Nga đang có gần như tất cả những gì họ muốn và cần, những ai đang giúp Moscow đắc lực?

Chu Văn
Có phải Moscow đã thành công trong việc "lách" các lệnh trừng phạt công nghệ của phương Tây để đảm bảo tự cung nhằm duy trì hoạt động của nền kinh tế Nga và chế tạo vũ khí?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga đang có gần như tất cả những gì họ muốn và cần, ai đang giúp Moscow?
Các quốc gia tích cực nhất tạo điều kiện cho Nga "lách" các lệnh trừng phạt bao gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Cyprus và UAE. (Nguồn: Logistics Asia)

Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis đã lưu ý, các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đang gây ra suy thoái kinh tế kéo dài tại Nga, nhưng hiệu quả của các biện pháp này còn phụ thuộc nhiều vào quá trình thực thi.

Trong một báo cáo về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt, các chuyên gia kinh tế Nga đánh giá, 10 vòng lệnh trừng phạt do Mỹ và EU phối hợp chặt chẽ nhằm suy yếu nền kinh tế Nga đã ngăn chặn được khả năng tiếp cận trực tiếp của Điện Kremlin đối với công nghệ phương Tây trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, Nga đã thiết lập được các tuyến thay thế tương đối nhanh chóng, với việc nhập khẩu các hàng hóa lưỡng dụng và được kiểm soát, hiện đã vượt mức trước xung đột.

Các quốc gia tích cực nhất để tạo điều kiện cho Nga lách các lệnh trừng phạt bao gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Cyprus và UAE.

Các số liệu cho thấy Nga hầu như đã quay trở lại mức nhập khẩu trước xung đột, với việc các chip và IC tiên tiến được sản xuất tại EU và các quốc gia đồng minh khác được vận chuyển qua các nước thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia, UAE cũng như các nền kinh tế Đông Âu và Trung Á khác. Các chuyến hàng từ Trung Quốc tới Nga cũng tăng lên khi Bắc Kinh ngày càng đóng vai trò đối tác cung cấp quan trọng cho Nga.

Ai đang "giúp đỡ" Nga?

Một số quan chức phương Tây tin rằng, tác động của các biện pháp trừng phạt đã không được như kỳ vọng. Các chuyến hàng từ Trung Quốc đến Nga đã tăng mạnh và Bắc Kinh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với kinh tế Nga. Trong khi các quốc gia ngoài EU chưa áp đặt các biện pháp trừng phạt riêng nhằm vào Nga, hầu hết số này đều liên tục phủ nhận việc họ đang giúp đỡ Nga.

Một quan chức ngoại giao cấp cao của EU nhận định, Nga có thể đang lách các lệnh trừng phạt của EU và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) để mua chất bán dẫn quan trọng và các công nghệ phục vụ chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Báo cáo thương mại do Ngân hàng Tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD) chỉ ra, Nga đang thành công trong việc sử dụng các nhân tố trung gian và trung chuyển thông qua "các quốc gia thân thiện".

Trong khi đó, theo Bloomberg, trong số các đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga đang phá vỡ các lệnh trừng phạt có Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Kazakhstan.

Chuyên gia kinh tế Elina Ribakova tại Viện Tài chính quốc tế (IIF) cũng nhìn nhận hiệu quả thật sự của các lệnh trừng phạt rằng: "Bất chấp các lệnh trừng phạt, Nga đang có gần như tất cả những gì quốc gia này muốn và cần".

EU đã nhắm mục tiêu vào nhiều nguồn thu chính của Nga và đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với gần 1.500 cá nhân, cũng như hạn chế xuất khẩu đối với hàng trăm mặt hàng và công nghệ của Nga. Tuy nhiên, các quan chức EU vẫn lo ngại rằng, họ đang thiếu một cơ chế hiệu quả để thực thi các biện pháp trừng phạt và EU đang tụt hậu so với Mỹ - quốc gia có "truyền thống" hơn trong việc trừng phạt quốc gia khác.

Trong báo cáo, các chuyên gia kinh tế Nga đã khẳng định, các biện pháp trừng phạt đã không ngăn được việc Nga nhập khẩu hàng hóa lưỡng dụng công nghệ cao và được kiểm soát, chẳng hạn như các máy bay không người lái (UAV) hay các bộ phận và bộ vi xử lý hoặc chất bán dẫn.

