Nhỏ Bình thường Lớn

Ngắm nhìn các di sản thế giới mới được UNESCO công nhận (Phần 2)

UNESCO đã thêm vào danh sách Di sản thế giới 11 thành phố nghỉ dưỡng ở châu Âu, ngọn hải đăng có người ở cuối cùng của Pháp, khu văn hóa Hima...
Thành phố Mariánské Lázně của CH Séc đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Ảnh: whc.unesco.org
Ngày 24/7, Ủy ban Di sản thế giới (thuộc UNESCO) vừa ghi danh thêm Di sản đa quốc gia mới là The Great Spa Towns, gồm 11 thị trấn nằm tại 7 quốc gia châu Âu là Baden bei Wien (Áo), Spa (Bỉ), Františkovy Lázně, Karlovy Vary, Mariánské Lázně (CH Czech), Vichy (Pháp), Bad Ems, Baden-Baden, Bad Kissingen (Đức), Montecatini Terme (Italy) và City of Bath (Anh). Trong ảnh: Thành phố Mariánské Lázně của CH Czech được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. (Nguồn: whc.unesco.org)
Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)
Tất cả thị trấn này đều phát triển xung quanh các suối nước khoáng tự nhiên, minh chứng cho văn hóa spa ở châu Âu trong thế kỷ XVIII và XIX. Xu hướng này dẫn đến sự xuất hiện của các khu nghỉ dưỡng, với quần thể hài hòa giữa thiên nhiên và các công trình như phòng trị liệu, hệ thống khai thác nguồn nước khoáng, vườn cây, các cơ sở giải trí như sòng bạc, nhà hát, khách sạn… Các địa điểm này thể hiện sự giao thoa quan trọng giữa các giá trị và sự phát triển của con người trong y học, khoa học... Trong ảnh: Một khu nghỉ dưỡng tại City of Bath, Anh. (Nguồn: Historic UK)
Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)
Khu định cư và xác ướp nhân tạo thuộc văn hóa Chinchorro ở Vùng Arica và Parinacota (Chile) là khu Di sản gồm 3 phần: Faldeo Norte del Morro de Arica và Colón 10 (cả hai đều ở thành phố Arica), Desembocadura de Camarones tại khu vực nông thôn cách xa hơn 100km về phía Nam. Cả 3 là minh chứng cho một nền văn hóa thời kỳ săn bắn, hái lượm và cư trú ở bờ biển phía Bắc khô cằn và khắc nghiệt của sa mạc Atacama ở cực Bắc Chile từ khoảng năm 5450-890 TCN. Bên cạnh đó, có thể tìm thấy ở nơi đây bằng chứng khảo cổ học lâu đời nhất được biết đến về quá trình ướp xác nhân tạo của các thi thể. Theo thời gian, người Chinchorro đã hoàn thiện các hoạt động nhà xác phức tạp, theo đó họ phân loại và xử lý một cách có hệ thống các thi thể của những người đã mất. (Nguồn: AFP)
Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)
Di tích văn hóa Hima nằm tại một vùng núi khô cằn ở phía Tây Nam Saudi Arabia là một trong những tổ hợp nghệ thuật đá lớn nhất thế giới. Tại đây, người ta tìm thấy một số lượng lớn hình ảnh nghệ thuật trên đá mô tả hoạt động săn bắn và sinh hoạt của con người theo một chuỗi văn hóa liên tục trong 7.000 năm, kéo dài đến cuối thế kỷ XX. Hầu hết vẫn được bảo tồn trong tình trạng nguyên sơ. (Nguồn: Tân Hoa Xã)
Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)
Tại Pháp, UNESCO ghi danh ngọn hải đăng Cordouan và mô tả đây là một kiệt tác về báo hiệu hàng hải. Các mẫu kiến trúc của công trình này lấy cảm hứng từ các mô hình cổ đại, Chủ nghĩa Phục hưng và ngôn ngữ kiến trúc từ Trường Kỹ thuật École des Ponts et Chaussées của Pháp. Ngọn hải đăng Cordouan thể hiện các giai đoạn vĩ đại của lịch sử kiến ​​trúc và công nghệ báo hiệu hàng hải. Ngoài ra, những thay đổi vào cuối thế kỷ XVIII tại ngọn hải đăng này đã chứng tỏ sự tiến bộ của khoa học và công nghệ thời kỳ đó. Cordouan là ngọn hải đăng cuối cùng có người ở tại Pháp và cũng là ngọn hải đăng thứ hai sau tháp Hercules ở La Coruña (Tây Ban Nha) được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO. (Nguồn: AFP)
Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)
As-Salt - thị trấn của lòng khoan dung và hiếu khách, được xây dựng trên ba ngọn đồi san sát nhau ở cao nguyên Balqa, Tây-Trung Jordan. As-Salt là nơi liên kết giao thương quan trọng giữa sa mạc phía Đông và phía Tây. Khu trung tâm đô thị của di sản này bao gồm khoảng 650 tòa nhà lịch sử quan trọng thể hiện sự pha trộn giữa phong cách Tân nghệ thuật châu Âu và Tân thuộc địa kết hợp với truyền thống địa phương. Sự phát triển không tách biệt của thành phố thể hiện sự khoan dung giữa người Hồi giáo và Cơ đốc giáo.
Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)
Tại Đức, khu nghệ thuật Mathildenhohe tại Darmstadt là một trung tâm của phong trào cải cách trong kiến ​​trúc, nghệ thuật và thủ công, được thành lập năm 1897. Ngày nay, nơi đây là minh chứng cho kiến ​​trúc hiện đại thời sơ khai, quy hoạch đô thị và thiết kế cảnh quan ảnh hưởng từ Phong trào nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ và phong trào Cuộc ly khai Vienna (Vienna Secession). (Nguồn: Lokalmatador)
Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)
Tại Italy, UNESCO ghi danh những bức bích họa từ thế kỷ XIV ở thành phố Padua (Padova). Khu vực này gồm 8 khu phức hợp tôn giáo và thế tục, nơi lưu giữ, tuyển chọn các bức bích họa được vẽ từ năm 1302 đến năm 1397. Nổi bật nhất là bích họa tại Nhà thờ Scrovegni của họa sĩ Giotto, đánh dấu mốc khởi đầu cho sự phát triển của vẽ tranh tường. (Nguồn: UNESCO)
Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)
Ngày 28/7, UNESCO công nhận 12 bộ cổng vòm thời Trung cổ và các công trình xung quanh tại thành phố Bologna là di sản thế giới, khiến Italy trở thành quốc gia có nhiều di sản văn hóa được công nhận. Những dãy cổng đã trở thành một biểu tượng và yếu tố của bản sắc đô thị của Bologna. Mạng lưới mái vòm dọc theo các đường phố trung tâm lịch sử của vùng Emilia Romagna là "ví dụ nổi bật về lối xây dựng, quần thể kiến trúc hoặc công nghệ hoặc cảnh quan minh họa một hoặc nhiều giai đoạn quan trọng trong lịch sử nhân loại". Trong ảnh: Con hẻm đẹp như tranh vẽ với mái vòm thời trung cổ tại Italy. (Nguồn: 123rf.com)
Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)
Mexico: Quần thể tu viện và nhà thờ lớn của Tu viện và Nhà thờ Đức Bà Tlaxcala (phần mở rộng của “Tu viện lâu đời nhất từ ​​thế kỷ XVI trên sườn núi Popocatepetl” được công nhận Di sản thế giới vào năm 1994). Quần thể Tu viện và Nhà thờ Đức Bà Tlaxcala là một phần của chương trình xây dựng đầu tiên được khởi động vào năm 1524 nhằm truyền giáo và thuộc địa hóa các vùng lãnh thổ phía Bắc của Mexico. Quần thể là một trong 5 tu viện đầu tiên được thành lập bởi các tu sĩ dòng Phanxico, Đa Minh và Augustino. Trong ảnh: Nhà thờ Tlaxcala ở Mexico. (Nguồn: EFE)
Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)
