Nước Nga đứng trước những "cơn mưa trừng phạt" của phương Tây. (Nguồn: Getty Images) |
Thay vì sụp đổ như dự đoán, nền kinh tế Nga đang phát triển "nóng" hơn. Chi tiêu quân sự khổng lồ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời, doanh thu "khủng" từ dầu mỏ cho thấy các biện pháp trừng phạt của phương Tây không thể làm khó Moscow.
Thiếu công nhân
Một cuộc khảo sát của Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga trong tháng 10/2024 cho thấy, 82,8% doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thu hút lao động.
Theo Cơ quan thống kê Rosstat, tỷ lệ thất nghiệp ở Nga đã giảm xuống 2,4% trong tháng 6.
Tin liên quan |
Mỹ 'đánh phủ đầu', quyết không để công nghệ tiên tiến rơi vào tay Bắc Kinh |
"Cần gấp", "Dễ! Không cần kinh nghiệm! Miễn phí ba bữa một ngày và chỗ ở!”... là những thông báo tuyển dụng hấp dẫn trên trang web trực tuyến Avito.
Theo Cơ quan thống kê liên bang Rosstat, 6 tháng đầu năm 2024, tiền lương thực tế của đất nước đã tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Hãng truyền thông độc lập Bell của Nga đưa tin, thu nhập của những người lao động nghèo tăng vọt 67%.
Hãng chocolate Snickers phải trả 4.100 USD/tháng cho nhân viên đóng hàng. Trong khi đó, một người đóng gói kho hàng ở Astrakhan có thể kiếm được hơn 3.600 USD/tháng. Vào năm 2023, mức lương trung bình toàn nước Nga chỉ là 763 USD/tháng.
Alexander Tkachyov - một trong những "ông trùm" nông nghiệp lớn nhất của Nga - gần đây phàn nàn về mức lương của những người làm việc trong trang trại chăn nuôi bò sữa. Ông cho biết, những người lao động này đang yêu cầu mức lương hàng tháng là 1.550 USD/tháng, bằng với một nhân viên làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Trong khi đó, hồi tháng 9/2024, phát biểu tại diễn đàn kinh tế ở Vladivostok, ông Anton Petrakov thuộc hãng Yandex Taxi (phiên bản Uber của Nga) thông tin, đất nước đang thiếu hụt 130.000 tài xế taxi.
Còn ở Siberia, do không có đủ tài xế lái xe buýt, nhiều tuyến đường bị đóng cửa. Với tình hình trên, Sergei Kuznetsov - thị trưởng thành phố Novokuznetsk ở Siberia - đề xuất lập “tiểu đoàn nữ tài xế xe bus” để đáp ứng nhu cầu.
Vượt lệnh trừng phạt
Theo ông Robin Brooks - thành viên cấp cao tại Viện Brookings, loạt lệnh trừng phạt của phương Tây đã thất bại.
Ông cho biết, ngay sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu, Đức và một số quốc gia lớn khác ở châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Cộng hòa Czech, Ba Lan và Áo bắt đầu vận chuyển lượng lớn hàng hóa qua Thổ Nhĩ Kỳ và các nước láng giềng của Nga như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Georgia và Armenia.
"Rõ ràng, hàng hóa này vẫn sẽ đến Nga", ông khẳng định.
Về thị trường dầu mỏ, phương Tây muốn Moscow giảm doanh thu từ nguồn này bằng cách áp mức giá trần với dầu Nga.
Cụ thể, các quốc gia thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia áp dụng lệnh cấm sử dụng các dịch vụ hàng hải của phương Tây như bảo hiểm, treo cờ và vận chuyển khi tàu chở dầu của Nga có giá bằng hoặc trên 60 USD/thùng đến các quốc gia này.
Tuy nhiên, Điện Kremlin có cách vượt qua lệnh cấm này. Xứ bạch dương đã xây dựng một "hạm đội bóng tối" hùng hậu để lách lệnh cấm.
Trong tháng 9/2024, khối lượng dầu thô kỷ lục của Nga bị trừng phạt đã được vận chuyển bởi “hạm đội bóng tối” và các tàu chở dầu bị trừng phạt do không có bảo hiểm rõ ràng.
