Nga tung chiêu ‘né’ lệnh trừng phạt, phương Tây gặp ‘cơn gió ngược’

Hải An
Sự thiếu hụt các lệnh trừng phạt của châu Âu trong lĩnh vực năng lượng tương ứng với nguồn thu khổng lồ cho Nga. Doanh thu của nước này thậm chí còn tăng so với một năm trước, từ 10 tỷ Euro (tháng 3/2021) lên hơn 15 tỷ Euro vào tháng 3/2022.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga phản 'đòn' EU; Mỹ sờ gáy ngành công nghệ Nga, bàn với châu Âu siết trừng phạt Moscow. (Nguồn: Reuters)
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga chắc chắn chưa phải là mạnh nhất có thể. (Nguồn: Reuters)

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm chống lại Nga là "chưa từng có". Đây là nhận định được đưa ra bởi rất nhiều người, từ Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho đến chính Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ở một vài khía cạnh, điều này là đúng. Tuy nhiên, những lệnh trừng phạt này chắc chắn không phải là mạnh nhất có thể.

Ngày 11/4, Viện nghiên cứu chính trị quốc tế Italy (ISPI) đã có bài phân tích về mức độ ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt đối với kinh tế Nga, những nút mở và lỗ hổng mà Nga có thể sử dụng để cố gắng lách các lệnh trừng phạt, hoặc giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế của họ.

Hiệu quả đến đâu?

Như lịch sử đã chứng minh, chỉ 1/3 số biện pháp trừng phạt kinh tế được áp đặt trong lịch sử đã đạt được mục tiêu đề ra. Đặc biệt, hiệu quả của các biện pháp trừng phạt không chỉ phụ thuộc vào mức độ mà còn phụ thuộc vào việc những biện pháp này có được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng đồng loạt hay không.

Tuy nhiên, sau 7 tuần căng thẳng Nga-Ukraine bùng nổ, chỉ có 19% các quốc gia trên thế giới quyết định trừng phạt kinh tế đối với Nga. Tất nhiên, những quốc gia này đại diện cho phần lớn kinh tế thế giới và nhiều quốc gia trong số họ là đối tác kinh tế thiết yếu của Nga.

Tin liên quan
Khủng hoảng Ukraine: Khi dầu và khí đốt Nga còn được săn đón ở Trung Quốc... Khủng hoảng Ukraine: Khi dầu và khí đốt Nga còn được săn đón ở Trung Quốc...

Tuy nhiên, việc không có sự đồng thuận lớn khiến Nga có khả năng mở rộng quan hệ thương mại với những nước không tuân thủ lệnh trừng phạt.

Trong trường hợp không có các biện pháp trừng phạt thứ cấp (tức là những biện pháp trừng phạt có thể tác động đến chính những quốc gia không trừng phạt Nga quyết định làm ăn với nước này trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của các nước khác), Điện Kremlin có một biên độ cơ động đáng kể.

Vì vậy, các sản phẩm của Nga, mặc dù bị ảnh hưởng, nhưng đôi khi chỉ đơn giản là thay đổi người mua. Ví dụ như dầu thô, trong năm 2021, 50% mặt hàng này của Nga được bán cho phương Tây (trong đó 49% được bán cho Liên minh châu Âu (EU) và 3% cho Mỹ). Hiện nay, con số này ít nhiều đã được chuyển hướng sang Ấn Độ và Trung Quốc.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế "cổ điển" tập trung vào thương mại quốc tế, đặc biệt là những mục tiêu trừng phạt hướng tới xuất khẩu của một quốc gia nhằm mục đích làm giảm khả năng tự tài trợ của quốc gia đó.

Do đó, trong trường hợp của Nga, các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của nước này nhằm kiềm chế các nguồn lực sẵn có của Điện Kremlin để chi trả cho việc thực hiện các chiến dịch quân sự đặc biệt.

Các biện pháp trừng phạt của EU, mà vòng thứ 5 mới nhất được thông qua ngày 8/4, quy định lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thép (thép và sắt) từ Nga, trong đó các mặt hàng khác như than đá (nhưng chỉ từ tháng 8/2022), gỗ, phân bón, thủy sản và rượu mạnh sẽ được bổ sung, với tổng giá trị khoảng 15 tỷ USD. Mặt khác, các lệnh cấm của Mỹ và Anh tập trung chủ yếu vào các sản phẩm năng lượng.

Tuy nhiên, cho đến nay, những nỗ lực chung của EU, Mỹ và Anh nhiều nhất mới chỉ khiến kim ngạch xuất khẩu của Nga giảm 7% so với thời điểm trước khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Lý do khiến kim ngạch xuất khẩu của Nga giảm ít như vậy, một phần là xuất khẩu của Nga trước đây sang phương Tây đã phần nào được chuyển hướng sang các nước khác.

