Nếu xảy ra xung đột, máy bay Mỹ có đủ sức xuyên thủng hệ thống phòng không Nga?

Văn Đỉnh
Trong bối cảnh tình hình châu Âu ngày càng trở nên căng thẳng, giới chuyên gia Mỹ đã phân tích kết cục của một cuộc chiến tranh giả định giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ đánh giá nguy cơ nếu xảy ra chiến tranh với Nga
Mỹ lo ngại hệ thống phòng không S-400 của Nga phát hiện được tiêm kích tàng hình F-35? (Nguồn: u-f.ru)

Trong một bài viết đăng tải trên trang chính thức của Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), tác giả Scott Cooper, cựu Trung tá, phi công của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, người từng điều khiển máy bay tác chiến điện tử EA-6 Prowler, cho rằng Nga có những ưu thế không nhỏ nếu một cuộc chiến tranh giả định giữa Nga và NATO xảy ra.

Trong bài viết, sĩ quan quân đội đã về hưu Scott Cooper không hề thể hiện tư tưởng bài Nga, mà chỉ là những phân tích khách quan về tình hình thế giới và đánh giá tiềm lực quân sự của các bên.

Phân tích điểm mạnh, yếu của các bên

Theo ông Scott Cooper, việc tác chiến trực diện với lực lượng lục quân của Nga là một hành động mạo hiểm. Cơ hội duy nhất để NATO giành được chiến thắng là phải chiếm được ưu thế trên không.

Tác giả chỉ ra rằng, trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã để mất hơn 3.300 máy bay, phần lớn bị tiêu diệt bởi pháo phòng không và tổ hợp S-75 do Liên Xô cung cấp.

Cựu sĩ quan Scott Cooper cho biết, Lầu Năm Góc đã tốn rất nhiều công sức để sửa chữa lỗi lầm, cải thiện công tác đảm bảo hậu cần - vật chất cho quân đội. Trong chiến tranh Vùng Vịnh, hay còn gọi là chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, quân đội Mỹ đã thể hiện dáng vẻ hoàn toàn khác.

Trong thời gian 40 ngày đêm của chiến dịch này, quân đội Mỹ chỉ bị bắn hạ 23 máy bay. Kể từ đó, lực lượng không quân của Mỹ và NATO được cho là đội quân hùng mạnh nhất thế giới.

Ông Scott Cooper nhận định: "Không quân sẽ là công cụ chiến tranh chủ lực của chúng ta”.

Tuy nhiên, cựu sĩ quan quân đội Mỹ phải thừa nhận rằng, công cụ chiến tranh chủ lực của Mỹ và NATO chỉ có thể giành được ưu thế vượt trội ở các nước thuộc thế giới thứ 3 hay lực lượng khủng bố. Nếu xảy ra xung đột với một cường quốc về vũ khí như Nga, việc sử dụng không quân để tác chiến, có thể sẽ không đạt hiệu quả như vậy.

Chuyên gia Scott Cooper đánh giá, hệ thống phòng không S-300, S-400 của Nga hoàn toàn có khả năng bắn hạ vũ khí của NATO. Ngoài ra, Moscow cũng bán được rất nhiều hệ thống đó cho nhiều nước khác.

Theo số liệu mà ông Scott Cooper có được, NATO hiện bố trí khoảng 1.800 máy bay ở châu Âu, hơn nửa số đó là F-16 và máy bay tấn công đa năng Europhighter Typhoon. Trong khi đây là mục tiêu quá đơn giản đối với hệ thống phòng không tầm xa của Nga.

Ngoài ra, Moscow luôn sẵn sàng thiết lập vùng cấm bay đối với những khu vực được bảo vệ chặt chẽ trước các cuộc tấn công từ mặt đất, từ biển và từ trên không. Ở những khu vực này, Mỹ và đồng minh chắc chắn sẽ chịu những tổn thất vô cùng to lớn nếu xung đột với Nga.

Át chủ bài của quân đội Mỹ

Cựu phi công Scott Cooper chỉ ra rằng, Lầu Năm Góc có trong tay át chủ bài, đó là những máy bay tiêm kích tàng hình F-22, F-35, máy bay ném bom chiến lược B-2, sắp tới là B-21, máy bay không người lái RQ-170 Sentinel.