Các đợt giao hàng UAV từ UAE, Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore vẫn tiếp tục đến Nga trong cuối tháng 11 và tháng 12/2022. Nhập khẩu của Nga đối với các bộ vi xử lý/chất bán dẫn đã tăng từ 1,82 tỷ USD năm 2021 lên 2,45 tỷ USD trong năm 2022. Trung Quốc đã trở thành nguồn cung quan trọng nhất của Nga về các bộ vi xử lý các bộ vi mạch tích hợp (IC).

Năm 2022, Trung Quốc, Đức, Hà Lan và Phần Lan dẫn đầu về doanh thu từ xuất khẩu vi mạch sang Nga tính theo USD, trong khi Hong Kong, Estonia, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức dẫn đầu về lượng giao dịch.

Các tuyến huyết mạch… vẫn chảy

Theo số liệu của Liên hợp quốc, kim ngạch xuất khẩu chất bán dẫn của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga đã tăng từ 79.000 USD năm 2021 lên 3,2 triệu USD năm 2022. Ankara vốn từ chối ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU nhằm vào Nga, đã trở thành nhà xuất khẩu thiết bị điện tử lớn sang Nga.

Trong khi đó, theo Reuters, giá trị nhập khẩu công nghệ của Nga từ tháng 4-11/2002 đạt 2,6 tỷ USD, trong đó ít nhất 777 triệu USD được sử dụng để mua sản phẩm của các nhà sản xuất phương Tây. Nga đã có được các loại vi mạch do Intel, AMD, Texas Instruments Inc, Analog Devices của Mỹ hay Infineon AG do Đức sản xuất.

Nhìn chung, thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga đã tăng vọt khi Ankara thực hiện các bước đi tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán các mặt hàng không nằm trong danh sách bị trừng phạt. Nước này cũng cung cấp cho Nga hàng loạt mặt hàng tiêu dùng đã biến mất khỏi thị trường sau khi khoảng 1.000 thương hiệu phương Tây rút khỏi thị trường Nga. Tuy nhiên, sản phẩm của các thương hiệu này vẫn tới thị trường Nga theo các cơ chế nhập khẩu song song.

Các quốc gia khu vực Baltic đã nổi lên như một tuyến đường quan trọng khác, với việc hai công ty tại Estonia đã tăng ồ ạt các chuyến giao hàng chất bán dẫn đến Nga. Dường như giới doanh nhân có liên hệ với Nga đã lợi dụng cơ chế cư trú điện tử nổi tiếng của Estonia để thành lập các công ty ảo và sử dụng các công ty này để vận chuyển chất bán dẫn có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số nơi khác để trung chuyển vào Nga.

Tương tự, hơn 260 công ty Litva vẫn tiếp tục giao dịch với Nga. Bản tin của Đài truyền hình công cộng LRT của Litva dẫn số liệu của Cơ quan Dữ liệu quốc gia Litva (Registru Centras) cho thấy chỉ có hơn một nửa số công ty của nước này đã cắt đứt quan hệ làm ăn với Nga sau xung đột tại Ukraine. Theo Registru Centras, kim ngạch nhập khẩu công nghệ của Nga trong giai đoạn từ tháng 4-11/2022 đã đạt 2,6 tỷ USD, trong đó ít nhất 777 triệu USD được sử dụng để mua sản phẩm của các nhà sản xuất phương Tây.

Các cảng Baltic cũng trở nên nhộn nhịp. Cảng Riga đã ghi nhận lượng hàng hóa container tăng lên mức 460.700 TEU (container 20 Feet) trong năm 2022, là tỷ lệ luân chuyển hàng hóa cao kỷ lục, vượt 16% so với năm trước và đã trung chuyển được 326.000 TEU, là mức trung chuyển hàng năm cao nhất trong lịch sử của cảng này.

Năm 2022 cảng Tallinn đã chứng kiến 18 triệu tấn hàng hóa qua cảng, giảm 21% so với năm 2021 do việc thực thi các lệnh trừng phạt đối với hàng hóa của Nga và Belarus. Tuy nhiên, sự sụt giảm khối lượng hàng hóa dạng lỏng và dạng khô do các lệnh trừng phạt cũng được bù đắp phần nào nhờ sự tăng trưởng bất thường của các loại hàng hóa khác.

