Nga để châu Âu vuột khỏi ‘vòng kim cô’ khí đốt hay toan tính ‘hồi sinh’ Nord Stream?

Minh Anh
Tổng thống Nga Putin và gã khổng lồ năng lượng Gazprom đều cho biết, họ có “các quy tắc của riêng mình" về xuất khẩu khí đốt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga để châu Âu vuột khỏi ‘vòng kim cô’ khí đốt hay toan tính ‘hồi sinh’ Nord Stream?. (Nguồn: Intellinews)
Nga muốn kết hợp dự án TurkStream hiện có, để hình thành một trung tâm trung chuyển khí đốt mới tại Thổ Nhĩ Kỳ nhằm bán cho các nước thứ ba, đặc biệt là các quốc gia châu Âu. (Nguồn: Intellinews)

Và hiện tại, Nga đang quan tâm đến trung tâm khí đốt Thổ Nhĩ Kỳ hơn là khởi động lại Nord Stream.

Từ sau các “vụ nổ bí ẩn” phá hoại đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc), cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch điều hành Gazprom Alexei Miller đều nói rõ quan điểm rằng, nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 sẽ không được khôi phục. Thay vào đó, Moscow đã đề xuất và đang trong quá trình khởi động cho mục tiêu xây dựng một đường ống mới với Thổ Nhĩ Kỳ - đóng vai trò là trung tâm khí đốt lớn nhất trong khu vực.

Người đứng đầu Gazprom nói, họ nhận thấy không có gì cấp thiết trong việc thu xếp sửa chữa các đường ống Nord Stream 1 và 2 sau những hư hỏng do vụ nổ vào cuối tháng 9 ở khu vực biển Baltic của Thụy Điển và Đan Mạch.

Ông Miller cảnh báo, việc sửa chữa đường ống Nord Stream 1 có thể mất "nhiều năm" để hoàn thành.

“Kể cả việc sửa chữa hoàn tất, dòng khí đốt hiện tại không thể được đưa vào đường ống vì các lệnh trừng phạt của phương Tây đã ngăn cản việc cung cấp tua-bin cho trạm bơm nén trên bờ biển Baltic của Nga”, Chủ tịch Gazprom cho biết thêm.

Ông cũng nhắc lại tuyên bố trước đó của Tổng thống Putin rằng, việc cung cấp khí đốt cho châu Âu có thể bắt đầu gần như ngay lập tức, qua đường ống không bị hư hại còn lại trên Nord Stream 2, đường ống này đã được chứng nhận bởi Đức.

Tuy nhiên, người đứng đầu Gazprom cảnh báo, bất kỳ khí đốt nào được cung cấp qua đường Nord Stream 2 thứ hai sẽ phải liên quan đến các hợp đồng mới và tách biệt hoàn toàn với các nghĩa vụ của Nga theo thỏa thuận dài hạn hiện có.

Thay vào đó, ông Miller ủng hộ đề xuất của Tổng thống Putin về việc xây dựng các đường ống mới xuyên Biển Đen tới Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với dự án TurkStream (đường ống Thổ Nhĩ kỳ) hiện có, để hình thành một trung tâm trung chuyển khí đốt mới tại Thổ Nhĩ Kỳ để bán cho các nước thứ ba, đặc biệt là các nước châu Âu. Thậm chí, theo nhà lãnh đạo Nga, trung tâm này còn có thể đóng vai trò như một nền tảng để điều chỉnh giá khí đốt về mức thị trường bình thường mà không có bất kỳ mục đích chính trị nào.

TurkStream bao gồm hai tuyến dưới biển, với tổng công suất thông qua 31,5 tỷ m3 khí đốt/năm, trong đó gần một nửa đi vào thị trường châu Âu qua Hy Lạp. Các đường ống ở dưới Biển Đen được kỳ vọng “sẽ ít bị tổn thương hơn” không chỉ vì chúng nằm ở độ sâu hơn 2.000 mét.

Dự án mới của Nga còn nhận được sự đảm bảo vững chắc của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan từ việc chọn địa điểm thích hợp, xây dựng đến vận hành đường ống. Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhưng vẫn giữ thái độ trung lập trong suốt cuộc xung đột tại Đông Âu. Tổng thống Erdoga vẫn duy trì quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine, đồng thời hạn chế tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moscow.

Chủ tịch Gazprom Miller cũng cho biết, Gazprom không có ý định quay trở lại thị trường châu Âu trừ khi các nhà chức trách lục địa này dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và đồng ý với các điều khoản cung cấp khí đốt của Nga.

