TIN LIÊN QUAN | |
Nga quan ngại NATO, EU tăng cường hiện diện ở Balkan | |
Brexit: EU trước viễn cảnh mở rộng sang khu vực Balkan |
Nga liệu có điều chỉnh chiến lược tại khu vực Balkan? (Nguồn: AP) |
Báo cáo đặc biệt nói trên có năm chương, trong đó đánh giá khu vực Balkan sẽ là tâm điểm của quan hệ quốc tế trong tương lai gần, chỉ ra đặc điểm hiện nay, phân tích lợi ích các bên và đề xuất một chiến lược mới cho Nga.
Theo Analitika, không như các báo cáo khác, sử dụng ngôn từ ngoại giao, các tác giả của Báo cáo đặc biệt này đã sử dụng nhiều từ ngữ mang hơi hướng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Một trong những đánh giá xuyên suốt tài liệu là “Nga quan tâm đến sự ổn định ở khu vực Balkan, đồng thời phải bảo đảm sự hiện diện của Nga dưới mọi hình thức khác nhau”. Báo cáo cho thấy, Balkan đóng một vai trò quan trọng trong thời gian tới, nhưng cũng lưu ý rằng, Nga không còn nhiều ảnh hưởng ở Balkan như truyền thông phương Tây thường đưa tin thông qua cụm từ “mối đe dọa Nga” đối với khu vực này.
Báo cáo cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Nga tại Balkan, tầm quan trọng của Balkan đối với Nga và đề xuất kế hoạch hành động dựa trên các nguyên tắc chiến lược cụ thể.
Học giả Nebojsa Todorovic cho biết, việc Nga rút khỏi Balkan không những làm Nga mất đi một khu vực quan trọng mà còn mất luôn vị trí chiến lược để thực hiện các chính sách đối phó toàn diện với phương Tây.
Vì vậy, Nga cần phải phát triển một chiến lược mới tại Balkan, trong đó Báo cáo đề xuất 5 nhóm giải pháp, gồm: Thành lập và hỗ trợ các lực lượng chính trị ủng hộ Nga tại Serbia, Slovenia, Croatia, Albania và các quốc gia khác trong khu vực; Tăng cường công tác truyền thông ở Balkan, thay thế hình tượng Nga là “đối tác cung cấp an ninh - quốc phòng” hoặc “đối tác cung cấp năng lượng” bằng Nga là “đối tác giúp ổn định khu vực”, “sẵn sàng hỗ trợ nhân đạo” và là “đối tác cung cấp công nghệ thông tin và các giải pháp công nghệ hiệu quả’; Tiếp tục gia tăng đầu tư vào các công ty/tập đoàn lớn; Tăng cường hợp tác giáo dục, kinh tế và văn hóa; Thúc đẩy cách tiếp cận tích cực đối với tôn giáo trong khu vực.
Báo cáo cũng chỉ ra các “thất bại” của EU ở khu vực Balkan, đặc biệt là các quyết định chính trị thiếu sáng suốt và sai lầm của EU với một trong những nước quan trọng của khu vực là Serbia. Đồng thời, nhân tố tiêu cực đầu tiên được nhắc đến đối với Nga là việc “mở rộng NATO sang phía Đông”, Nga chưa có biện pháp nhằm ngăn chặn việc này, như việc Montenegro gia nhập NATO năm 2017.
Ngoài ra, sau khi giải quyết dứt điểm tranh chấp với Hy Lạp, có thể Macedonia sẽ gia nhập NATO trong tương lai gần. Mỹ, Anh và khối Visegrad tiếp tục thúc đẩy các nước trong khu vực liên kết mạnh mẽ hơn với NATO.
Nhóm tác giả cũng đưa ra nhiều lý do về việc Nga không nên từ bỏ lợi ích tại Balkan, một trong số đó là “nếu để NATO dần dần lấy được nhiều ảnh hưởng hơn tại khu vực, tình hình của Nga tại châu Âu sẽ xấu đi một cách rõ ràng, đồng thời giúp EU có cơ hội mới mở rộng hơn về phía Đông”.
Hội đồng Quan hệ Quốc tế (RIAC) là một nhóm các học giả và ngoại giao có ảnh hưởng tại Nga, do cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nga Igor Ivanov, Trợ lý Tổng thống Nga Dmitry Peskov, Thứ trưởng Ngoại giao Igor Morgulov và những người khác thành lập. RIAC nhận được sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao Nga, Bộ Giáo dục và Khoa học Nga, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Liên minh Công nghiệp và Doanh nhân Nga và cơ quan truyền thông Interfax. |
| Gia tăng ảnh hưởng tại Balkan, Trung Quốc khiến Mỹ, EU như “ngồi trên đống lửa” TGVN. Trong khi Liên minh châu Âu (EU) vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của các nước thuộc Tây Balkan, việc chính quyền ... |
| Tây Balkan nhất trí thành lập khu vực kinh tế chung châu Âu Ngày 12/7, các nhà lãnh đạo thuộc Liên minh châu Âu (EU) cùng 6 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Tây Balkan đã ... |
| Trung Quốc muốn dẫn nước từ hồ Balkan để giải hạn Trung Quốc sẽ xây dựng đường ống nước dài khổng lồ từ Nga nhằm giải hạn cho tỉnh Cam Túc. |