Nhỏ Bình thường Lớn

Nga-Trung Quốc bắt tay, BRICS trỗi dậy, nhưng mục tiêu không phải hạ bệ đồng USD bị ‘vũ khí hóa’? Các quốc gia muốn gì?

Sự độc quyền của USD ngày càng gây lo ngại không chỉ ở Nam bán cầu mà còn ở ngay các nền kinh tế lớn phương Tây. Hợp tác Nga-Trung Quốc được hiểu là một liên minh và phi USD hóa như một ‘mưu đồ’ để lạt đổ đồng bạc xanh. Thực tế có phải như vậy?
BRICS... phi USD hóa.........
BRICS sẽ góp phần đa dạng hóa đồng tiền dự trữ quốc tế như thế nào? (Nguồn: Getty)

Mới đây, trong bài viết trên China-US Focus, Tiến sĩ Dan Steinbock, chiến lược gia về thế giới đa cực nhận định rằng, áp lực đối với việc đa dạng hóa đồng tiền dự trữ của thế giới đã có từ lâu.

Vấn đề này được tăng cường sau năm 2008, nhưng ngày càng được quan tâm hơn kể từ năm 2022, đặc biệt sau xung đột Nga-Ukraine (tháng 2/2022). Đây sẽ là chủ đề chính trong Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) sắp tới và xu hướng này có khả năng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sau hội nghị.

Tin liên quan
Bất chấp ‘vũ khí’ trừng phạt kinh tế, Nga còn lâu mới bị cô lập, đây là lý do khiến phương Tây ‘mắc cạn’ Bất chấp ‘vũ khí’ trừng phạt kinh tế, Nga còn lâu mới bị cô lập, đây là lý do khiến phương Tây ‘mắc cạn’

Vào năm 2016, Bộ trưởng Tài chính Mỹ khi đó là ông Jack Lew đã cảnh báo rằng: “Chúng ta càng đặt điều kiện cho việc sử dụng đồng USD và hệ thống tài chính tiếp tục tuân thủ chính sách đối ngoại, thì nguy cơ các nước chuyển sang các loại tiền tệ khác và các hệ thống tài chính khác trong trung hạn càng tăng lên”.

Cả chính quyền cựu Tổng thống Trump và Tổng thống Biden đương nhiệm đều phớt lờ lời cảnh báo của ông Lew. Hệ quả là, các nước vùng Nam bán cầu ngày càng quan tâm tới BRICS.

Chủ đề chính tại Thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg (Nam Phi) vào tháng 8 này sẽ là khối cùng hành động để phát triển các hệ thống thanh toán thay thế cho đồng bạc xanh của Mỹ.

Rủi ro từ độc quyền USD

Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Paul Krugman lưu ý, phần lớn thương mại thế giới vẫn được thanh toán bằng đồng bạc xanh. Nhiều ngân hàng có trụ sở bên ngoài nước Mỹ chấp nhận khoản tiền gửi bằng USD. Nhiều tập đoàn ngoài lãnh thổ Mỹ vay vốn bằng USD. Các ngân hàng trung ương dự trữ phần lớn bằng đồng bạc xanh.

Mặc dù vậy, sự độc quyền “cưỡng bức” hiện tại của USD - sự phụ thuộc không cân xứng của thế giới vào đồng tiền Mỹ trong thanh toán và lập hóa đơn thương mại, sự phụ thuộc vào nó của các công ty tài chính và tập đoàn không phải của nước Mỹ cũng như tỷ trọng cao của đồng bạc xanh trong dự trữ của các ngân hàng trung ương ngày càng gây lo ngại không chỉ ở Nam bán cầu mà còn ở ngay các nền kinh tế lớn phương Tây.

Việc đồng USD bị "vũ khí hóa" dưới danh nghĩa cộng đồng quốc tế nhưng không có sự đồng thuận rộng rãi sẽ đặt các hóa đơn và thanh toán thương mại, các tập đoàn nước ngoài và dự trữ ngân hàng trung ương vào rủi ro.

Gần đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, vẫn không có giải pháp thay thế nào cho hệ thống tiền tệ dựa trên đồng USD. Sau đó, một lần nữa, bà cũng đã cảnh báo về một kịch bản thảm khốc nếu Washington không đồng ý về một giới hạn nợ mới.

Tương tự, người Anh cũng từng chào mời “sự may mắn” của đồng Bảng Anh cho đến năm 1914. Nhưng vị trí ưu việt đó đã kết thúc với sự căng thẳng quá mức của nền kinh tế xứ sở sương mù sau năm 1945.

Mặc dù ở thời điểm đầu thế kỷ XXI hiện nay có những đặc điểm riêng, nhưng sẽ không có quá nhiều sự khác biệt so với cách đây gần 1 thế kỷ.

