Nếu xảy ra xung đột, máy bay Mỹ có đủ sức xuyên thủng hệ thống phòng không Nga?

Văn Đỉnh
Trong bối cảnh tình hình châu Âu ngày càng trở nên căng thẳng, giới chuyên gia Mỹ đã phân tích kết cục của một cuộc chiến tranh giả định giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ đánh giá nguy cơ nếu xảy ra chiến tranh với Nga
Mỹ lo ngại hệ thống phòng không S-400 của Nga phát hiện được tiêm kích tàng hình F-35? (Nguồn: u-f.ru)

Trong một bài viết đăng tải trên trang chính thức của Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), tác giả Scott Cooper, cựu Trung tá, phi công của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, người từng điều khiển máy bay tác chiến điện tử EA-6 Prowler, cho rằng Nga có những ưu thế không nhỏ nếu một cuộc chiến tranh giả định giữa Nga và NATO xảy ra.

Trong bài viết, sĩ quan quân đội đã về hưu Scott Cooper không hề thể hiện tư tưởng bài Nga, mà chỉ là những phân tích khách quan về tình hình thế giới và đánh giá tiềm lực quân sự của các bên.

Phân tích điểm mạnh, yếu của các bên

Theo ông Scott Cooper, việc tác chiến trực diện với lực lượng lục quân của Nga là một hành động mạo hiểm. Cơ hội duy nhất để NATO giành được chiến thắng là phải chiếm được ưu thế trên không.

Tác giả chỉ ra rằng, trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã để mất hơn 3.300 máy bay, phần lớn bị tiêu diệt bởi pháo phòng không và tổ hợp S-75 do Liên Xô cung cấp.

Cựu sĩ quan Scott Cooper cho biết, Lầu Năm Góc đã tốn rất nhiều công sức để sửa chữa lỗi lầm, cải thiện công tác đảm bảo hậu cần - vật chất cho quân đội. Trong chiến tranh Vùng Vịnh, hay còn gọi là chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, quân đội Mỹ đã thể hiện dáng vẻ hoàn toàn khác.

Trong thời gian 40 ngày đêm của chiến dịch này, quân đội Mỹ chỉ bị bắn hạ 23 máy bay. Kể từ đó, lực lượng không quân của Mỹ và NATO được cho là đội quân hùng mạnh nhất thế giới.

Ông Scott Cooper nhận định: "Không quân sẽ là công cụ chiến tranh chủ lực của chúng ta”.

Tuy nhiên, cựu sĩ quan quân đội Mỹ phải thừa nhận rằng, công cụ chiến tranh chủ lực của Mỹ và NATO chỉ có thể giành được ưu thế vượt trội ở các nước thuộc thế giới thứ 3 hay lực lượng khủng bố. Nếu xảy ra xung đột với một cường quốc về vũ khí như Nga, việc sử dụng không quân để tác chiến, có thể sẽ không đạt hiệu quả như vậy.

Chuyên gia Scott Cooper đánh giá, hệ thống phòng không S-300, S-400 của Nga hoàn toàn có khả năng bắn hạ vũ khí của NATO. Ngoài ra, Moscow cũng bán được rất nhiều hệ thống đó cho nhiều nước khác.

Theo số liệu mà ông Scott Cooper có được, NATO hiện bố trí khoảng 1.800 máy bay ở châu Âu, hơn nửa số đó là F-16 và máy bay tấn công đa năng Europhighter Typhoon. Trong khi đây là mục tiêu quá đơn giản đối với hệ thống phòng không tầm xa của Nga.

Ngoài ra, Moscow luôn sẵn sàng thiết lập vùng cấm bay đối với những khu vực được bảo vệ chặt chẽ trước các cuộc tấn công từ mặt đất, từ biển và từ trên không. Ở những khu vực này, Mỹ và đồng minh chắc chắn sẽ chịu những tổn thất vô cùng to lớn nếu xung đột với Nga.

Át chủ bài của quân đội Mỹ

Cựu phi công Scott Cooper chỉ ra rằng, Lầu Năm Góc có trong tay át chủ bài, đó là những máy bay tiêm kích tàng hình F-22, F-35, máy bay ném bom chiến lược B-2, sắp tới là B-21, máy bay không người lái RQ-170 Sentinel.

Theo ông Cooper, với lực lượng máy bay tàng hình này, hệ thống phòng không của Nga có thể bị áp chế. Đây sẽ là cơ hội mở đường cho các máy bay chiến đấu khác. Khi đã chiếm được ưu thế trên không, lực lượng mặt đất bắt đầu tổ chức tấn công.

Vấn đề là trên thực tế, số lượng máy bay tàng hình của Mỹ còn quá ít để có thể đánh thắng Lực lượng không quân vũ trụ của Nga. Ước tính, NATO muốn đánh thắng được Nga cần ít nhất là 550 máy bay F-35.