Trong khi đó, đánh giá về mặt thời gian, ông Miller cho biết, việc Nga chuyển hướng qua các tuyến đường ống trên Biển Đen sẽ lợi hơn là phải mất nhiều tháng sửa chữa tuyến đường ống bị hỏng. Còn về năng lực vận chuyển, hệ thống mới có thể không kém Nord Stream ở biển Baltic.

Phó Giáo sư Gregory Simons thuộc Viện Nghiên cứu Nga và Á-Âu thuộc Đại học Uppsala nhận định, thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, Nga có thể bỏ qua các tuyến đường phía Bắc khi leo thang căng thẳng trong quan hệ với các nước Bắc Âu, để tiếp cận trực tiếp hơn với các thị trường mới.

“Tôi nghĩ rằng đề xuất trên có lợi cho cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga về cả địa chính trị và địa kinh tế. Vấn đề trừng phạt cũng trở nên ít ảnh hưởng hơn khi Ankara là người trung gian. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có được một nguồn thu nhập và nhiều việc làm mới, đồng thời cũng là đòn bẩy mạnh hơn nữa trong quan hệ với Liên minh châu Âu (EU)”, Giáo sư Gregory Simons phân tích.

Hiện tại, Ankara hứa sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho việc xây dựng trung tâm khí đốt quốc tế trong thời gian nhanh nhất có thể.

Tuy nhiên, ở một diễn biến khác liên quan câu chuyện khí đốt, tờ Politico mới đây dẫn số liệu của Ủy ban châu Âu cho hay, mặc dù nguồn cung khí đốt qua đường ống giảm đáng kể trong năm nay, song nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga vào EU đã tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái trong 9 tháng đầu năm 2022.

Cụ thể, từ tháng 1 đến tháng 9/2022, các nước EU đã giảm một nửa nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga - từ 105,7 tỷ m3 trong 9 tháng đầu năm 2021, xuống còn 54,2 tỷ m3 trong cùng kỳ năm nay; nhưng họ đã nhập 16,5 tỷ m3 LNG của Nga, tăng so với 11,3 tỷ m3 trong cùng kỳ năm ngoái.

Việc cắt giảm khí đốt đường ống vẫn đang diễn ra mạnh mẽ do Nga hạn chế cung cấp và các nước EU đa dạng hóa nhập khẩu từ các nơi khác. Tuy nhiên, việc EU mua LNG của Nga lại là một câu chuyện khác.

Mặc dù sự gia tăng LNG mới chỉ là con số nhỏ so với sự sụt giảm khí đốt đường ống, song giới quan sát thị trường năng lượng cho rằng, sự gia tăng LNG đang đi ngược lại với lời lẽ của châu Âu và không hẳn là không có rủi ro.

Giá cà phê hôm nay 8/11: Đảo chiều giảm mạnh, tiếp tục gặp khó khăn, nhu cầu thấp, giá giảm 'thách thức' xuất khẩu cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 8/11: Đảo chiều giảm mạnh, tiếp tục gặp khó khăn, nhu cầu thấp, giá giảm 'thách thức' xuất khẩu cà phê Việt

Quý III/2022 so với quý II/2022, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chủ lực giảm, ngoại ...

Chưa hết phụ thuộc Nga, Đức lại muốn ràng buộc lợi ích với Trung Quốc?

Chưa hết phụ thuộc Nga, Đức lại muốn ràng buộc lợi ích với Trung Quốc?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và đông đảo các CEO hàng đầu của Đức đã đến Bắc Kinh, với một thông điệp rõ ràng “hoạt ...

Kinh tế Trung Quốc: Mở đường mới chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong cuộc đua năng lượng sạch

Kinh tế Trung Quốc: Mở đường mới chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong cuộc đua năng lượng sạch

Trung Quốc đã trở thành nhà tiên phong toàn cầu, đi đầu trong việc phát triển năng lượng sạch và tái tạo.

Báo Italy: Khí đốt đang trong 'lòng bàn tay' Mỹ, thế lực chi phối kinh tế châu Âu không còn ở Viễn Đông?

Báo Italy: Khí đốt đang trong 'lòng bàn tay' Mỹ, thế lực chi phối kinh tế châu Âu không còn ở Viễn Đông?

Châu Âu đã và sẽ ngày càng cần đến khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ với giá thành cao, được sản xuất bằng những công ...

(theo Upstreamonline, Politico)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Ngày 29/3 Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý I/2024. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng chủ trì cuộc họp báo.
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 đồng/kg...
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, giá dầu Brent và WTI giảm nhẹ. Xăng trong nước được điều chỉnh tăng mạnh từ chiều 28/3, riêng xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít.
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị hiện đại, các tòa tháp ...
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3 ghi nhận đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Phiên bản di động