Với việc các công ty giao nhận hàng hóa Trung Quốc-châu Âu đang tìm cách đưa ra cho các doanh nghiệp lựa chọn các tuyến đường tránh Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác trong khu vực rất muốn giúp trang bị và xây dựng Hành lang giữa, tên gọi chính thức là Tuyến vận tải quốc tế xuyên Caspi (TITR) nối Đông Á với châu Âu qua Kazakhstan, Biển Caspi, Azerbaijan, Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 2022, các công ty vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc vốn phải đối mặt với việc chuyển hàng đến châu Âu qua lãnh thổ Nga hoặc Kazakhstan, đã ngày càng có xu hướng lựa chọn tuyến đường qua Kazakhstan. Khối lượng vận chuyển qua tuyến đường sắt Kazakhstan cũng như qua các cảng Biển Aktau và Caspi đang tăng vọt. Giữa năm 2022, Abai Turikpenbayev, người đứng đầu cảng thương mại Biển Aktau đã từng dự báo khối lượng vận chuyển qua TITR trong năm 2023 sẽ tăng gấp 6 lần, lên tới 3,2 triệu tấn.

Hơn nữa, có một nguồn xung lực mới để phát triển các tuyến đường, vốn đã được thảo luận từ lâu, hướng về phía Tây từ Trung Quốc, bao gồm cả tuyến đường sắt Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan (CKU).

Đồng thời, EBRD cũng sẵn sàng đầu tư hàng tỷ Euro vào việc phát triển các tuyến vận tải hàng hóa giữa châu Âu và châu Á vòng qua Nga, trong bối cảnh cuộc tranh giành quyền kiểm soát các tuyến thương mại xuyên lục địa Á-Âu đang diễn ra.

Một quan chức ngoại giao cấp cao của EU cho rằng Kazakhstan đã trở thành một quốc gia trung chuyển quan trọng để Nga lách các lệnh trừng phạt của phương Tây và mua các chất bán dẫn tiên tiến cũng như các công nghệ khác cần cho cuộc xung đột tại Ukraine. Năm 2022, Kazakhstan đã xuất khẩu lượng các chất bán dẫn tiên tiến trị giá 3,7 triệu USD sang Nga, vượt xa mức 12.000 USD trước khi cuộc xung đột nổ ra.

Những nỗ lực “chắp vá”?

Khi cuộc chơi đang nhanh chóng trở thành trò chơi "ăn miếng trả miếng", các cường quốc phương Tây đang bắt đầu gây áp lực với những bên "phá hoại" các lệnh trừng phạt. Đức đã thông qua các luật mới mang tính cứng rắn nhằm truy tố các công ty và doanh nhân tích cực lách trừng phạt.

Đồng thời, cả châu Âu và Mỹ đã phát động những nỗ lực lớn về ngoại giao nhằm gây sức ép lên các quốc gia đang tạo điều kiện cho thương mại của Nga, buộc các quốc gia này chấm dứt việc đó, tuy nhiên cho đến nay những nỗ lực này vẫn chưa đạt được nhiều thành công.

Trên thực tế, những nỗ lực nhằm trừng phạt Nga tại châu Âu đã được giảm nhẹ để tránh tổn thương quá nhiều về kinh tế. Việc thực thi tại EU cũng là những nỗ lực mang tính chắp vá, chủ yếu phụ thuộc vào các quốc gia thành viên. Mỹ không gặp phải những vấn đề này vì Washington về cơ bản vẫn tự chủ trong việc nhập các nguyên liệu thô quan trọng và năng lượng.

Cuối cùng, ý chí chính trị đóng vai trò rất quan trọng và các quốc gia thành viên EU có thể phải chịu áp lực khi thực hiện hành động cứng rắn với các công ty nước mình.

Kết quả là, châu Âu có xu hướng đưa ra các ngoại lệ và miễn trừ đối với một số biện pháp trừng phạt quan trọng, như việc vận chuyển hay nhập khẩu phân bón, hoặc nhắm mắt làm ngơ trước một số hệ thống nhập khẩu hàng hóa rõ ràng hơn qua các nước thứ ba đến châu Âu. Điều này đôi khi đã dẫn đến những cuộc tranh luận gay gắt giữa các quốc gia thành viên về các miễn trừ, cũng như các yêu cầu báo cáo do không có sự thống nhất trong EU về chính sách trừng phạt.

