưu trữ khí đốt của nước này gần như đã đầy, trong khi không có đội tàu đủ lớn để vận chuyển than đến châu Á, nơi có nhu cầu lớn nhất (Nga chuyển than đến châu Âu bằng đường sắt).

Kinh tế thế giới nổi bật (4-10/3): Hệ lụy từ các lệnh cấm nhập dầu của Nga; đồng Ruble thấp kỷ lục

Kinh tế thế giới nổi bật (4-10/3): Hệ lụy từ các lệnh cấm nhập dầu của Nga; đồng Ruble thấp kỷ lục

Tìm nguồn cung thay thế có khả thi?

Câu hỏi lớn là liệu tăng nguồn cung từ nơi khác có thể giảm thiểu thiệt hại không?

Bắt đầu với dầu. Mỹ đã lên kế hoạch tăng sản lượng dầu thêm 1 triệu thùng/ngày. Phương Tây cũng có thể thúc ép các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng nguồn cung, giúp tăng sản lượng có lẽ thêm khoảng 2 triệu thùng/ngày.

Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran có thể tăng thêm 1 triệu thùng/ngày cho thị trường thế giới. Sử dụng nguồn dự trữ khẩn cấp cũng sẽ hữu ích.

Tuần trước, Mỹ và các nước tiêu thụ dầu lớn khác đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu từ kho dự trữ và có dấu hiệu các nước có thể xả thêm.

Tất cả những giải pháp trên có thể làm tăng nguồn cung toàn cầu thêm 3-4 triệu thùng/ngày - rất lớn nhưng có lẽ là chưa đủ. Ngoài ra, nguồn cung bổ sung này sẽ mất quá nhiều thời gian để có thể ra đến thị trường.

Các thành viên OPEC không thể tăng sản lượng nhanh chóng vì họ đã không đầu tư cho các mỏ dầu mới trong nhiều năm. Việc khởi động lại các giếng dầu đá phiến của Mỹ mất 6 tháng và để chuyển được dầu đi còn mất thêm 6 tháng nữa. Trong thời gian đó, giá loại hàng hóa này sẽ vẫn ở mức rất cao.

Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề khác. Việc điều chỉnh lại các nhà máy lọc dầu vốn xử lý dầu thô Urals của Nga, loại dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao, sang lọc các loại dầu thô khác là rất khó. Lebanon vừa cạn kiệt diesel không phải vì thiếu dầu mà vì không có khả năng xử lý các loại dầu không phải là Ural.

Nếu Nga kết thúc chiến dịch quân sự tại Ukraine, giá dầu mỏ và khí đốt có còn ‘cuồng loạn’?
Trạm bơm khí đốt Bovanenkovo của Nga ở bán đảo Yamal thuộc Bắc cực. (Nguồn: AFP)

Tìm kiếm nguồn cung cấp khí đốt mới là vấn đề lớn của châu Âu. Khi mùa Xuân đến, lục địa này sẽ cần ít khí đốt hơn và việc tăng lượng dự trữ sau mùa Đông có thể bị trì hoãn cho đến mùa Thu.

Mặc dù châu Âu có thể bắt đầu nhập khẩu nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng hơn từ Mỹ, nhưng điều đó sẽ đòi hỏi phải nâng cao năng lực "tái khí hóa". Việc bảo trì theo lịch trình vào mùa Hè cho các giàn khoan của Na Uy có thể bị hoãn để tiếp tục sản xuất.

Azerbaijan có thể chuyển nhiều hơn sang châu Âu. Rystad tính toán tổng thể những giải pháp như vậy có thể thay thế khoảng 60% khí đốt nhập khẩu từ Nga. Một nỗ lực mạnh mẽ nhưng vẫn không đủ.

Do đó, việc tái cân bằng thị trường dường như là không thể nếu các nước không giảm nhu cầu. Cách "nhẹ nhàng" nhất để đạt được điều này là thông qua các chính sách hạn chế tiêu dùng, chẳng hạn như giới hạn hệ thống sưởi của các tòa nhà hoặc phân bổ nguồn điện cho mục đích sử dụng công nghiệp.

