Nga không ‘tê liệt’ trước một ý tưởng ‘yếu’, thêm trừng phạt, thêm đau đớn, đây là lý do cấm vận phản tác dụng

Hải An
Các số liệu thống kê cho thấy, những nỗ lực dồn dập của phương Tây nhằm "bóp nghẹt" nền kinh tế Nga cho đến nay dường như vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga không ‘tê liệt’ trước một ý tưởng ‘yếu’, phương Tây ngày càng lâm thế khó, đây là lý do trừng phạt phản tác dụng
Bất chấp các lệnh trừng phạt, cấm vận của phương Tây, thu ngân sách của Nga từ ngành công nghiệp dầu khí tăng 28% trong năm 2022. (Nguồn: Shutterstock)

Đầu tháng 12/2022, Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp dụng giá trần (60 USD/thùng) đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga. Lệnh cấm vận có hiệu lực từ ngày 5/12/2022.

Cuối tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đáp trả động thái trên của phương Tây bằng cách ký sắc lệnh cấm cung cấp dầu cho các đối tác ủng hộ việc áp giá trần. Sắc lệnh có hiệu lực từ ngày 1/2/2023. Phản ứng của ông Putin là một tuyên bố rõ ràng rằng, Moscow sẽ không khuất phục trước áp lực trừng phạt.

Tuy nhiên, sắc lệnh của nhà lãnh đạo Nga cũng bao gồm khả năng có "sự cho phép đặc biệt" để cung cấp dầu cho các quốc gia nằm trong “tầm ngắm” của lệnh cấm.

Chuyển hướng thị trường

Các số liệu thống kê cho thấy, nỗ lực dồn dập của phương Tây nhằm bóp nghẹt nền kinh tế Nga cho đến nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Thu ngân sách của nước này từ ngành công nghiệp dầu khí đã tăng 28% trong năm 2022, lên tới 36,5 tỷ USD. Sản lượng dầu của Nga năm ngoái tăng 2% lên 535 triệu tấn, trong khi xuất khẩu nhiên liệu tăng 7,5%.

Điều này đạt được một phần không nhỏ nhờ vào quyết định của Moscow chuyển hướng cung cấp hàng sang Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời khuyến khích các quốc gia châu Á này mua năng lượng của Nga với mức giá chiết khấu cao.

Trong khi doanh thu xuất khẩu năng lượng của Moscow giảm 172 triệu USD mỗi ngày vào tháng 12, lượng hàng cung cấp cho Bắc Kinh và New Delhi đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại. Hầu hết sự sụt giảm doanh thu không đến từ việc xuất khẩu dầu mỏ giảm, mà do xuất khẩu khí đốt tự nhiên qua đường ống đã bị “khóa van” bởi các hệ thống dẫn khí đốt Nord Stream bị phá hoại.

Theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục của Nga vào tháng 11 năm ngoái, đạt 852.000 tấn, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Doanh số bán dầu thô và than đá của Nga cũng tăng mạnh.

Tổng lượng mua năng lượng của Trung Quốc từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm dầu mỏ, đạt 8 tỷ USD trong tháng 11/2022, từ mức 7,8 tỷ USD một tháng trước đó. Điều này có nghĩa là Nga đã vượt qua Saudi Arabia để trở thành nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Trung Quốc.

Nhập khẩu than Nga của Trung Quốc, bao gồm cả than nâu, tăng 41% lên 7,2 triệu tấn, trong đó 2,1 triệu tấn (gấp đôi so với năm ngoái) là than luyện cốc để phục vụ ngành sản xuất thép nội địa.

Tin liên quan
Giá vàng hôm nay 14/2/2023: Giá vàng giảm khi lạm phát Mỹ mãi ‘bướng bỉnh’, vàng Nga thành công tại Trung Quốc, SJC cùng chiều Giá vàng hôm nay 14/2/2023: Giá vàng giảm khi lạm phát Mỹ mãi ‘bướng bỉnh’, vàng Nga thành công tại Trung Quốc, SJC cùng chiều

Tương tự, Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới, đã mua một lượng dầu kỷ lục của Nga trong tháng 12/2022 khi nhập khẩu gấp 33 lần so với một năm trước đó.

