Các cuộc thử nghiệm tên lửa Sarmat đã được thực hiện thành công. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga) |
Bộ Quốc phòng Nga ngày 18/11 ra thông cáo viết: “Theo Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược, Thượng tướng Sergei Karakaev, việc tích cực tái trang bị cho Lực lượng Tên lửa chiến lược các hệ thống tên lửa hiện đại tiếp tục diễn ra.
Các cuộc thử nghiệm tên lửa Sarmat đã được thực hiện thành công. Ngoài ra, các vụ phóng được tiến hành tại sân thử nghiệm vũ trụ quốc gia Plesetsk đã xác nhận khả năng của hệ thống tên lửa di động trên bộ Yars”.
Tư lệnh RVSN đã thông báo về các cuộc thử nghiệm thành công tên lửa Sarmat tại cuộc họp mở rộng hội đồng quân sự Lực lượng Tên lửa chiến lược tổ chức tại tỉnh Moscow.
Ông Karakaev cũng nói thêm: "Việc phát triển thực tế các phương pháp mới điều động các trung đoàn tên lửa đã hoàn tất. Trong năm huấn luyện 2022 đã thực hiện hơn 550 cuộc hành quân, trong đó hơn 50% diễn ra ban đêm”.
Ông cũng lưu ý đến thực tế năm nay mức độ huấn luyện lực lượng đã tăng lên. Trước đó, tướng Karakayev cho biết, tên lửa Sarmat có thể được trang bị một số đầu đạn siêu vượt âm Avangard.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat lần đầu tiên được phóng thử từ sân bay vũ trụ Plesetsk vào ngày 20/4. Sau vụ bắn thử này, Tổng thống Putin nói rằng, tên lửa này “có khả năng vượt qua mọi phương tiện phòng thủ hiện đại chống tên lửa. Các bộ phận của Sarmat được sản xuất hoàn toàn nội địa, khiến việc sản xuất hàng loạt “dễ hơn và thúc đẩy quá trình cung cấp vũ khí này cho Lực lượng Tên lửa chiến lược của Nga.
Dự án siêu tên lửa Sarmat được Nga khởi động năm 2011 để thay thế dòng R-36M. RS-28 Sarmat dự kiến được thử nghiệm hoàn chỉnh và đưa vào biên chế Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga từ năm 2020, nhưng nhiều vấn đề kỹ thuật và tài chính khiến chương trình bị chậm tiến độ.
Mỗi quả đạn Sarmat dài 35,5 m, có đường kính 3 m, mang được 10-15 đầu đạn hạt nhân hồi quyển độc lập (MIRV) với tổng sức mạnh tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, kèm theo nhiều loại mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương.
Siêu tên lửa Sarmat có tầm bay từ 10.000 -18.000km, tức là cải thiện hơn so với tầm bắn của tên lửa Voevoda, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Nó có khả năng mang tới 15 đầu đạn hạt nhân hạng nhẹ đặt trong một dãy MIRV (đầu đạn đa đầu hướng), MIRV là một loại tên lửa được thiết kế để cho phép các tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng nhiều đầu đạn vào các mục tiêu khác nhau.
Là vũ khí được Nga dày công nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm trong thời gian dài và nhờ vậy sở hữu những tính năng đáng sợ như khả năng mang lượng nổ lớn, tốc độ bay lớn và khả năng cơ động… giúp nó dễ xuyên thủng các hệ thống phòng thủ.
| Lệnh trừng phạt Nga: Thủ tướng Hungary dự báo thiệt hại 10 tỷ Euro mỗi năm, tổ chức tham vấn quốc gia xin ý kiến người dân Thủ tướng Viktor Orban ngày 18/11 cho biết nền kinh tế Hungary đang thiệt hại 10 tỷ Euro mỗi năm do các lệnh trừng phạt ... |
| Giá cà phê hôm nay 19/11: Robusta vào đợt phục hồi đáng kể, tồn kho arabica còn tăng nhanh, xuất khẩu vào các thị trường chủ lực giảm Xuất khẩu cà phê sang các thị trường Italy, Bỉ, Nga, Tây Ban Nha và Anh tăng trong 10 tháng đầu năm 2022. Ngược lại, ... |
| Giá vàng hôm nay 18/11: Giá vàng chịu khuất phục trước áp lực mạnh, đà bán tháo chưa kết thúc, động lực tăng giá đã hết? Giá vàng hôm nay 18/11 xuống dốc sau khi không thể vượt qua mốc 1.790 USD/ounce và chịu áp lực trước đà phục hồi của ... |
| Khí đốt - 'trúng đòn' trừng phạt châu Âu, sức khỏe người khổng lồ năng lượng Nga Gazprom giờ ra sao? Tập đoàn năng lượng Gazprom có bị thành một nạn nhân bất ngờ trong chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine? |