Ưu điểm của đa dạng hóa tiền tệ quốc tế

Vậy BRICS sẽ góp phần đa dạng hóa đồng tiền dự trữ quốc tế như thế nào?

Nhờ sự linh hoạt trong tổ chức, khối có thể đưa ra các biện pháp đơn phương, song phương và đa phương. Các biện pháp này được thúc đẩy bởi các nền kinh tế sáng lập BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), các thành viên mới đầy tham vọng và cả các đối tác liên minh có chung tầm nhìn hay đang cân nhắc trở thành thành viên.

Theo ông Anil Sooklal, Đại sứ Nam Phi chịu trách nhiệm về quan hệ với châu Á và BRICS, khoảng 22 quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập nhóm, trong khi một số lượng tương đương các nước “đã hỏi một cách không chính thức về việc trở thành thành viên BRICS”. Được biết, các quốc gia muốn gia nhập khối có Argentina, Iran, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Số lượng ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi lớn và đông dân có thể tạo ra loại “hiệu ứng mạng” và “sự lan tỏa tích cực” sẽ rất quan trọng để khởi động cơ sở hạ tầng cho hệ thống tài chính toàn cầu thay thế được đề xuất.

BRICS... phi USD hóa.........
Vào thời điểm trước cuộc xung đột ở Ukraine, Hội đồng Đại Tây Dương mô tả Nga-Trung Quốc là “các đối tác trong quá trình phi USD hóa”. (Nguồn: RIA)

Tuy nhiên, những gì BRICS mang lại không đơn giản là phi USD hóa. Mục tiêu không phải là loại bỏ đồng bạc xanh, vốn thường được mô tả bởi những người chỉ trích và đối thủ chính trị của BRICS, đặc biệt là ở phương Tây. Vào thời điểm trước cuộc xung đột ở Ukraine, Hội đồng Đại Tây Dương đã mô tả Nga và Trung Quốc là “các đối tác trong quá trình phi USD hóa”.

Sự hợp tác đó được cho là “một giải pháp thay thế cho hệ thống tin nhắn thanh toán tín dụng toàn cầu SWIFT do Mỹ thống trị”. “Cái bắt tay” giữa Nga và Trung Quốc từng được hiểu là một liên minh hợp pháp và phi USD hóa như một “mưu đồ” để thay thế đồng bạc xanh.

Tuy nhiên, thực tế có đôi chút khác. BRICS không liên quan nhiều đến các quốc gia đang tìm cách ngấm ngầm phá vỡ trật tự quốc tế. Thay vào đó, giống như các nhà quản lý tài sản tìm cách duy trì sự đa dạng hóa phù hợp trong danh mục đầu tư của họ, mục tiêu chiến lược của BRICS là đa dạng hóa và hiệu chỉnh lại chứ không phải là phi USD hóa đơn thuần.

Từ Bancor của Keynes đến đa dạng hóa tiền tệ của BRICS

Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế BRICS vẫn phụ thuộc đáng kể vào đồng tiền Mỹ, trong khi những nền kinh tế bị Washington và/hoặc các đồng minh trừng phạt đã giảm đáng kể dự trữ USD, thay vào đó, họ thường chọn vàng.

Điều mà các nền kinh tế lớn của BRICS tìm kiếm là một chế độ tiền tệ toàn cầu đa dạng hơn. Nếu điều này không được khắc phục dần dần và theo thời gian, nó sẽ thay đổi thông qua một cuộc khủng hoảng lớn và đột ngột trên thế giới. Mục tiêu của BRICS không phải là thay thế đồng USD mà là đa dạng hóa hệ thống tiền tệ để nó phản ánh tốt hơn nền kinh tế thế giới ngày nay.

Nhìn lại lịch sử, đây không phải là một ý tưởng mới. John Maynard Keynes, nhà kinh tế học người Anh và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ XX, đã đưa ra lập luận tương tự cho Bancor - tiền tệ siêu quốc gia (cái tên được lấy cảm hứng từ từ “banque” của Pháp) tại một sự kiện vào năm 1944. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị các nhà đàm phán Mỹ đánh sập.

Khi đó, Bảng Anh và USD là đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Mặc dù vậy, ông Keynes cảnh báo rằng, tính ưu việt của đồng bạc xanh sẽ dẫn đến sự không chắc chắn và biến động lớn sau quá trình tái thiết và phục hồi của Tây Âu và các nền kinh tế lớn khác.

Đó chính xác là những gì xảy ra vào năm 1971, khi Tổng thống Nixon đơn phương chấm dứt khả năng chuyển đổi của đồng USD sang vàng. Mặc dù được giới thiệu như một biện pháp tạm thời, nhưng quyết định này đã khiến đồng bạc xanh trở thành một loại tiền định danh thả nổi vĩnh viễn.

