Nếu xung đột Mỹ-Trung thêm căng, kinh tế Australia ‘hứng đòn đau’ tới mức nào?

HOÀNG NAM
Australia phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn là Trung Quốc phụ thuộc vào Australia. Bắc Kinh đã vượt Washington trở thành nguồn nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Canberra với tỷ trọng tăng từ 15% (năm 2008) lên 30% (năm 2020).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tác động đối với kinh tế Australia nếu xảy ra xung đột Mỹ-Trung
Nếu xung đột Mỹ-Trung thêm căng, kinh tế Australia được dự báo sẽ chịu thiệt hại lớn. (Nguồn: lens.monash.edu)

Khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) đang nhận được sự quan tâm lớn từ các chiến lược gia quân sự và các nhà lãnh đạo chính trị. Một cuộc xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế toàn cầu và dẫn tới hỗn loạn tài chính.

Báo cáo mới của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) xem xét các tác động đối với nền kinh tế Australia nếu thương mại của Australia với Trung Quốc bị cắt đứt trong trường hợp xảy ra xung đột Mỹ-Trung. Có thể xảy ra tình trạng mất việc làm trên diện rộng, việc thị trường tiêu thụ suy giảm sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp.

Australia cần Trung Quốc hơn

Khai thác mỏ và nông nghiệp sẽ là những ngành bị tác động nặng nề nhất khi Australia mất thị trường xuất khẩu. Mặt khác, việc mất nguồn hàng nhập khẩu từ quốc gia châu Á sẽ gây ra gián đoạn nghiêm trọng cho các ngành bán lẻ, xây dựng và sản xuất.

Australia phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn là Trung Quốc phụ thuộc vào Australia. Thị phần của Trung Quốc trong xuất khẩu hàng hóa sang Australia đạt mức cao nhất là 47% vào tháng 5/2020, trước khi Bắc Kinh bắt đầu áp đặt các lệnh cấm vận thương mại với một số mặt hàng của Canberra.

Ngược lại, thị phần của Australia trong xuất khẩu của Trung Quốc chỉ là 2%. Thương mại của Trung Quốc rất đa dạng, ngoài Mỹ và Nhật Bản, không quốc gia nào chiếm hơn 4% xuất khẩu.

Australia đóng vai trò quan trọng hơn với tư cách là nhà cung cấp cho Trung Quốc, chiếm 7% lượng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Điều này xếp Australia trên cả Mỹ và Đức về tầm quan trọng của thương mại hàng hóa đối với nền kinh tế Trung Quốc và thấp hơn một chút so với Hàn Quốc (9%) và Nhật Bản (8%).

Xuất khẩu quặng sắt và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Australia là những yếu tố đầu vào quan trọng cho ngành công nghiệp Trung Quốc. Ngoài ra, Canberra cũng là nhà cung cấp hàng hóa quan trọng trong nhiều lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, nông sản và thực phẩm.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của nguồn cung cấp hàng hóa Bắc Kinh cho xứ sở kangaroo còn lớn hơn nhiều. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng gần 1/3 tổng lượng hàng nhập khẩu của Australia.

Mối quan hệ thương mại giữa hai nước gần đây đã phát triển đột biến trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vào cuối năm 2008, thị phần xuất khẩu hàng hóa của Australia sang Trung Quốc chỉ là 13%, thấp hơn nhiều so với Nhật Bản, vốn mới đạt đỉnh 29%.

Đến năm 2015, Bắc Kinh chiếm 30% xuất khẩu của Canberra. Giá hàng hóa tăng mạnh đã nâng tỷ trọng xuất khẩu sang quốc gia châu Á lên hơn 40% vào năm 2019.

Tin liên quan
Australia giữa dòng xoáy cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Yếu thì phải chịu thiệt! Australia giữa dòng xoáy cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Yếu thì phải chịu thiệt!

Vai trò của Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp cho nền kinh tế Australia cũng tăng lên nhanh chóng.

Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nguồn nhập khẩu hàng hóa đơn lẻ lớn nhất của Australia vào năm 2007 và tỷ trọng nhập khẩu của Canberra từ Bắc Kinh đã tăng từ 15% trong năm 2008, lên 20% vào năm 2016, và 30% vào năm 2020. Con số này gấp đôi tỷ trọng của Trung Quốc trong thương mại thế giới.

Vị thế của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới

Trong khi xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc tập trung nhiều vào một số lĩnh vực chính, thì đặc điểm nổi bật nhất của xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Australia lại là sự trải rộng trên nhiều lĩnh vực công nghiệp.

Theo cơ quan thống kê của Liên hợp quốc Comtrade, Canberra nhập khẩu 100 mặt hàng từ Bắc Kinh với giá trị hằng năm ít nhất 100 triệu USD và 1.603 mặt hàng với giá trị ít nhất 2 triệu USD. Ngược lại, Australia xuất khẩu 42 mặt hàng sang Trung Quốc với doanh thu hằng năm ít nhất 100 triệu USD và 291 mặt hàng với doanh thu ít nhất 2 triệu USD.

Đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu vào Australia, Trung Quốc chiếm một thị phần lớn trong thương mại thế giới. Việc Canberra ngừng hoạt động thương mại với Bắc Kinh sẽ cắt giảm nguồn cung cấp thiết yếu cho các doanh nghiệp, trong khi Australia khó có thể thay thế giữa cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay.

Số liệu của Liên hợp quốc cũng cho thấy Bắc Kinh nắm giữ ít nhất một nửa thị trường nhập khẩu của Canberra với hơn 40% số lượng lớn các sản phẩm có giá trị hằng năm trên 2 triệu USD.

