Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, Moscow đã đệ trình một khái niệm an ninh tập thể cho Vùng Vịnh. (Nguồn: Twitter) |
Trong cuộc thảo luận trực tuyến của HĐBA về tình hình ở Vịnh Persian, ông Lavrov nói: "Môi trường không lành mạnh trong khu vực Vùng Vịnh có tác động gây mất ổn định đối với các mối quan hệ quốc tế. Dựa trên điều này, chúng tôi cho rằng, HĐBA phải thường xuyên theo dõi vấn đề này, vì Hội đồng có trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.
Nhà ngoại giao hàng đầu Nga lưu ý về sự leo thang căng thẳng trong khu vực đầu năm nay, đề cập các vụ như máy bay không người lái tấn công các cơ sở của công ty dầu khí nhà nước Saudi Arabia - Saudi Aramco, vụ tấn công tàu chở dầu của Iran trên Biển Đỏ gần Jeddah và vụ ám sát chỉ huy quân sự hàng đầu của Iran, Tướng Qasem Soleimani, vốn là nguyên nhân có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Ông Lavrov cũng cho rằng, ở bất cứ thời điểm nào, các kịch bản nguy hiểm và không thể đoán trước có thể xảy ra.
Cũng trong cuộc thảo luận, nhà ngoại giao hàng đầu Nga cho biết, “Nga đã đệ trình một khái niệm an ninh tập thể cho Vùng Vịnh… nhằm mục đích tạo ra các cơ chế phản ứng tập thể trước nhiều mối đe dọa và thách thức”, giúp các quốc gia ứng phó với các cuộc xung đột tiềm tàng trong bối cảnh căng thẳng.
Theo ông Lavrov, đề xuất của Nga sẽ liên quan đến Iran và các quốc gia Arab ở Vùng Vịnh.
Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft đã bác bỏ và cho rằng, nỗ lực này không hiệu quả: “Tôi hiểu các đồng nghiệp Nga đã đề xuất tạo ra một cấu trúc an ninh ở Vịnh Perisan để thúc đẩy sự ổn định trong khu vực. Nhưng tôi nghĩ có giải pháp dễ dàng hơn rất nhiều, đó là HĐBA chỉ cần buộc Iran phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ quốc tế hiện có của mình".
Mỹ đã cố gắng gia hạn lệnh cấm vũ khí của LHQ đối với Iran, đã hết hạn ngày 18/10, nhưng không thành công.
Trước đó, hồi tháng 8, Washington cũng đã cố gắng áp dụng lại các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Iran trước khi đạt được thỏa thuận hạt nhân năm 2015, tuy nhiên, Nga và các bên còn lại trong thỏa thuận cho rằng, Mỹ không có đủ thẩm quyền để làm như vậy kể từ khi họ rời bỏ thỏa thuận vào năm 2018.
| Biển Đông: Australia-Nhật Bản phản đối mạnh mẽ những nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng bằng cưỡng chế TGVN. Ngày 19/10, Hai Bộ trưởng Quốc phòng Australia và Nhật Bản đã gặp nhau và thảo luận về hợp tác quốc phòng và an ... |
| Mỹ xem xét điều quân đến gần biên giới Nga, mục đích là gì? TGVN. Ngày 20/10, trong cuộc hội thảo trực tuyến của Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho ... |
| Tin thế giới 20/10: '3 mẩu' Bộ Tứ diễn tập ở Biển Đông; Trung Quốc là nước đầu tiên 'hứng đòn' của Mỹ vì Iran; lý do gì khiến Nga-Anh lại 'hục hặc'? TGVN. Mỹ-Nhật Bản-Australia tập trận ở Biển Đông, quan hệ Mỹ-Iran-Trung Quốc, căng thẳng ngoại giao Nga-Anh, Hiệp ước New START, xung đột Armenia-Azerbaijan, tình ... |