Khi vàng không còn là thước đo giá trị, nhận thức về giá trị đã thay thế chính giá trị. Hậu quả là cú sốc giá vàng dội khắp thế giới với cuộc khủng hoảng dầu mỏ kép, tiếp theo là giá dầu tăng gấp bốn lần, sau đó là lạm phát và lạm phát đình đốn và cuối cùng là lãi suất cao kỷ lục của Mỹ cùng các đợt tái vũ trang quy mô lớn.

Về địa chính trị, Mỹ tiếp tục dựa vào các nền kinh tế lớn của phương Tây và Nhật Bản, nhưng về kinh tế quốc tế, nước này không chịu từ bỏ đặc quyền thống trị. Kết quả là, sự độc quyền của đồng USD đã góp phần tạo ra bong bóng tài sản trong những năm 1980, đầu những năm 1990, đầu những năm 2000 và cuối cùng là vào năm 2008.

Giữa cuộc Đại suy thoái, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan đã làm sống lại ý tưởng trên và kêu gọi các nền kinh tế lớn của phương Tây “cải cách hệ thống hệ thống tiền tệ quốc tế”.

Những cam kết lớn đã được đưa ra ở Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản, nhưng không có gì đáng kể được ghi nhận. Do đó, các tổ chức như Ngân hàng Phát triển mới BRICS (NBD), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB)… đang nỗ lực tìm kiếm các thỏa thuận tiền tệ mới.

BRICS không muốn phá vỡ trật tự thế giới. Thay vào đó, họ tìm cách thúc đẩy sự đa dạng hóa trực tiếp. Động thái của BRICS cũng phản ánh nguyện vọng của nền kinh tế thế giới đa cực, trong đó triển vọng tăng trưởng toàn cầu được thúc đẩy bởi các nền kinh tế lớn mới nổi.

Giá tiêu hôm nay 9/8/2023, đã đến lúc doanh nghiệp hướng tới khách hàng sẵn lòng trả tiền cho sản phẩm đẹp, chất lượng cao

Giá tiêu hôm nay 9/8/2023, đã đến lúc doanh nghiệp hướng tới khách hàng sẵn lòng trả tiền cho sản phẩm đẹp, chất lượng cao

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 71.000 – 74.000 đồng/kg.

Bất động sản mới nhất: Tồn kho lớn, nhà đầu tư ‘thờ ơ’, mặt bằng nhà phố cho thuê ế ẩm, doanh nghiệp ‘bỏ cuộc chơi’ tăng

Bất động sản mới nhất: Tồn kho lớn, nhà đầu tư ‘thờ ơ’, mặt bằng nhà phố cho thuê ế ẩm, doanh nghiệp ‘bỏ cuộc chơi’ tăng

Lượng tìm mua giảm 33%, hàng tồn kho lớn lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng; tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng mạnh, Đà ...

Kinh tế thế giới nổi bật (28/7-3/8): Nga kiên định với thỏa thuận ngũ cốc, ‘đầu tàu’ châu Âu đang ‘tụt lại sau’, Australia bắn tin tới Trung Quốc

Kinh tế thế giới nổi bật (28/7-3/8): Nga kiên định với thỏa thuận ngũ cốc, ‘đầu tàu’ châu Âu đang ‘tụt lại sau’, Australia bắn tin tới Trung Quốc

Moscow vẫn kiên định với thỏa thuận ngũ cốc, thương mại khí đốt Nga-Trung Quốc lập kỷ lục; Eurozone phục hồi, Đức có dấu hiệu ...

Vướng lệnh trừng phạt từ Mỹ, một dự án đường ống dẫn khí đốt Pakistan-Iran bị tạm dừng vô thời hạn, Tehran nói gì?

Vướng lệnh trừng phạt từ Mỹ, một dự án đường ống dẫn khí đốt Pakistan-Iran bị tạm dừng vô thời hạn, Tehran nói gì?

Ngày 7/8, các nguồn tin chính thức cho biết Pakistan đã hoãn dự án đường ống dẫn khí đốt trị giá hàng tỷ USD với ...

Bù đắp doanh thu dầu mỏ giảm mạnh, Nga ghi nhận tin vui từ khoản thu chính ngoài năng lượng

Bù đắp doanh thu dầu mỏ giảm mạnh, Nga ghi nhận tin vui từ khoản thu chính ngoài năng lượng

Bảy tháng đầu năm, doanh thu phi dầu khí của Nga đạt 10,332 nghìn tỷ Ruble (khoảng 106,2 tỷ USD), tăng 19,8% so với cùng ...

(theo China-US Focus)

Tin cũ hơn

Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng,  USD 'đẩy thuyền' Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng, USD 'đẩy thuyền'