Việc mất nhà cung cấp có thị phần từ 50% trở lên sẽ khiến hầu hết doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác thay thế thích hợp. Trong các lĩnh vực mà Trung Quốc chiếm khoảng 50% nhập khẩu của Australia thì Trung Quốc cũng nắm giữ ít nhất 40% trong thương mại thế giới, nguồn cung của Australia rõ ràng sẽ dễ bị tổn thương.

Bắc Kinh chiếm thị phần chi phối đối với 68 trong số 100 hàng hóa hàng đầu vận chuyển đến Canberra. Nước này cũng kiểm soát ít nhất 40% thị trường thế giới đối với 27 loại hàng hóa trong số đó.

Tác động đối với kinh tế Australia nếu xảy ra xung đột Mỹ-Trung
Quặng sắt nhập khẩu từ Australia được bốc dỡ tại một cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc. (Nguồn: AFP)

Không thể dựa vào quặng sắt xuất khẩu

Quặng sắt là mặt hàng xuất khẩu duy nhất của Australia đóng vai trò là "lỗ hổng chiến lược" của Trung Quốc.

Trung Quốc có trữ lượng quặng sắt chất lượng thấp rất lớn. Năm 2014, nước này đã sản xuất 1,5 tỷ tấn quặng sắt. Sau đó, sản lượng của Trung Quốc giảm dần do các nhà máy của nước này ưa chuộng quặng chất lượng cao hơn của Australia và Brazil.

Nếu một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Australia xảy ra, Bắc Kinh có thể chuyển sang sử dụng quặng chất lượng thấp khai thác trong nước. Tuy nhiên, nền kinh tế thứ 2 thế giới sẽ mất thời gian để đưa các mỏ quặng sắt trong nước hoạt động trở lại.

Khuyến nghị trung tâm trong báo cáo của ASPI là chính phủ liên bang Australia nên ưu tiên đa dạng hóa thương mại. Canberra hiện đã có nhiều thỏa thuận thương mại song phương và khu vực trong 8 năm qua.

Tuy nhiên, kể từ khi chính phủ của cựu Thủ tướng Tony Abbott ký kết các hiệp định thương mại tự do với Nhật Bản và Hàn Quốc vào năm 2014, nhập khẩu của Australia từ Nhật Bản chỉ tăng 25%, trong khi từ Hàn Quốc giảm 2,3%.

Singapore và Australia cũng đã có hiệp định thương mại tự do từ năm 2003, nhưng nhập khẩu từ quốc gia Đông Nam Á đã giảm 17% trong giai đoạn 2014-2019 (trước khi xảy ra đại dịch Covid-19).

Thế nhưng, riêng nhập khẩu của Australia từ Trung Quốc đã tăng 52% trong giai đoạn này. Điều đó cho thấy thành công của Bắc Kinh trong việc giành thị phần.

Xuất khẩu của Canberra sang các đối tác thương mại tự do khác cũng không tăng trưởng nhiều trong khi doanh số bán hàng sang Trung Quốc lại tăng vọt.

Theo ASPI, chính phủ Australia nên bổ nhiệm một chức danh trợ lý Bộ trưởng thương mại chịu trách nhiệm xúc tiến thương mại và tích cực theo đuổi các sứ mệnh thương mại với đối tác của các hiệp định thương mại tự do. Điều này sẽ giúp khôi phục lại tiềm năng thực tế.

Canberra cũng nên làm việc với các doanh nghiệp để nâng cao hiểu biết về sự cần thiết của việc đa dạng hóa nguồn cung ứng và thị trường.

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam sẽ là thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ năm của Australia trong năm 2021
Vải tươi Việt Nam tại Australia được đấu giá lên tới 53 triệu đồng/kg
Cựu quan chức Australia: Trung Quốc sử dụng Canberra để 'gửi thông điệp' tới các đối tác khác
Thay đổi lớn trong liên minh đảng cầm quyền ở Australia
Australia giữa dòng xoáy cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Yếu thì phải chịu thiệt!
Bị Bắc Kinh 'bơ' đề nghị nối lại đàm phán song phương, Australia buộc phải kiện Trung Quốc lên WTO
(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thúc đẩy hợp tác bền chặt Việt-Lào qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Khamven Laboumahaxay, Chánh Văn phòng Tổng cục Hậu cần Lào đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm ...
Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Albania cấm TikTok ít nhất 1 năm nhằm đề phòng những tác động tiêu cực

Ngày 21/12, Thủ tướng Albania Edi Rama cho biết chính phủ nước này sẽ cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm kể từ năm 2025.
Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Thái Lan: Siết chặt quản lý viễn thông và ngân hàng để chống lừa đảo trực tuyến

Bộ Kinh tế và Xã hội Số (DES) của Thái Lan vừa trình dự luật nhằm bảo vệ người dân tốt hơn khỏi những kẻ lừa đảo trực tuyến.
Bài tarot hôm nay 23/12: Sau khi chia tay người ấy hối hận như thế nào?

Bài tarot hôm nay 23/12: Sau khi chia tay người ấy hối hận như thế nào?

Hãy chọn ngay một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp: Người ấy cảm thấy hối hận ra sao sau khi chia tay.
Nhà ngoại giao Mỹ bảo vệ 'cách tốt nhất' để giải quyết vấn đề Cuba

Nhà ngoại giao Mỹ bảo vệ 'cách tốt nhất' để giải quyết vấn đề Cuba

Nhà ngoại giao Jeffrey DeLaurentis khẳng định cách tiếp cận chính trị thay vì cô lập Cuba là thành công và đến nay vẫn còn giá trị.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động