Hiện nay, quân đội của 4 nước NATO đã được trang bị F-35, bao gồm Anh, Italy, Hà Lan, Na Uy. Có 3 nước đã đặt hàng là Bỉ, Đan Mạch, Ba Lan.

Ngoài ra, Phần Lan cũng đã ký một hợp đồng với Mỹ, đặt mua 64 chiếc F-35 thay thế cho F-18CD với tổng trị giá lên tới hàng chục tỷ Euro, thời gian nhận hàng là từ năm 2025-2030.

Tại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đã cung cấp máy bay tàng hình F-35 cho các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.

Nga có sở hữu “phép màu” để hóa giải công nghệ tàng hình?

Lầu Năm Góc từng tuyên bố, máy bay tàng hình của Mỹ có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không. Tuy nhiên, khi cả ba tổ hợp S-300, S-400 và S-500 kết hợp với nhau, khái niệm này chưa chắc đã đúng.

Theo nhận định của giới chuyên gia, công nghệ tàng hình có nhiều điểm hạn chế. Nếu hệ thống phòng không hoạt động ở dải tần X, thì không thể phát hiện được máy bay tàng hình.

Nếu hệ thống phòng không hoạt động ở dải sóng cực ngắn như các hệ thống phòng không tối tân của Nga, máy bay có thể tàng hình được hay không? Câu hỏi này hiện nay vẫn chưa tìm được lời giải.

Hơn nữa, các sư đoàn phòng không của Nga có nhiều hệ thống radar đan xen với nhau, kiểm soát không phận từ nhiều hướng. Do vậy, việc tìm một chỗ ẩn náu đối với F-35 quả thực là không hề đơn giản.

Một số chuyên gia tin rằng, chính vì Mỹ không muốn đồng minh trong NATO sở hữu tổ hợp S-400 của Nga, nên Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi chương trình sản xuất F-35 của Washington. Mỹ nói tổ hợp S-400 không tương thích với tiêm kích thế hệ thứ 5 của họ.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của vụ việc được cho là do Mỹ lo ngại tổ hợp S-400 phát hiện được tiêm kích tàng hình F-35. Bởi nếu điều đó thành sự thực, khả năng quan trọng nhất của tiêm kích thế hệ mới của Mỹ sẽ bị vô hiệu hóa và giảm giá trị trên thị trường vũ khí.

HĐBA lại họp kín về Triều Tiên, Nga-Trung Quốc chặn Mỹ

HĐBA lại họp kín về Triều Tiên, Nga-Trung Quốc chặn Mỹ

Rạng sáng 21/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp kín về Triều Tiên, lần thứ hai trong chưa đầy hai ...

Trắc nghiệm về Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021

Trắc nghiệm về Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021

Nhân dịp Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UVKTT HĐBA LHQ) ...

(theo RIA Novosti)

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh: Xác định 5 đột phá, giữ vững vị trí top đầu chuyển đổi số

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh: Xác định 5 đột phá, giữ vững vị trí top đầu chuyển đổi số

Chiều 3/1, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Quy định mới về dạy thêm, học thêm, giáo viên cần lưu ý gì?

Quy định mới về dạy thêm, học thêm, giáo viên cần lưu ý gì?

Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư quy định về dạy thêm, học thêm, trong đó nêu các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm.
8 điểm đến ẩm thực không thể bỏ lỡ trong năm 2025

8 điểm đến ẩm thực không thể bỏ lỡ trong năm 2025

Bên cạnh những danh thắng nổi tiếng, ẩm thực làm phong phú thêm thêm hành trình khám phá và mở ra cánh cửa để du khách tìm hiểu về văn ...
Tin thế giới ngày 3/1: Ukraine bỏ tù công dân chỉ điểm cho Nga, Pháp dự báo NATO tan rã trong 5 năm tới, Tòa án Mỹ xét xử trùm tiền ảo

Tin thế giới ngày 3/1: Ukraine bỏ tù công dân chỉ điểm cho Nga, Pháp dự báo NATO tan rã trong 5 năm tới, Tòa án Mỹ xét xử trùm tiền ảo

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nhận định trận đấu Man City vs West Ham: The Citizens tiếp đà chiến thắng

Nhận định trận đấu Man City vs West Ham: The Citizens tiếp đà chiến thắng

Nhận định trận đấu Man City vs West Ham tại vòng 20 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 4/1.
Hàng nghìn người di cư thiệt mạng khi tìm đường đến châu Âu trong năm 2024

Hàng nghìn người di cư thiệt mạng khi tìm đường đến châu Âu trong năm 2024

Năm 2024, hàng nghìn người di cư thiệt mạng hoặc mất tích khi đang tìm đường đến châu Âu. Con số đáng báo động do Liên hợp quốc (LHQ) công ...
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động