Theo dữ liệu từ công ty tình báo năng lượng Vortexa Ltd, quốc gia Nam Á đã mua trung bình 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga vào tháng 12/2022, so với chỉ 36.255 thùng/ngày vào tháng 12/2021. Trong khi đó, cùng thời kỳ, New Delhi nhập khẩu từ Iraq và Saudi Arabia khoảng 1 triệu thùng/ngày mỗi nước.

Tháng 3/2021, chỉ có 0,2% tổng lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ đến từ Nga. Hiện nay, con số này là hơn 25%.

Một điều cần chú ý, Mỹ từ lâu đã là thị trường thiêu thụ lớn đối với một sản phẩm tinh chế của Nga có tên là dầu khí nguyên chất (VGO).

Giờ đây, Washington đang mua VGO từ các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ do các doanh nghiệp Reliance Energy và Nayara Energy điều hành và loại VGO này có nguyên liệu thô đầu vào lại chính là dầu của Nga.

Một ý tưởng "yếu"?

Nhìn nhận lại, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky dường như đã đúng khi gọi mức trần giá dầu của G7 và EU là một ý tưởng "yếu ớt" và không đủ mạnh để ảnh hưởng tới doanh thu của Nga.

Bất chấp lời kêu gọi tẩy chay và trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu đối với dầu thô của Nga, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới, vẫn không giảm. Giá dầu tăng trong khoảng thời gian sau tháng 2/2022 (thời điểm Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine) do lo ngại về nguồn cung đứt gãy.

Nga không ‘tê liệt’ trước một ý tưởng ‘yếu’, phương Tây ngày càng lâm thế khó, đây là lý do trừng phạt phản tác dụng
Lệnh cấm của phương Tây đối với các sản phẩm tinh chế thậm chí có thể thúc đẩy nguồn cung dầu thô của Nga sang Trung Quốc, vốn là một “nhà máy lọc dầu” lớn hàng đầu thế giới. (Nguồn: Reuters)

Tuy nhiên, cuối cùng, vào cuối năm 2022, chuỗi đà tăng giá đã dừng ở mức tương tự trước xung đột Nga-Ukraine. Trong khi đó, Moscow không những không sản xuất chậm lại mà còn tiếp tục sản xuất nhiều hơn.

Vào ngày giao dịch cuối cùng của năm ngoái, giá dầu thô Brent giao ngay đóng cửa ở mức 85 USD/thùng, cao hơn 7 USD so với giá vào ngày 3/1/2022.

Tương tự, giá giao ngay dầu WTI kết thúc năm ở mức cao hơn 4 USD/thùng so với ngày 3/1/2022.

Năm ngoái, giá giao ngay dầu thô Brent trung bình đạt 100 USD/thùng và giá giao ngay dầu WTI trung bình 95 USD/thùng.

Phương Tây lâm thế khó

Ngày 5/2 vừa qua, lệnh cấm bổ sung của EU đối với các sản phẩm xăng dầu của Nga, đặc biệt là dầu diesel, có hiệu lực. Đồng thời, G7 đã thiết lập mức trần giá toàn cầu - 100 USD/thùng đối với các sản phẩm xăng dầu cao cấp như dầu diesel và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm như dầu nhiên liệu.

Giống như các gói trừng phạt khác từ phương Tây, mục tiêu của biện pháp trừng phạt mới nhất này là nhằm cắt nguồn doanh thu quan trọng từ năng lượng của Nga, gây áp lực buộc Moscow kết thúc chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Tuy nhiên, các nhà phân tích đã đặt câu hỏi về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt. Họ dự đoán rằng, Moscow có thể chỉ cần chuyển hướng nguồn cung dầu diesel giống như đã làm với dầu thô.

Lệnh cấm của phương Tây đối với các sản phẩm tinh chế thậm chí có thể thúc đẩy nguồn cung dầu thô của Nga sang Trung Quốc, vốn là một “nhà máy lọc dầu” lớn hàng đầu thế giới.

