Tòa nhà Quốc hội Mỹ. (Nguồn: Reuters) |
Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ vẫn để ngỏ quyết định về một giải pháp dài hơi hơn cho tới đầu tháng 12 tới.
Sau nhiều tuần tranh luận giữa các đảng, dự luật đã được thông qua với 50 phiếu thuận và 48 phiếu chống, theo đó tăng mức trần nợ công 28.400 tỷ USD của Mỹ hiện nay thêm 480 tỷ USD.
Dự luật chỉ có hiệu lực đến ngày 3/12 tới, ngày mà ngân sách cho hầu hết các chương trình liên bang cũng hết hạn, theo một biện pháp tạm thời được thông qua hồi đầu tháng này.
Như vậy, trong 8 tuần tới, Quốc hội sẽ phải giải quyết thách thức kép là vừa phải nhất trí về kế hoạch chi tiêu công cho đến tháng 9/2022 bao gồm từ các chương trình giáo dục và đối ngoại đến quỹ để thực thi các biện pháp nhập cư và an ninh sân bay, vừa tìm cách tránh nguy cơ vỡ nợ.
Dự luật vừa được Thượng viện thông qua sẽ được chuyển xuống Hạ viện, nơi dự kiến dễ dàng được phê chuẩn.
| Quan chức Fed cảnh báo về phản ứng tiêu cực của thị trường trước nguy cơ vỡ nợ Ngày 27/9, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York John Williams cảnh báo về phản ứng tiêu cực của ... |
| Nguy cơ vỡ nợ hiện hữu, kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với trận 'đại hồng thủy' Trong báo cáo công bố ngày 21/9, Công ty Moody's Analytics cảnh báo, một vụ vỡ nợ của Mỹ sẽ là "đòn thảm khốc" đối ... |