Nga tìm cách thoát khỏi cuộc chiến Syria

Việc kéo dài sự can dự tại Syria thêm vài năm nữa sẽ gây phương hại tới năng lực chiến đấu của quân đội Nga và có thể khiến Nga mắc kẹt trong "bãi lầy" Trung Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga tim cach thoat khoi cuoc chien syria Đức không tin ông Assad có thể tiếp tục lãnh đạo Syria
nga tim cach thoat khoi cuoc chien syria Syria: Thỏa thuận ngừng bắn bị đe dọa

Cần một giải pháp chính trị bằng đàm phán

Với việc tái chiếm Aleppo, các lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã giành được chiến thắng lớn nhất trong cuộc nội chiến kéo dài gần 6 năm qua tại Syria. Sự hỗ trợ về quân sự, ngoại giao và tài chính từ Iran and Nga đã đóng vai trò rất lớn trong chiến thắng này. 

Mặc dù có chung "sự nghiệp" tại Syria và cả hai chính phủ đều đầu tư rất nhiều vào cuộc chiến này, song Moscow và Tehran vẫn bất đồng về một số vấn đề liên quan đến cuộc xung đột. Bất đồng giữa hai quốc gia thể hiện rõ nhất qua cam kết của họ đối với lực lượng trung thành với ông Assad. Mặc dù Nga đã cam kết duy trì và ủng hộ các lực lượng trung này, song cam kết của Moscow đối với cuộc chiến Syria không đạt được mức như Tehran mong muốn.

nga tim cach thoat khoi cuoc chien syria
Hình ảnh tan hoang tại Syria. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Thông qua chiến dịch can thiệp vào Syria, Nga đang tìm cách nâng vị thế của mình tại Trung Đông, thể hiện vị thế của Moscow trên trường quốc tế, xử lý mối đe dọa đến từ những phần tử cực đoan và giành được đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với phương Tây. Trái lại, Iran coi cuộc chiến Syria là mặt trận quan trọng số 1 trong cuộc chiến sinh tồn có liên quan trực tiếp tới an ninh địa chính trị của họ.

So với Iran, nước quyết tâm giành thắng lợi quân sự hoàn toàn bằng mọi giá, Nga không muốn phải can dự đến cùng vào cuộc xung đột Syria và muốn rút lui khi cuộc chiến bị đẩy đến giai đoạn cao trào. Tuy nhiên, cuộc chiến tại Syria được đánh giá là còn lâu mới kết thúc. Mặc dù tháng 12/2016 vừa qua các lực lượng trung thành với ông Assad đã giành được Aleppo, song họ lại để mất thành phố Palmyra vào tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Đây có thể coi là một thất bại khá nghiêm trọng. Các nhà hoạch định quốc phòng của Nga nhận thức rõ rằng việc kéo dài sự can dự tại Syria thêm vài năm nữa sẽ gây phương hại tới năng lực chiến đấu của quân đội Nga và có thể khiến Nga mắc kẹt trong "bãi lầy" Trung Đông, giống như tình huống của Mỹ tại Iraq. Do đó, Nga đang tìm cách thoái lui.

Tuy nhiên, để có thể thoát khỏi cuộc chiến ở Syria, Nga cần phải có một giải pháp chính trị thông qua đàm phán cho cuộc xung đột này. Một tiến trình như vậy đòi hỏi phải có sự tham gia của các lực lượng nổi dậy cùng các thế lực bên ngoài hậu thuẫn họ, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, Moscow đã tăng cường đối thoại với Ankara về vấn đề Syria, thậm chí cả trước khi hối thúc đạt được một thỏa thuận ngừng bắn trên toàn quốc. Cuộc chiến giành Aleppo bộc lộ những nỗ lực tích cực của cả Nga lẫn Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đạt được một thỏa hiệp, theo đó phiến quân rút khỏi thành phố để lực lượng trung thành với ông Assad an toàn tiến vào đây. 

Tuy nhiên, việc đạt được thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không hề đơn giản do ban đầu Iran phản đối kế hoạch này. Tại Aleppo, lực lượng dân quân do Iran lãnh đạo đã nhanh chóng chặn đường thoát của quân nổi dậy, và Tehran chỉ đồng ý tạo lối thoát cho các tay súng đang bị bao vây nếu những ưu tiên của họ được bổ sung vào thỏa thuận ngừng bắn. Iran yêu cầu phải đưa hai ngôi làng al-Fuah và Kefraya đang bị bao vây của người Shiite vào kế hoạch.

Ngoài ra, ngày 20/12, Tehran đã công khai chỉ trích nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Aleppo mà Nga hậu thuẫn. Những phức tạp xung quanh chiến dịch sơ tán Aleppo gợi nhớ nỗ lực ngừng bắn cho Syria hồi tháng 9/2016 mà Mỹ và Nga môi giới. Lệnh ngừng bắn này đã sụp đổ phần lớn là do lực lượng nổi dậy cũng như các lực lượng trung thành với ông Assad - một số nhận lệnh chỉ huy trực tiếp từ các sĩ quan của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) - từ chối tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn. IRGC cũng phản đối sự tham gia của Saudi Arabia và Qatar vào vòng hòa đàm sắp tới, bất luận những nỗ lực của Nga nhằm lôi kéo hai quốc gia này có mặt tại bàn đàm phán.