Theo ông Cooper, với lực lượng máy bay tàng hình này, hệ thống phòng không của Nga có thể bị áp chế. Đây sẽ là cơ hội mở đường cho các máy bay chiến đấu khác. Khi đã chiếm được ưu thế trên không, lực lượng mặt đất bắt đầu tổ chức tấn công.

Vấn đề là trên thực tế, số lượng máy bay tàng hình của Mỹ còn quá ít để có thể đánh thắng Lực lượng không quân vũ trụ của Nga. Ước tính, NATO muốn đánh thắng được Nga cần ít nhất là 550 máy bay F-35.

Hiện nay, quân đội của 4 nước NATO đã được trang bị F-35, bao gồm Anh, Italy, Hà Lan, Na Uy. Có 3 nước đã đặt hàng là Bỉ, Đan Mạch, Ba Lan.

Ngoài ra, Phần Lan cũng đã ký một hợp đồng với Mỹ, đặt mua 64 chiếc F-35 thay thế cho F-18CD với tổng trị giá lên tới hàng chục tỷ Euro, thời gian nhận hàng là từ năm 2025-2030.

Tại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đã cung cấp máy bay tàng hình F-35 cho các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.

Nga có sở hữu “phép màu” để hóa giải công nghệ tàng hình?

Lầu Năm Góc từng tuyên bố, máy bay tàng hình của Mỹ có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không. Tuy nhiên, khi cả ba tổ hợp S-300, S-400 và S-500 kết hợp với nhau, khái niệm này chưa chắc đã đúng.

Theo nhận định của giới chuyên gia, công nghệ tàng hình có nhiều điểm hạn chế. Nếu hệ thống phòng không hoạt động ở dải tần X, thì không thể phát hiện được máy bay tàng hình.

Nếu hệ thống phòng không hoạt động ở dải sóng cực ngắn như các hệ thống phòng không tối tân của Nga, máy bay có thể tàng hình được hay không? Câu hỏi này hiện nay vẫn chưa tìm được lời giải.

Hơn nữa, các sư đoàn phòng không của Nga có nhiều hệ thống radar đan xen với nhau, kiểm soát không phận từ nhiều hướng. Do vậy, việc tìm một chỗ ẩn náu đối với F-35 quả thực là không hề đơn giản.

Một số chuyên gia tin rằng, chính vì Mỹ không muốn đồng minh trong NATO sở hữu tổ hợp S-400 của Nga, nên Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi chương trình sản xuất F-35 của Washington. Mỹ nói tổ hợp S-400 không tương thích với tiêm kích thế hệ thứ 5 của họ.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của vụ việc được cho là do Mỹ lo ngại tổ hợp S-400 phát hiện được tiêm kích tàng hình F-35. Bởi nếu điều đó thành sự thực, khả năng quan trọng nhất của tiêm kích thế hệ mới của Mỹ sẽ bị vô hiệu hóa và giảm giá trị trên thị trường vũ khí.

HĐBA lại họp kín về Triều Tiên, Nga-Trung Quốc chặn Mỹ

HĐBA lại họp kín về Triều Tiên, Nga-Trung Quốc chặn Mỹ

Rạng sáng 21/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp kín về Triều Tiên, lần thứ hai trong chưa đầy hai ...

Trắc nghiệm về Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021

Trắc nghiệm về Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021

Nhân dịp Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UVKTT HĐBA LHQ) ...

(theo RIA Novosti)

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4 - xổ số hôm nay 28/4. kết quả xổ số miền Nam 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số miền Nam chủ nhật. SXMN ...
XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay - XSTG 28/4/2024. ket qua xo so Tien Giang. kết quả xổ số Tiền Giang ngày 28 ...
XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4 - trực tiếp xổ số miền Trung 28/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung chủ nhật. xổ số hôm nay 28/4. SXMT ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Xem tử vi 28/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 28/4. Lịch âm hôm nay 28/4/2024? Âm lịch hôm nay 28/4. Lịch vạn niên 28/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động