Ngoài ra, hơn một nửa số hàng xuất khẩu của Nga sang châu Âu là các sản phẩm năng lượng và EU cho đến nay mới quyết định chỉ cấm xuất khẩu than đá của Nga, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên vẫn nằm ngoài các lệnh trừng phạt.

Tiền vẫn chảy vào Nga

Trên thực tế, có những lo ngại chính đáng từ phía các chính phủ châu Âu và đặc biệt là các quốc gia nhập khẩu dầu mỏ hoặc khí đốt của Nga, về việc họ không thể tìm nguồn thay thế những sản phẩm này trong vòng vài tháng. Người ta chỉ cần xem xét việc Nga giảm 20-25% nguồn cung khí đốt tự nhiên cho EU là đủ để giá khí đốt giao ngay tăng vọt từ mức giá vốn đã cao gấp 5 lần so với thời kỳ trước khủng hoảng.

Và sự thiếu hụt các lệnh trừng phạt của châu Âu trong lĩnh vực năng lượng tương ứng với nguồn thu khổng lồ cho Nga. Doanh thu của Nga thậm chí còn tăng so với một năm trước, với xuất khẩu dầu và khí đốt tăng mạnh từ chưa đến 10 tỷ Euro trong tháng 3/2021 lên vượt mức 15 tỷ Euro trong tháng 3/2022.

Nguyên nhân của sự gia tăng này là gì? Đó là giá khí đốt đang tăng chóng mặt. Điều này cho phép Nga bù đắp (và hơn thế nữa) thiếu hụt doanh thu từ dầu mỏ.

Trên thực tế, cái gọi là "tự trừng phạt" của các bên tư nhân đã được bổ sung vào lệnh trừng phạt chính thức trong tháng Ba vừa qua, khi nhiều công ty (chủ yếu là phương Tây) quyết định hạn chế nhập khẩu từ Nga ngay cả các sản phẩm không bị cấm, vì lo ngại lệnh trừng phạt bị thắt chặt hoặc lo ngại những căng thẳng địa chính trị sẽ thúc đẩy các ngân hàng ngừng phát hành thư tín dụng.

Tuy nhiên, ngay cả tác động này cũng có nguy cơ tiêu tan trong ngắn hạn. Nếu các chính phủ EU không thực hiện trừng phạt đối với lĩnh vực dầu mỏ, ngay cả những công ty hiện nay cố gắng tránh dầu mỏ của Nga, theo thời gian cũng có thể quay lại xem xét việc nhập khẩu mặt hàng này.

Các đồng minh phương Tây cũng đã đặt giới hạn về những gì Nga có thể nhập khẩu từ họ. Mục tiêu sẽ tăng gấp ba lần, đánh vào các lĩnh vực mà Nga phụ thuộc nhiều nhất là công nghệ phương Tây (đặc biệt là lĩnh vực năng lượng, nhằm làm suy giảm năng lực sản xuất trong tương lai), ngăn chặn việc nhập khẩu các công nghệ có thể sử dụng trong quân sự (được gọi là lưỡng dụng), hoặc gây áp lực lên các nhà tài phiệt ủng hộ chế độ Nga.

Năng lượng Nga-phương Tây. (Nguồn: Shutterstock)
Nếu các chính phủ EU không thực hiện trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng, ngay cả những công ty hiện nay cố gắng tránh dầu mỏ của Nga, theo thời gian cũng có thể quay lại xem xét việc nhập khẩu mặt hàng này. (Nguồn: Shutterstock)

Rõ ràng, trong trường hợp này, lệnh cấm vận sẽ ảnh hưởng cụ thể đến những quốc gia áp dụng lệnh trừng phạt, vì lệnh cấm vận đặt ra các giới hạn đối với các công ty xuất khẩu của họ. Và có lẽ cũng chính vì lý do này mà các lệnh trừng phạt vẫn chỉ ở mức hạn chế theo tỷ lệ phần trăm.

Mặc dù vậy, nhập khẩu cũng có thể giảm một cách chủ động do hậu quả của suy thoái kinh tế dự kiến ở Nga và sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cùng những bất ổn.

Thị trường Nga chưa hết hấp dẫn

Đối với sự hiện diện của các công ty tư nhân nước ngoài tại Nga, không có quốc gia nào trên thế giới đưa ra các lệnh cấm nghiêm ngặt. Một công ty có thể quyết định rời khỏi Nga vì những lý do chính trị hoặc đạo đức, chứ không phải vì lý do pháp lý.

Mặc dù vậy, xung đột Nga-Ukraine đã khiến gần 500 công ty nước ngoài rút lui, tuyên bố rút lui hoặc đình chỉ hoạt động tại Nga. Con số này chiếm khoảng 2/3 (63%) trong tổng số 773 công ty được Trường quản lý Yale khảo sát cho đến nay.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/4): Khí đốt Gazprom vẫn chảy đến châu Âu, ông Putin thừa nhận khó khăn, Nga lao đao, GDP Ukraine sẽ giảm sốc Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/4): Khí đốt Gazprom vẫn chảy đến châu Âu, ông Putin thừa nhận khó khăn, Nga lao đao, GDP Ukraine sẽ giảm sốc

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong số hơn 1/3 các công ty còn ở lại Nga, có 17% quyết định ở lại, 12% muốn có thêm thời gian trước khi quyết định và 8% chỉ cắt giảm hoạt động kinh doanh của họ.