Điều đó đúng như một bộ trưởng EU đã từng nhận xét rằng, với mỗi vòng trừng phạt, "chúng tôi tiến một bước với các biện pháp mới và lùi một bước với các miễn trừ".

Nga-Trung Quốc hợp sức ‘lật đổ’ đồng USD – đường còn dài, mà chẳng đến đâu?

Nga-Trung Quốc hợp sức ‘lật đổ’ đồng USD – đường còn dài, mà chẳng đến đâu?

Không ít chuyên gia cho rằng, những nỗ lực của cả Nga và Trung Quốc, hay một kế hoạch hợp sức nhằm thách thức vị ...

Trừng phạt Nga: Đòn tấn công từ phương Tây đánh trúng mục tiêu kép, 'vận may' của Moscow đã hết?

Trừng phạt Nga: Đòn tấn công từ phương Tây đánh trúng mục tiêu kép, 'vận may' của Moscow đã hết?

“Có những dấu hiệu cho thấy 'vận may' của Tổng thống Putin có thể bắt đầu cạn kiệt, khi các nước phương Tây áp đặt ...

Giá vàng hôm nay 17/3/2023: Giá vàng tiếp tục tăng theo 'cơn sốt' tìm nơi trú ẩn, giới đầu tư ráo riết săn lùng 3 tài sản này khi rủi ro bao trùm

Giá vàng hôm nay 17/3/2023: Giá vàng tiếp tục tăng theo 'cơn sốt' tìm nơi trú ẩn, giới đầu tư ráo riết săn lùng 3 tài sản này khi rủi ro bao trùm

Giá vàng hôm nay 17/3/2023 tiếp tục tăng mạnh, sau những đổ vỡ từ lĩnh vực ngân hàng đang làm gia tăng rủi ro trên ...

Giá cà phê hôm nay 18/3/2023: Giảm mạnh phiên cuối tuần, giá thu mua trong nước mất ngưỡng 47.000 đồng, các thị trường lớn tăng nhập cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 18/3/2023: Giảm mạnh phiên cuối tuần, giá thu mua trong nước mất ngưỡng 47.000 đồng, các thị trường lớn tăng nhập cà phê Việt

Những ngày đầu tháng 3/2023, giá cà phê robusta tăng mặc dù báo cáo tồn kho của sàn London tăng tốt. Trong khi đó, giá ...

Ngăn chặn khủng hoảng niềm tin, UBS đàm phán mua lại toàn bộ hay một phần ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ - Credit Suisse

Ngăn chặn khủng hoảng niềm tin, UBS đàm phán mua lại toàn bộ hay một phần ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ - Credit Suisse

Ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ, UBS, đang đàm phán để mua lại toàn bộ hoặc một phần Credit Suisse.

(theo Bloomberg, Reuters, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Hành trình 69 năm giữ biển vẻ vang của chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam

Hành trình 69 năm giữ biển vẻ vang của chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam

Trải qua 69 năm, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã nối tiếp nhau xây đắp và tô thắm truyền thống vẻ vang ...
Cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs giúp bạn sử dụng thuận tiện hơn

Cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs giúp bạn sử dụng thuận tiện hơn

Bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs trên máy tính giúp bạn soạn thảo văn bản một cách thuận tiện ...
Hoa hậu Nông Thúy Hằng giữ vị trí Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam

Hoa hậu Nông Thúy Hằng giữ vị trí Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam

Hoa hậu Nông Thúy Hằng mới cho biết, cô chính thức được bổ nhiệm là Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam.
FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal, đội tuyển Việt Nam đứng ở vị trí nào?

FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal, đội tuyển Việt Nam đứng ở vị trí nào?

Hôm qua (6/5), FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal thế giới, đội tuyển futsal Việt Nam xếp thứ 33 thế giới, dưới Thái Lan và Indonesia.
Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến ...
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến triển.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

Baoquocte.vn. Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước còn mãi vang dội. Điện Biên ngày ấy giờ đã khoác lên mình diện mạo mới, đang dần vươn tầm mạnh mẽ.
PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác...
Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
Phiên bản di động