Nga thẳng tay tịch thu hơn 650.000 mẫu đất nông nghiệp và các tài sản khác từ công ty có quan hệ với quốc gia 'không thân thiện'. (Nguồn: finance.yahoo.com) |
Trong một đợt leo thang đáng kể các biện pháp trả đũa chống lại các quốc gia “không thân thiện” trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, Nga đã "thẳng tay" tịch thu tài sản của công ty cổ phần nông nghiệp AgroTerra Group.
Tin liên quan |
Ukraine 'gửi trọn niềm tin' vào Anh, London sẽ không làm Kiev phải thất vọng vì điều này |
Sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin đã đặt các công ty con thuộc Tập đoàn nông nghiệp AgroTerra của Hà Lan là AgroTerra Investments B.V. và AgroTerra Holdings B.V. dưới sự “quản lý tạm thời” của Rosimushchestvo - cơ quan quản lý tài sản Liên bang Nga.
Hành động quyết đoán này diễn ra sau một loạt vụ tịch thu tài sản tương tự nhắm vào các công ty phương Tây, nhằm trả đũa “đòn tấn công“ chống lại các công ty Nga ở nước ngoài, bao gồm nhà sản xuất bia đa quốc gia Carlsberg (Đan Mạch), gã khổng lồ sữa Danone (Pháp), công ty năng lượng Fortum (Phần Lan), công ty năng lượng đa quốc gia Uniper (Đức) - những công ty đang tìm cách thoái vốn hoạt động tại Nga để đối phó với cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
AgroTerra, được thành lập vào năm 2008, là công ty lớn trong ngành nông nghiệp, chuyên sản xuất và cung cấp các mặt hàng như đậu nành, lúa mì và củ cải đường. Công ty được công nhận là một trong 20 chủ sở hữu đất nông nghiệp lớn nhất ở Nga, với diện tích canh tác khoảng 265.000 ha (654.829 mẫu Anh), tính đến tháng 5/2023.
Trong bối cảnh thông tin vẫn còn thiếu rõ ràng, nguồn tin từ công ty AgroTerra đã đảm bảo rằng, họ vẫn tiếp tục hoạt động bình thường và trọng tâm chính là chiến dịch gieo hạt đang diễn ra.
Hiện tại, tác động của sắc lệnh đối với hoạt động của AgroTerra vẫn chưa chắc chắn. Người phát ngôn của công ty cho biết: “Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty vẫn chưa nhận được thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần trong phạm vi vốn ủy quyền của Tập đoàn AgroTerra sang quyền quản lý tạm thời của Rosimushchestvo”.
Tuy nhiên, động thái này của Nga được giới quan sát quốc tế nhận định là một phần trong xu hướng quyết liệt hơn của Moscow nhằm vào các tài sản thuộc sở hữu nước ngoài để trả đũa tầng tầng, lớp lớp các lệnh trừng phạt và nhiều biện pháp hạn chế khác chống lại các công ty và doanh nhân Nga ở nước ngoài.
Vào tháng 4/2023, Tổng thống Putin đã ký một sắc lệnh hành pháp cho phép Nga tiếp quản bất động sản, chứng khoán, quyền tài sản và các tài sản khác từ các công ty nước ngoài có quan hệ với “các quốc gia không thân thiện”.
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới phân tích, tác động sâu rộng của hành động này đã vượt ra ngoài khu vực ảnh hưởng là các công ty bị và các cổ đông của họ. Chúng có thể gây ra mối đe dọa cho chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn cầu, có khả năng làm gián đoạn hoạt động sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Hơn nữa, động thái này bị lo ngại có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây, làm phức tạp thêm các nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine và ổn định quan hệ quốc tế.
Chẳng hạn, đối với trường hợp Hà Lan. Sắc lệnh tịch thu tài sản của AgroTerra Group chắc chắn sẽ tác động xấu tới kinh tế Hà Lan nói chung, ngoài ra, việc một tập đoàn lớn bị “dính đòn trả đũa” có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực, gây lo ngại cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp khác của nước này đang hoạt động tại Nga hoặc có mối quan hệ thương mại với Moscow, đồng thời làm tăng sự bất ổn chính trị và kinh tế giữa hai nước.
Ngày 10/4, Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Geoffrey van Leeuwen cho biết, Amsterdam sẽ phải làm quen với một thực tế mới, đó là "trả giá đắt" cho an ninh của chính mình, bởi thời mà phương Tây có thể trông cậy vào Washington đã qua. Ông Leeuwen khẳng định Nga là đối thủ địa chính trị của phương Tây và Hà Lan "cần sự cứng rắn, nếu không sẽ khó bảo vệ lợi ích của mình trên thế giới".
Ngoài ra, theo giới phân tích quốc tế, động thái mới nhất của Moscow nhắm vào công ty của Hà Lan – quốc gia mới đây vừa công bố kế hoạch đưa một đơn vị tên lửa Patriot tới Lithuania, khu vực giáp ranh vùng Kaliningrad của Nga.
| Giá vàng hôm nay 12/4/2024: Giá vàng bắt đầu 'xì hơi', khởi động lực bán tháo, Fed chắc chắn 'quay xe' dập tắt hy vọng của kim loại quý? Giá vàng hôm nay 12/4/2024 "bốc hơi mạnh" trên toàn thị trường trong và ngoài nước. Giá vàng miếng SJC mất mốc 84 triệu đồng/lượng. ... |
| Giá cà phê hôm nay 11/4/2024: Giá cà phê đồng loạt tăng mạnh, không chỉ robusta, arabica cũng sắp có diễn biến bất ngờ? Giá cà phê thế giới đã đạt bình quân 186,4 US Cent/pound trong tháng 3, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 9,6% so ... |
| EU bất ngờ giáng 'đòn hiểm', Ba Lan nêu quan điểm riêng, Ukraine bất bình nói 'vô căn cứ' Khi nhìn về viễn cảnh sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nông dân Ukraine trông chờ vào tương lai trở thành thành ... |
| ADB: Kinh tế Việt Nam 'vừa lạc quan vừa thận trọng', đầu tư công là động lực tăng trưởng chính Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng tại Việt Nam của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, đầu tư công ... |
| Trung Quốc: Vẫn là ‘điểm tựa’ về triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Á; chỉ số niềm tin FDI thăng hạng Trong báo cáo triển vọng phát triển châu Á công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, tăng trưởng của ... |