Nhiều khả năng thị trường sẽ điều chỉnh theo hướng giá tăng vọt, thông qua cái mà các nhà kinh tế học gọi là "sự phá hủy nhu cầu": Sự tự cắt giảm lượng tiêu thụ.

Ông Giovanni Serio cho biết, việc giá dầu thô tăng lên mức 200 USD/thùng có thể dẫn đến việc "tự nguyện" cắt giảm 2 triệu thùng/ngày, bên cạnh 2 triệu thùng/ngày khác sẽ không được tiêu thụ do thu nhập của người tiêu dùng bị thắt chặt.

Trong khi đó vào ngày 9/3, Rystad cho biết, giá dầu có thể đạt mức 240 USD/thùng vào mùa Hè này nếu có thêm nhiều quốc gia tham gia lệnh cấm vận của Mỹ.

Một triển vọng như vậy sẽ gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp và người dân. Nhu cầu sụt giảm đối với các kim loại quý sẽ làm tăng thêm "nỗi đau".

Tình trạng thiếu nhôm có thể cản trở việc sản xuất mọi thứ, từ ô tô đến đồ hộp. Sự khan hiếm nickel có thể làm ngừng hoạt động sản xuất xe điện.

Tất cả những điều này chắc chắn sẽ làm cản trở các nền kinh tế giàu có. Ngân hàng JPMorgan Chase đã dự đoán nền kinh tế thế giới trong năm 2022 sẽ tăng trưởng với tốc độ thấp hơn 0,8% so với một tuần trước khi cuộc tấn công diễn ra, với Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) giảm đi 2,1%.

Đối với các nước nghèo, mối đe dọa trước mắt là thâm hụt tài khoản vãng lai tăng cao. Phân tích của The Economist cho thấy giá dầu ở mức 150 USD/thùng trong một năm sẽ khiến số dư tài khoản vãng lai của 37 nhà nhập khẩu dầu giảm trung bình 2,3%.

Điều đó sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia vốn đang khó khăn như Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Trung Quốc sẽ chứng kiến thặng dư tài khoản vãng lai của mình giảm 1%.

Ngay cả những nước xuất khẩu hàng hóa lớn như Chile cũng có thể bị ảnh hưởng do kim loại không tăng giá nhiều. Các nước xuất khẩu dầu sẽ hưởng lợi nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề, chẳng hạn như đồng tiền tăng giá ảnh hưởng đến xuất khẩu phi năng lượng.

Giá cả cao có khả năng tồn tại lâu hơn việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Chuyên gia Tom Price thuộc ngân hàng Liberum cho biết, kinh tế Nga sẽ vẫn bị thiệt thòi.

Khi thị trường vốn và xuất khẩu vật lộn để phục hồi, đầu tư vào sản xuất hàng hóa sẽ giảm. Sau năm 2022, lãi suất cao hơn và tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm hơn có thể khiến thị trường cuối cùng hạ nhiệt, nhưng với một cái giá cắt cổ.

Ảnh ấn tượng tuần (7-13/3): EU không ra đòn với khí đốt Nga, nói kết nạp Ukraine ‘không phải nay mai’, Moscow sẽ cấp thiết bị quân sự cho Belarus

Ảnh ấn tượng tuần (7-13/3): EU không ra đòn với khí đốt Nga, nói kết nạp Ukraine ‘không phải nay mai’, Moscow sẽ cấp thiết bị quân sự cho Belarus

Thượng đỉnh EU đề cập vấn đề trừng phạt dầu mỏ và khí đốt Nga, kết nạp Ukraine, Tổng thống Putin gặp người đồng cấp ...

Tổng thư ký NATO cảnh báo Nga có thể sử dụng vũ khí hóa học ở Ukraine

Tổng thư ký NATO cảnh báo Nga có thể sử dụng vũ khí hóa học ở Ukraine

Ngày 13/3, tờ Welt am Sonntag của Đức dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, giá dầu tăng chưa đến 1 USD. Trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít từ chiều qua (25/4).
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ quay đầu giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 97.000 đồng/kg.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động