Nga nắm trong tay vũ khí gì mà tự tin có thể biến tên lửa thông minh của NATO trở thành vô dụng?

Văn Đỉnh
Phản ứng trước việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường các hệ thống tên lửa thông minh dọc biên giới Nga, các sư đoàn thuôc quân khu phía Tây của nước này đã thành lập những tiểu đoàn tác chiến điện tử mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quân khu phía Tây của Nga thành lập những tiểu đoàn tác chiến điện tử mới
Nhiệm vụ của những tổ hợp tác chiến điện tử của Nga là làm cho tên lửa thông minh của đối phương không thể tiếp nhận được tọa độ mục tiêu, mất khả năng định hướng, biến chúng thành một sản phẩm vô dụng. (Nguồn: Army Recognition)

Những đơn vị tác chiến điện tử mới trên sẽ bảo vệ các khu công nghiệp và các công trình xã hội quan trọng.

Tiểu đoàn tác chiến điện tử đầu tiên sẽ được thành lập ở sư đoàn bộ binh cơ giới số 3, sư đoàn từng được trao tặng huân chương Suvorov, huân chương Kutuzov. Các đơn vị của sư đoàn này đang đóng quân ở tỉnh Belgorod và Voronezh.

Sắp tới, sư đoàn bộ binh cơ giới số 144, sư đoàn bộ binh cơ giới số 2, sư đoàn tăng số 4 cũng được biên chế những tiểu đoàn tác chiến điện tử này.

Những đơn vị tác chiến điện tử có nhiệm vụ chế áp tín hiệu vệ tinh, tín hiệu thông tin di động và hệ thống định vị, trong đó có hệ thống GPS của đối phương nhờ được trang bị tổ hợp tác chiến điện tử R-330 Zhitel, Leep-3 và Borisoglebsk-2.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, những tiểu đoàn tác chiến điện tử mới sẽ tạo thành một lá chắn vững chắc và tin cậy cho khu vực phía Tây của nước này, trong đó có tỉnh Belgorod và Moscow, trước các cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao của đối phương.

Tư lệnh quân khu phía Tây, Đại tướng Aleksander Zhuravlev nêu rõ: “Hiện nay, cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn tác chiến điện tử thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới số 3 đang tập huấn chương trình tác chiến điện tử. Việc biên chế thêm tiểu đoàn tác chiến điện tử sẽ giúp rút ngắn thời gian tiếp cận những thông tin cần thiết và nâng cao khả năng trinh sát của sư đoàn”.

Trong bối cảnh NATO đã triển khai các hệ thống vũ khí tấn công công nghệ cao sát biên giới Nga, chuyên gia quân sự Nga Andrey Florov đánh giá, các thiết bị tác chiến điện tử hiện đại được triển khai ở sườn Tây của nước này có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo vị chuyên gia này, tuy hiện nay Mỹ chưa triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu, nhưng tên lửa hành trình JASSM mà Ba Lan mua của Mỹ, được xem là một trong những vũ khí rất lợi hại trong khu vực. Với tầm bắn trên 300km, JASSM có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu ở Kalinigrad và Belarus.

Ông Andrey Florov nhận định: "Nếu thực tế đúng như những gì đã công bố, thì đây quả thực là nguy cơ không nhỏ".

Ngoài ra, tên lửa chiến dịch - chiến thuật ATACMS, lực lượng không quân và máy bay không người lái, trong đó có cả những loại có thể mang theo tên lửa hành trình cũng được xem là những nguy cơ với Nga.

"Để đối phó với các nguy cơ này, chỉ có thể trông đợi vào các thiết bị tác chiến điện tử, thứ vũ khí có thể phá hủy hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống điều khiển của đối phương", chuyên gia Andrey Florov nói.

Hiện các nước thành viên NATO ở Đông Âu đang nỗ lực mua sắm vũ khí chính xác cao. Đáng chú ý, Ba Lan và Romania rất quan tâm hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS của Mỹ.

Tháng 11/2020, trong khuôn khổ cuộc diễn tập chung giữa Mỹ-Romania mang tên Rapid Falcon, lần đầu tiên hệ thống này được lữ đoàn pháo binh mặt đất số 41 ở Grafenwohr khai hỏa.

Romania đã đặt mua của Mỹ tổng cộng 54 hệ thống hỏa lực HIMARS, 162 tên lửa thông minh, chính xác cao MLRS (tên lửa được điều khiển bằng hệ thống định vị vệ tinh GPS), 54 tên lửa chiến dịch – chiến thuật ATACMS và nhiều vũ khí khí tài khác.

Đầu năm 2021, Bucharest đã nhận được 18 hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS. Số vũ khí này, Romania trang bị cho tiểu đoàn tên lửa chiến dịch – chiến thuật số 81 đóng quân ở Fosani.

Trong khi đó, năm 2019, Ba Lan đã đặt mua của Mỹ 20 hệ thống hỏa lực HIMARS. Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ cung cấp số vũ khí này cho Ba Lan vào năm 2023.

Theo chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov, tiểu đoàn tác chiến điện tử được trang bị những tổ hợp tác chiến điện tử Zhitel, Leep-3 và Borisoglebsk-2, có thể thực hiện trinh sát điện tử, chế áp thông tin và hệ thống định vị vệ tinh, ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Vị chuyên gia này chỉ ra rằng, tất cả tên lửa thông minh, chính xác cao đều sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GPS để tìm và diệt mục tiêu. Khi bay vào khu vực có mục tiêu, những tên lửa thông minh cần phải xác định được vị trí của mục tiêu cần tấn công.

Nhiệm vụ của những tổ hợp tác chiến điện tử là làm cho tên lửa thông minh đối phương không thể tiếp nhận được tọa độ mục tiêu, mất khả năng định hướng, biến chúng thành một sản phẩm vô dụng.

Ông Alexei Leonkov nhấn mạnh: “Ngoài tên lửa thông minh, thì máy bay không người lái và tất cả các loại vũ khí thông minh khác có sử dụng hệ thống GPS đều phải chịu chung số phận như vậy”.

Vũ khí siêu thanh Nga không còn 'vô đối' vì Mỹ đã có loại tên lửa này?

Vũ khí siêu thanh Nga không còn 'vô đối' vì Mỹ đã có loại tên lửa này?

Tờ The Drive dẫn lời Phó Đô đốc hải quân Mỹ John Hill cho biết tên lửa Standard 6 (SM-6) của nước này có thể ...

Sau loạt vụ phóng tên lửa, Triều Tiên tung thông báo mới, EU-LHQ đồng loạt ra tuyên bố

Sau loạt vụ phóng tên lửa, Triều Tiên tung thông báo mới, EU-LHQ đồng loạt ra tuyên bố

Ngày 28/1, Triều Tiên thông báo đã tiến hành bắn thử hệ thống tên lửa hành trình tầm xa và tên lửa dẫn đường chiến ...

(theo iz.ru)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động