Tám nhà thờ Hồi giáo theo phong cách Sudan có tuổi đời hàng trăm năm ở quốc gia Tây Phi Cote d'Ivoire đã được ghi vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO ngày 28/7. Những công trình kiến trúc này có nét đặc trưng bởi những tấm gỗ nhô ra với các cột trụ thẳng đứng được gắn bằng gốm hoặc trứng đà điểu và những ngọn giáo nhỏ. Đây là phong cách kiến ​​trúc có nguồn gốc từ khoảng thế kỷ XIV ở thị trấn Djenne, khi đó là một phần của Đế chế Mali, nơi phát triển thịnh vượng từ việc buôn bán vàng và muối qua sa mạc Sahara đến Bắc Phi. Tám nhà thờ Hồi giáo này được chọn từ 20 nhà thờ khác nằm ở phía Bắc Cote d'Ivoire vì các giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh. (Nguồn: UNESCO)
Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)
Khu phức hợp thiên văn học Chankillo nằm ở phía Bắc Peru là một đài quan sát mặt trời từng được sử dụng để theo dõi mặt trời nhằm phân định ngày tháng trong năm. Ðây là đài thiên văn mặt trời phức tạp và độc đáo nhất ở vùng châu Mỹ. Năm 2007, các chuyên gia ở Viện Văn hóa quốc gia Peru và Đại học Leicester (Anh) đã phối hợp nghiên cứu và khám phá ra nhiều điều mới lạ về các kiến trúc nói trên, đặc biệt là vật liệu của 13 tháp Chankillo và nhờ có kiến trúc rất độc đáo như vậy mà tháp Chankillo đã di chuyển rất lạ theo chiều của mặt trời. (Nguồn: AFP)
Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)
Ngoài tuyến đường sắt gần 100 năm tuổi North-South Railroad, cảnh quan văn hóa của Hawraman/Uramanat ở Iran cũng được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Quy hoạch và kiến ​​trúc có độ dốc lớn, làm vườn trên các bậc thang bằng đá khô, chăn nuôi gia súc và di cư theo chiều dọc theo mùa là một trong những nét đặc trưng của văn hóa địa phương và cuộc sống của những người Hawrami bán du mục sống ở các vùng đất thấp và cao nguyên trong các mùa khác nhau của mỗi năm. (Nguồn: Getty Images)
Ngắm nhìn các di sản văn hoá mới được UNESCO công nhận (phần 2)
Địa điểm thời tiền sử Jomon, miền Bắc Nhật Bản: Di sản này bao gồm 17 địa điểm khảo cổ ở phần phía Nam của đảo Hokkaido và phía Bắc Tohoku trong các bối cảnh địa lý khác nhau, từ núi đồi đến đồng bằng và vùng đất thấp, từ vịnh nội địa đến hồ và sông. Tất cả địa điểm này là bằng chứng độc đáo cho sự phát triển trong khoảng 10.000 năm của nền văn hóa Jomon tiền nông nghiệp nhưng ít định cư và hệ thống tín ngưỡng tâm linh phức tạp cùng các nghi lễ đi cùng. Nơi này ghi nhận sự xuất hiện, phát triển, trưởng thành và khả năng thích ứng với những thay đổi trong môi trường của một xã hội định canh săn bắn-hái lượm phát triển từ khoảng năm 13.000 TCN. (Nguồn: Japan-insights)
Ngắm nhìn các di sản thế giới mới được UNESCO công nhận (Phần 1)

Ngắm nhìn các di sản thế giới mới được UNESCO công nhận (Phần 1)

Mới đây, UNESCO đã công nhận hơn 20 địa điểm vào danh sách Di sản thế giới, trong đó có 6 địa điểm nổi tiếng ...

Châu Á có thêm ba di sản thế giới mới được UNESCO ghi danh

Châu Á có thêm ba di sản thế giới mới được UNESCO ghi danh

Ba di sản vừa được UNESCO công nhận là thành phố cảng Tuyền Châu ở Trung Quốc, Đền Ramappa ở Ấn Độ và tuyến đường ...

'Phát triển quá mức' khiến nhiều thành phố có nguy cơ bị tước danh hiệu di sản thế giới

'Phát triển quá mức' khiến nhiều thành phố có nguy cơ bị tước danh hiệu di sản thế giới

Việc thành phố cảng Liverpool (Anh) vừa chính thức bị UNESCO đưa ra khỏi danh sách các di sản thế giới chính là lời cảnh ...

(tổng hợp)