Nga triển khai tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion trên quần đảo Kuril, khép kín tuyến phòng thủ Viễn Đông. (Nguồn: Star) |
Theo Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga Andrei Ryabukhin, quần đảo Kuril là một tuyến phòng thủ tự nhiên, nếu một trong các hòn đảo thuộc quần đảo này để trống, thì việc phòng thủ trên những hòn đảo khác sẽ trở nên vô nghĩa.
Năm 2016, hòn đảo Matua là “lỗ hổng” cuối cùng trên tuyến phòng thủ Kuril, mà quân đội Nga xác định rằng khép lại lỗ hổng này là một trong những nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện. Ngay tháng 9/2016, việc xây dựng khu gia binh, khu nhà kho, nhà để xe, và hệ thống điện nước, đường giao thông trên đảo Matua đã được hoàn thành.
Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga công bố đoạn video về việc xây dựng một căn cứ quân sự mới trên quần đảo Kuril, một trận địa của tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion.
Mỗi một bệ phóng của tổ hợp Bastion mang theo hai tên lửa chống hạm siêu thanh Oniks - loại tên lửa có thể tự tìm mục tiêu để tiêu diệt nhờ sự trợ giúp của hệ thống radar, hoặc có thể tấn công theo chỉ định từ bên ngoài. Tầm bắn của tên lửa Oniks đạt 300km.
Mỗi bệ phóng có 24 tên lửa, khoảng cách mỗi lần phóng 2,5 giây.
Trong chiến dịch quân sự ở Syria, Nga sử dụng hệ thống Bastion rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất.
Với việc hoàn tất căn cứ quân sự mới trên quần đảo Kuril, Nga đã khép kín tuyến phòng thủ Viễn Đông. Quần đảo Kuril trở thành phòng tuyến đủ tin cậy, bảo đảm an ninh cho hạm đội tàu ngầm nguyên tử đóng ở Kamchatka, duy trì hoạt động kinh tế thương mại ở vùng Viễn Đông.
Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, để tăng cường cho tuyến phòng thủ Viễn Đông, năm ngoái Nga đã đưa tổ hợp tên lửa S-300V4 đến quấn đảo Kuril, đưa tổ hợp S-400 đến Sakhalin và đưa tiêm kích Mig-31BM đến Chukotka.
Lực lượng này sẽ được bố trí dọc theo tuyến đường biển phương Bắc, từ quần đảo Kuril, đến Kamchatka và Chukotka. Đảm bảo an ninh cho khu mỏ khí đốt ở Sakhalin, đây là nơi cung cấp khí hóa lỏng cho toàn thế giới của Nga.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ordzhonikidze cho biết: “Xét từ góc độ địa chính trị, quần đảo Kuril có ý nghĩa rất lớn đối với Nga. Nếu mất Kuril, cánh cửa ra đại dương đối với Nga coi như khép lại, các quan hệ kinh tế thương mại cũng bị phá vỡ, toàn bộ vùng duyên hải Viễn Đông của Nga luôn bị đe dọa tấn công, Nga sẽ bị nhốt trong biển Okhotsk".
Theo ông Sergei Ordzhonikidze, từ quần đảo Kuril, Nga có thể duy trì an ninh cho các dự án dầu khí ở Sakhalin và tuyến đường biển phương Bắc. Quần đảo Kuril cũng là điểm tựa để duy trì hoạt động cho Hải quân Nga trên các đại dương. Việc Nga đưa tổ hợp Bastion tới Kuril chỉ thuần túy là hoạt động phòng thủ biên giới của mình, ngoài ra không có mục tiêu nào khác.
Nhận định về chiến lược này, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Âu và quốc tế của Nga Vasily Kashin cho rằng Nga triển khai hạm đội tàu ngầm nguyên tử được trang bị tên lửa liên lục địa trên biển Okhotsk để thực thi chiến lược răn đe hạt nhân, thực hiện đòn đánh đáp trả khi bị tấn công. Kiểm soát được Kuril cũng là bảo đảm an ninh cho hạm đội tàu ngầm, thực hiện “ngoại bất nhập” đối với tàu ngầm đối phương.
Việc bảo vệ Sakhalin và quần đảo Kuril được Bộ Quốc phòng Nga giao cho quân đoàn 68. Tổ hợp phòng không S-300V4 được quân khu miền Đông của Nga bố trí ở Kuril có thể bắn hạ không chỉ máy bay, máy bay không người lái mà cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
| Chiến đấu cơ Su-30MKI của Nga - mối đe dọa 'sinh tử' đối với các đối thủ của Ấn Độ Những chiếc chiến đấu cơ Su-30MKI của Nga được trang bị tên lửa BrahMos mới, thực sự là một mối đe dọa "sinh tử" đối ... |
| Nga-Ấn Độ bỏ đồng USD trong loạt hợp đồng vũ khí Tổng Giám đốc Tập đoàn Nga Rosoboronexport Alexander Mikheev cho biết, nước này và Ấn Độ đã từ bỏ đồng USD trong thanh toán các ... |