Biện pháp này cũng có thể gây khó khăn hơn cho các quốc gia Tây Âu, vốn dựa vào Nga khi nhập khẩu từ nước này khoảng 40% sản phẩm dầu tinh chế. Quan trọng nhất, dầu diesel của Nga đã bù đắp cho sự thiếu hụt nhiên liệu trong sản xuất của phương Tây.

Dầu diesel chủ yếu được các xe tải sử dụng để vận chuyển các lô hàng lớn cho người tiêu dùng và chạy máy móc nông nghiệp. Thời gian qua, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và những lo ngại về biến đổi khí hậu, EU đã đóng cửa nhiều nhà máy lọc dầu, tổng công suất lên tới hơn 1 triệu thùng/ngày. Và vẫn còn phải xem khối kinh tế này sẽ thay thế gần 500.000 thùng/ngày như thế nào khi thiếu hụt lượng nhập khẩu này từ Nga.

Giá vàng hôm nay 14/2/2023: Giá vàng giảm khi lạm phát Mỹ mãi ‘bướng bỉnh’, vàng Nga thành công tại Trung Quốc, SJC cùng chiều

Giá vàng hôm nay 14/2/2023: Giá vàng giảm khi lạm phát Mỹ mãi ‘bướng bỉnh’, vàng Nga thành công tại Trung Quốc, SJC cùng chiều

Giá vàng hôm nay 14/2/2023, giá vàng dường như "miễn cưỡng" thực hiện một động thái lớn khi dữ liệu CPI quan trọng của Mỹ ...

Tổ hợp lệnh trừng phạt từ phương Tây với dầu Nga phản tác dụng, hoạt động ‘vì những lý do sai lầm’? Sẽ có khủng hoảng?

Tổ hợp lệnh trừng phạt từ phương Tây với dầu Nga phản tác dụng, hoạt động ‘vì những lý do sai lầm’? Sẽ có khủng hoảng?

Theo giới phân tích, các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đối với dầu của Nga cho đến nay dường như không mang lại ...

Giá tiêu hôm nay 14/2/2023: Hết thời được mùa trúng giá, càng trữ nhiều càng mất lớn, người trồng gặp ‘hạn kép’

Giá tiêu hôm nay 14/2/2023: Hết thời được mùa trúng giá, càng trữ nhiều càng mất lớn, người trồng gặp ‘hạn kép’

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 59.000 – 62.000 đ/kg.

Đánh tín hiệu không hài lòng, Nga nêu điều kiện gia hạn Sáng kiến ngũ cốc trên Biển Đen

Đánh tín hiệu không hài lòng, Nga nêu điều kiện gia hạn Sáng kiến ngũ cốc trên Biển Đen

Nga sẽ không gia hạn Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen nếu không gỡ bỏ trên thực tế các hạn chế trừng phạt đối với ...

Nga: Đường ống dẫn khí đốt đi ngầm qua sông Volga bất ngờ gặp sự cố

Nga: Đường ống dẫn khí đốt đi ngầm qua sông Volga bất ngờ gặp sự cố

Ngày 13/2, Công ty Gazprom Transgaz Ukhta cho biết, đoạn đường ống dẫn khí đốt dự phòng Ukhta-Torzhok-3 đi ngầm qua sông Volga ở quận ...

(theo herald.co.zw)

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 10/1. Lịch âm 10/1/2025? Âm lịch hôm nay 10/1. Lịch vạn niên 10/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi hôm nay 10/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia đã chính thức là thành viên BRICS -vậy họ phải 'tính toán' thế nào để không làm các đối tác phương Tây quan trọng phật lòng?
Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/1, giá dầu bất ngờ giảm hơn 1%, từ bỏ mức tăng đầu phiên. Trong nước, giá xăng chiều nay được dự báo sẽ giữ đà tăng.
Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Baoquocte.vn. Tài chính xanh đang trở thành một xu hướng đầu tư quan trọng toàn cầu, mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Chiều nay (8/1), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024.
Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1 ghi nhận đồng USD tăng khi lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đi lên.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1 ghi nhận đồng USD phục hồi trở lại, trong khi đó, EUR kéo dài đà giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1 ghi nhận triển vọng tích cực, sát mốc 109.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.
Phiên bản di động