Nga khẳng định không đánh cắp ngũ cốc Ukraine. (Nguồn: Reuters) |
Tuyên bố được đưa ra khi vào đầu tháng 6, đại sứ Ukraine tại Ankara cho rằng, người mua Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số những người nhận lượng ngũ cốc mà Nga đánh cắp từ Ukraine.
Nhà ngoại giao này đang nhờ chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ giúp sức để xác định và bắt giữ các cá nhân chịu trách nhiệm cho hành động trên.
Ngày 22/6, Ankara cho biết, nước này đang điều tra cáo buộc từ phía Kiev và sẽ không cho phép lượng ngũ cốc này được chuyển giao tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi được hỏi về bình luận thông báo trên của Ankara, đại diện Điện Kremlin nêu rõ: "Quý vị nên hỏi Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ. Nga không đánh cắp bất kỳ lượng ngũ cốc nào".
Ông Peskov cũng khẳng định, Nga là nhà cung cấp năng lượng vô cùng đáng tin cậy cho châu Âu và "tuân thủ nghiêm ngặt mọi nghĩa vụ của nước này".
Theo quan chức Điện Kremlin, Đức đã được thông báo về "chu trình dịch vụ" của đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1, theo đó, đường ống sắp trải qua quá trình bảo dưỡng từ ngày 11-21/7.
Dòng chảy khí đốt qua đường ống ngầm Dòng chảy phương Bắc 1 từ Nga tới Đức đã giảm sút. Nga cho rằng, lỗi kỹ thuật do các biện pháp trừng phạt gây ra đã buộc tập đoàn năng lượng quốc doanh của Nga Gazprom phải giảm cung cấp khí đốt, trong khi phía Italy và Đức chỉ trích đây chỉ là cái cớ để cung cấp ít lượng khí đốt hơn.
Cùng ngày, chính phủ Đức kích hoạt "mức báo động" trong kế hoạch khẩn cấp về khí đốt của nước này. Đây là mức thứ hai trong 3 mức cảnh báo của kế hoạch.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức Robert Habeck cho biết, nước Đức "đang trong một cuộc khủng hoảng khí đốt". Nguồn cung khí đốt cho nước này bị gián đoạn và hiện tại khí đốt đang là một mặt hàng khan hiếm, giá đã tăng cao và còn tăng hơn nữa.
| Tin thế giới 23/6: Ukraine nói 'cao trào đáng sợ' ở Donbass? Đức thừa nhận khủng hoảng khí đốt; Australia vật lộn bài toán khó với Trung Quốc Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Đức thừa nhận khủng hoảng khí đốt, Ukraine gia nhập EU, quan hệ Nga-Mỹ, Australia-Trung Quốc, tình hình Bán đảo ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/6): Cú sốc nguồn cung từ xung đột ở Ukraine, Mỹ và đồng minh ‘ra tay’ với dầu Nga, ‘bóng ma’ lạm phát đe dọa Bulgaria Xung đột Nga-Ukraine tác động lớn tới tăng trưởng GDP toàn cầu, các nước tìm mọi cách hạ nhiệt giá xăng dầu, đối phó lạm ... |