TIN LIÊN QUAN | |
EU "nhượng bộ" Hà Lan nhằm đạt thỏa thuận với Ukraine | |
OSCE bất đồng trong vấn đề Ukraine và Syria |
NATO khẳng định quan điểm không công nhận việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014, đồng thời tiếp tục bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình tại miền Đông Ukraine.
Các quan chức ngoại giao NATO cũng thúc giục Nga sử dụng ảnh hưởng của mình để yêu cầu lực lượng nổi dậy tại miền Đông Ukraine thực hiện các thỏa thuận ngừng bắn đạt được tại Minsk (Belarus) trong các năm 2014 và 2015.
Theo các thỏa thuận này, Nga đồng ý ngừng hỗ trợ cho các lực lượng nổi dậy ly khai đang kiểm soát một phần khu vực phía Đông Ukraine. Nội dung thỏa thuận cũng yêu cầu rút các loại vũ khí hạng nặng ra khỏi các khu vực Donetsk và Lugansk.
Cuộc gặp lần ba của Hội đồng Nga - NATO trong năm 2016 đã kết thúc mà chưa có sự đồng thuận của hai bên trong việc giải quyết vấn đề Ukraine. (Nguồn: You Tube) |
Về phần mình, phát biểu với báo chí sau cuộc gặp nói trên, Đại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko nhắc lại những cáo buộc cho rằng Chính phủ Ukraine mới là thủ phạm phá hoại thỏa thuận ngừng bắn. Ông Alexander Grushko cho biết đã yêu cầu các nước thành viên NATO gây sức ép để chính quyền Kiev "có những hành động thực sự thay cho việc phá hoại tiến trình chính trị" như hiện nay.
Bên cạnh vấn đề Ukraine, theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, cuộc gặp ngày 19/12 cũng chưa mang lại kết quả cụ thể trong việc thu hẹp khoảng cách giữa liên minh quân sự này và Nga. Các thành viên NATO tiếp tục "quan ngại đặc biệt" trước việc Nga triển khai các cuộc tập trận chớp nhoáng tại Đông Âu với sự tham gia của khoảng 120.000 người trong những tháng gần đây.
Trong khi đó, bất chấp sự phản đối từ phía Nga, NATO đã thông báo kế hoạch triển khai quân tới Ba Lan và các nước khu vực Baltic trong năm tới. Đại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko cáo buộc các hoạt động tăng cường triển khai binh sĩ và trang thiết bị của Mỹ và đồng minh gần biên giới Nga làm cho "tình hình an ninh châu Âu tiếp tục xấu đi".
Trong một diễn biến liên quan, cũng trong ngày 19/12 Liên minh châu Âu (EU) đã gia hạn các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga thêm 6 tháng với lý do không đạt được tiến triển trong việc thực hiện các thỏa thuận ngừng bắn Minsk, trong đó có điều khoản ngừng mọi hoạt động giao tranh sau khi Chính phủ Ukraine đồng ý tổ chức các cuộc bầu cử địa phương tại khu vực miền Đông nước này.
Ukraine và Ba Lan ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng Ba Lan và Ukraine ngày 2/12 đã ký kết một thỏa thuận hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ chuyến thăm Ba Lan của Tổng ... |
Nga: Cuộc họp nhóm Bộ tứ Normandy không đạt được đột phá Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết cuộc họp tối 29/11 của nhóm Bộ tứ Normandy (gồm các ngoại trưởng Pháp, Đức, Nga và Ukraine) ... |
Belarus chủ trì hội nghị 4 bên thúc đẩy tiến trình hòa bình Ukraine Theo AFP, ngày 25/11, Pháp thông báo ngoại trưởng nước này cùng Ukraine, Nga và Đức sẽ nhóm họp vào tuần sau tại Belarus để ... |