"Bất chấp lời kêu gọi cải thiện mức giá trần của G7, việc nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng cường siết chặt dầu mỏ của Nga có vẻ khó xảy ra cho đến sau cuộc bầu cử Mỹ". Kevin Book, Giám đốc điều hành Bộ phận nghiên cứu tại Clearview Energy Partners. |
Phân tích dữ liệu của đơn vị Lloyd’s List - thuộc công ty theo dõi hàng hóa năng lượng Vortexa cho thấy, 69% tổng lượng dầu thô Moscow xuất khẩu trong tháng 9 được vận chuyển trên các tàu chở dầu của "hạm đội bóng tối" và 18% được vận chuyển trên các tàu chở dầu do Sovcomflot do chính phủ Nga kiểm soát. Đây là khối lượng được vận chuyển lớn nhất kể từ khi bắt đầu theo dõi dữ liệu của "hạm đội bóng tối" hàng tháng vào giữa năm 2022.
Trong báo cáo gần đây gửi cho khách hàng, Clearview Energy Partners mô tả, mức giá trần của G7 đối với xuất khẩu dầu mỏ của Nga sang các nước thứ ba là “ngày càng lỏng lẻo”.
Ông Kevin Book, Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu tại Clearview Energy Partners nhấn mạnh: "Bất chấp lời kêu gọi cải thiện mức giá trần của G7, việc nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng cường siết chặt dầu mỏ của Nga có vẻ khó xảy ra cho đến sau cuộc bầu cử Mỹ".
Ngân hàng Trung ương Nga (CRB) thông báo, nguồn thu của chính phủ Nga đang được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu dầu khí, bất chấp các lệnh trừng phạt và quy định giá trần 60 USD/thùng mà các nước phương Tây áp đặt. Nước này đã thu về khoảng 17 tỷ USD doanh thu dầu mỏ vào tháng 7.
Nga đã thu về khoảng 17 tỷ USD doanh thu dầu mỏ vào tháng 7. (Nguồn: Reuters) |
Kinh tế Nga "quá nóng"
Ngày 25/10, CRB đã tăng lãi suất cơ bản thêm 2 điểm phần trăm lên mức 21%, cao chưa từng thấy kể từ khi lãi suất này được áp dụng.
CBR cho biết, việc tăng lãi suất này là cần thiết để ứng phó với tốc độ lạm phát hàng năm đang ở mức 8,4%.
Cơ quan này tiết lộ có thể tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo, đồng thời nâng dự báo lạm phát năm 2025 lên mức 4,5-5%, tín hiệu cho thấy sẽ không đạt mục tiêu lạm phát 4% trong năm tới.
Theo ngân hàng trên, hiện các nhà máy phần lớn đang hoạt động hết công suất, một phần để phục vụ quân đội và một phần để bù đắp khoảng trống do hàng nhập khẩu từ nước ngoài bị gián đoạn trước các lệnh trừng phạt hoặc do quyết định ngừng kinh doanh ở Nga của các công ty nước ngoài.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, như CRB dự đoán, tiếp tục tăng trưởng, nhưng vớiđã chậm hơn so với nửa đầu năm. Kinh tế Nga tăng trưởng 4,4% trong quý II/2024.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Nga 0,2 điểm phần trăm xuống 1,3% vào năm 2025, từ mức dự báo 3,6% cho năm nay.
Để giải thích cho động thái hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Nga, IMF đưa ra các nguyên nhân bao gồm tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư chậm lại trong bối cảnh thị trường lao động bớt thắt chặt và tiền lương tăng chậm hơn.
Cả IMF và CBR đều mô tả tình trạng hiện tại của nền kinh tế Nga là “quá nóng”.
Theo dự báo chính thức của chính phủ Nga, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này sẽ về mức 2,5% trong năm 2025, từ mức 3,9% dự kiến đạt được trong năm nay, lạc quan hơn dự báo của IMF.
| Nga báo tin vui về nhập khẩu, dù bị lệnh trừng phạt của phương Tây 'làm khó'; kinh tế Moscow tăng mạnh Ngày 17/10, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, hoạt động nhập khẩu của nước này đã phục hồi trong quý III năm nay nhờ ... |
| Châu Âu tự đi ngược mục tiêu loại bỏ năng lượng Nga, khả năng 'nghỉ chơi' với Moscow vẫn khó Các số liệu thống kê gần đây cho thấy nhập khẩu khí đốt từ Nga vào châu Âu đang có xu hướng gia tăng, làm ... |
| Tổng thống Putin: Trung Quốc rất hài lòng khi mua năng lượng của Nga Mới đây, phát biểu tại cuộc họp báo với các cơ quan truyền thông Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới ... |
| Nga và Iran có bước tiến trong thương mại song phương, gần 'xa lánh' hoàn toàn ngoại tệ Ngày 22/10, Tehran Times dẫn thông báo của Cơ quan báo chí Điện Kremlin cho biết, Iran và Nga đã sử dụng đồng tiền quốc ... |
| Năm nay, GDP của Nga sẽ vượt Nhật Bản Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố báo cáo về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở các nước trên thế giới. ... |