Hơn nữa, trong số những công ty đã thực hiện các biện pháp quyết liệt, có khoảng 50% số công ty chỉ tạm ngừng sản xuất và chờ thời điểm tốt hơn để tiếp tục các hoạt động như đã được đặt ở chế độ chờ hôm nay.

Đặc biệt, nổi bật là sự phân chia địa lý của các công ty quyết định ở lại Nga. Trên thực tế, 75% số công ty Trung Quốc đã quyết định ở lại, có thể là để tận dụng sự ra đi của các công ty phương Tây (ví dụ như việc Apple rút lui, nhưng Huawei không đi).

Hầu hết các công ty quyết định ra đi là thuộc những quốc gia hầu hết đã quyết định gửi một tín hiệu rõ ràng đến Nga, chẳng hạn như Canada, Anh hoặc Mỹ.

Điều đáng ngạc nhiên là xếp ngay sau Trung Quốc về tỷ lệ số công ty không rời Nga là Pháp (68%) và Italy (64%), cao hơn đáng kể so với Đức (46%) và Anh (17%).

Tránh được kịch bản vỡ nợ trong tương lai gần

Đối với các lệnh trừng phạt mới nhất liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngoài việc loại các ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống SWIFT, các lệnh trừng phạt cũng đã đóng băng nguồn dự trữ ngoại hối đang được giữ ở nước ngoài của Nga tại các quốc gia đã áp dụng lệnh trừng phạt như Mỹ, các nước thành viên EU, Anh và Nhật Bản.

Chỉ phần dự trữ bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc (tương đương 83 tỷ USD) hoặc bằng đồng nội tệ của các quốc gia khác không trừng phạt Nga sẽ vẫn được "tự do", cũng như lượng vàng dự trữ ở Nga (133 tỷ USD). Nhưng câu hỏi đặt ra là đây có thực sự là nguồn dự trữ sẵn có duy nhất của Điện Kremlin hay không?

Theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) công bố, kể từ khi bắt đầu căng thẳng Nga-Ukraine bùng nổ, dự trữ ngoại hối của Nga đã giảm 39 tỷ USD, tương đương 6% tổng số.

Mặc dù hiện tại vẫn chưa rõ BoR sử dụng loại dự trữ nào (trong số các loại ngoại tệ khác nhau mà họ nắm giữ và vàng), nhưng rất có khả năng Nga đã bán hàng chục tỷ Nhân dân tệ hoặc các đồng nội tệ không bị trừng phạt khác để đổi lấy đồng Ruble.

Ngược lại, nhờ sự miễn trừ của Bộ Tài chính Mỹ, trong một tháng rưỡi đầu tiên kể từ khi căng thẳng bắt đầu, Nga đã có thể sử dụng dự trữ đồng USD, được cho là bị "đóng băng", để trả "lãi suất, cổ tức hoặc các khoản thanh toán gốc" liên quan đến các khoản nợ.

Nhờ cơ chế này, Điện Kremlin đã có thể thanh toán 5 khoản nợ công đáo hạn trong khoảng thời gian từ ngày 16/3-4/4, với tổng giá trị gần 3 tỷ USD, do đó tránh được tình trạng vỡ nợ.

Hoặc ít nhất là họ đã tránh được điều đó cho đến ngày 5/4, khi Bộ Tài chính Mỹ quyết định lấp "lỗ hổng" này trong các lệnh trừng phạt bằng cách cấm Nga thanh toán các khoản nợ công bằng USD trong các ngân hàng Mỹ.

Và do đó, đẩy Nga tiến tới giai đoạn đầu của vụ vỡ nợ kỹ thuật mà nhờ sự “vi phạm” của Mỹ, Nga đã tránh được trong một tháng rưỡi.

Khủng hoảng Ukraine: Khi dầu và khí đốt Nga còn được săn đón ở Trung Quốc...

Khủng hoảng Ukraine: Khi dầu và khí đốt Nga còn được săn đón ở Trung Quốc...

Nga-Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ về thương mại, địa chính trị và chuỗi cung ứng, cả hai gắn bó với nhau bởi ...

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/4): Khí đốt Gazprom vẫn chảy đến châu Âu, ông Putin thừa nhận khó khăn, Nga lao đao, GDP Ukraine sẽ giảm sốc

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/4): Khí đốt Gazprom vẫn chảy đến châu Âu, ông Putin thừa nhận khó khăn, Nga lao đao, GDP Ukraine sẽ giảm sốc

Tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm, Gazprom vẫn bán khí đốt cho châu Âu, Nga-Ukraine thiệt hại nặng nề do xung đột, Trung Quốc ...

(theo ISPI, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động