Cạnh tranh ảnh hưởng với Iran

Mặc dù nắm giữ đòn bẩy đáng kể đối với Damascus, song Moscow vẫn khó có thể lái được cuộc chiến Syria theo ý của họ do ảnh hưởng của họ tại quốc gia này không bằng ảnh hưởng của Tehran. Điều này không có gì là bất ngờ vì Iran hỗ trợ lực lượng trung thành với ông Assad nhiều hơn so với sự hỗ trợ của Nga. Moscow hỗ trợ cho lực lượng này chủ yếu trong lĩnh vực ngoại giao và không lực. Trái lại, Iran dành cho lực lượng này nguồn lực mà họ cần nhất, đó là nhân lực. Iran đã tiếp viện hàng chục nghìn tay súng, trong đó có cả các đội quân tinh nhuệ thuộc lực lượng Hezbollah. Ngoài ra, Iran còn hỗ trợ tài chính để duy trì nền kinh tế Syria.

nga tim cach thoat khoi cuoc chien syria
Việc thành phố Aleppo hoàn toàn giải phóng được cho là bước đệm quan trọng của cuộc chiến Syria. (Nguồn: Zuma Press)

Nga nhận thức rõ những vấn đề này và đang tìm cách sửa sai. Cuối tháng 11/2016, các lực lượng vũ trang của Syria công bố thành lập một đơn vị mới, đó là Quân đoàn số 5. Lực lượng này được các đồng minh ngoại quốc của Syria trả lương hàng tháng tới 580 USD/người. Tuy chưa được xác nhận, song các dấu hiệu ban đầu cho thấy Nga là nhà tài trợ chính cho Quân đoàn số 5 cả về vũ khí và huấn luyện.

Mặc dù vậy, không nên quá cường điệu cuộc cạnh tranh giữa Nga và Iran tại Syria. Cả Tehran lẫn Moscow đều vẫn cam kết duy trì "sự nghiệp" chung, đó là hậu thẫn các lực lượng trung thành với ông Assad chống lại kẻ thù chung. Nga và Iran đang nỗ lực đảm bảo sự phối hợp tốt hơn trên chiến trường. Ngày 20/12, hai quốc gia thông báo họ sẽ lập các sở chỉ huy chung tại Syria. Tuy nhiên, những bất đồng trong nội bộ lực lượng trung thành với ông Assad vẫn là nhân tố quan trọng tại Syria. Những bất đồng này không nghiêm trọng đến mức dẫn đến tình trạng ẩu đả như thường xảy ra bên phe nổi dậy, song chúng tiếp tục ảnh hưởng tới lực lượng này.

Đôi khi, những bất đồng leo thang thành các cuộc khẩu chiến cáo buộc lẫn nhau là kẻ phản bội, như đã từng xảy ra khi lực lượng nổi dậy giành chiến thắng trước lực lượng do Iran lãnh đạo trong cuộc chiến tại Khan. Giữa lúc Moscow tìm kiếm lối thoát chiến lược ra khỏi cuộc nội chiến Syria, bất đồng giữa các cam kết của Nga và Iran sẽ càng trở nên rõ rệt hơn. 

nga tim cach thoat khoi cuoc chien syria Syria: Chính phủ cáo buộc phiến quân đầu độc nguồn nước

Cáo buộc của chính phủ khiến người dân sinh sống ở khu vực thủ đô Damascus (Syria) phải trải qua ngày thứ 3 liên tiếp ...

nga tim cach thoat khoi cuoc chien syria Chưa tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng Syria

Chiến tranh đang xảy ra ở Syria. Và, khi nói đến chiến tranh, người ta có thể nói nó bắt đầu như thế nào, nhưng ...

nga tim cach thoat khoi cuoc chien syria 10 tháng, Algeria triệt phá 30 mạng lưới hỗ trợ IS

Ngày 25/12, Tổng cục an ninh nước này cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2016 đã bắt giữ 160 công dân Algeria có mối ...

Thu Hiền (theo Stratfor)

Đọc thêm

Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường quan hệ với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực

Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc củng cố và tăng cường quan hệ với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Neth Savoeun cùng nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam-Campuchia phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực.
Điện Biên từng bước chuyển mình

Điện Biên từng bước chuyển mình

Những năm qua, Điện Biên đã chủ động đề ra nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt với điều kiện thực tiễn, từng bước đạt được những kết quả nổi ...
Người mẫu Ngọc Trinh trở lại hoạt động giải trí, chụp poster cho NTK Đỗ Long

Người mẫu Ngọc Trinh trở lại hoạt động giải trí, chụp poster cho NTK Đỗ Long

Sau biến cố bị tạm giam, Ngọc Trinh nhận lời làm mẫu ảnh, chụp poster cho show diễn sắp tới của nhà thiết kế Đỗ Long.
Điện Biên Phủ tưng bừng cờ hoa đón đại lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng

Điện Biên Phủ tưng bừng cờ hoa đón đại lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng

Gần ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, khắp phố phường Điện Biên nhuộm màu rực rỡ bởi cờ đỏ sao vàng cùng sắc hoa bằng lăng ...
Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê trở lại Điện Biên đúng thời điểm địa phương đang chuẩn bị chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động