Nga tung 'độc chiêu' mới đối phó với các thiết bị bay không người lái

Trọng Huy
Với sự phát triển nhanh chóng và mức độ nguy hiểm ngày càng gia tăng của các thiết bị bay không người lái (UAV), quân đội Nga đang hướng tới chế tạo các thiết bị tác chiến điện tử để khắc chế chúng trong các cuộc giao tranh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trên chiến trường, ngay cả những chiếc quadcopter (một trong những loại thiết bị bay không người lái) thông dụng trên thị trường dân sự cũng có khả năng tiến hành trinh sát chiến thuật và tiềm ẩn những nguy hiểm nhất định.

Với các hệ thống phòng không hiện đại, việc đối phó với các UAV như vậy vừa cực kỳ khó khăn lại vừa rất tốn kém.

Các vũ khí chống máy bay không người lái mới của Nga
Súng điện từ REX-1. (Nguồn: Top War)

Để đối phó với các UAV do thám và xung kích cỡ nhỏ, Nga đang phát triển các thiết bị chuyên dụng như súng điện từ dòng REX của Tập đoàn Kỹ thuật Quân sự Kalashnikov hay các tên lửa phản không đặc biệt đang được phát triển bởi các kỹ sư của Trung tâm Hạt nhân Nga.

Năm 2015, Tập đoàn Kỹ thuật Quân sự Kalashnikov đã mua lại cổ phần của nhà sản xuất máy bay không người lái ZALA Aero nhằm phát triển công nghệ không người lái và vũ khí chống UAV. Tập đoàn này đang nghiên cứu chế tạo các hệ thống tác chiến điện tử tập trung vào việc chống lại các UAV hiện đại. Nổi bật trong số đó là hai mẫu vũ khí phi sát thương REX-1 và REX-2 đã từng xuất hiện tại các triển lãm kỹ thuật quân sự.

Súng điện từ REX-1

Về thông số và trọng lượng, súng điện từ REX-1 có kích thước nhỏ gọn tương đương với các mẫu vũ khí tự động hiện đại. Theo nhà sản xuất, trọng lượng của REX-1 đạt 4,5 kg, tích hợp pin dự trữ, đảm bảo hoạt động trong 3 giờ. Nhiệm vụ chính của REX-1 là bảo vệ các cơ sở quan trọng và các khu vực khép kín khỏi các phương tiện bay không người lái xâm nhập.

Điều này đặc biệt quan trọng vì các hệ thống phòng không hiện đại không phải lúc nào cũng đảm bảo tiêu diệt UAV và việc phát hiện các máy bay không người lái cỡ nhỏ sử dụng các phương tiện trinh sát điện tử thông thường là rất khó khăn.

Theo Tập đoàn Kalashnikov, REX-1 có thể gây nhiễu tín hiệu hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ, BeiDou của Trung Quốc, Galileo của châu Âu hoặc GLONASS của Nga trong bán kính 5 km . Ngoài ra, ở khoảng cách 1 km, REX-1 có thể chặn tín hiệu LTE, 3G, GSM, gây nhiễu các tần số đang chạy: 900 Mhz, 2,4 GHz, 5,2-5,8 GHz.

Nhờ các khả năng này, REX-1 có thể vô hiệu hóa máy bay không người lái của đối phương mà không gây tổn hại về mặt vật lý. Bên cạnh đó, việc điều khiển thiết bị REX-1 khá đơn giản.

Ngoài ra, REX-1 còn được trang bị thêm đèn, thiết bị chỉ định mục tiêu và nhiều điểm ngắm khác nhau.

Súng điện từ REX-2

Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế Army 2019, phiên bản mới REX-2 ra mắt đã được nhiều chuyên gia quân sự đánh giá đây là súng chống máy bay không người lái nhỏ gọn nhất thế giới. Ưu điểm chính của REX-2 là kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ.

Nếu thiết kế đầu tiên REX-1 nặng xấp xỉ 4,2-4,5 kg, thì trọng lượng của vũ khí phi sát thương REX-2 chỉ khoảng 3 kg và chiều dài không vượt quá 500mm.

Theo các nhà phát triển, REX-2 được thiết kế để vô hiệu hóa tất cả các loại UAV, bao gồm cả các thiết bị quang học được sử dụng trên mặt đất hay dưới nước. Phiên bản nhẹ hơn và nhỏ hơn của thiết bị này có hiệu quả làm át tín hiệu của các hệ thống định vị vệ tinh trong bán kính 2km. REX-2 hoạt động bằng cách triệt tiêu tín hiệu điều hướng vô tuyến và vệ tinh - công nghệ vốn được ứng dụng trong hoạt động của hầu hết các UAV hiện đại.

Nhà phát triển REX-2 mong muốn mẫu vũ khí mới này có thể chống lại nhiều loại mục tiêu khác nhau do các thành phần của chúng có thể hoán đổi cho nhau, cũng như có thể được điều chỉnh để phù hợp với các nhiệm vụ cụ thể.

Tên lửa phản lực Antidrone

Cuối tháng Ba vừa qua, tờ Izvestia đăng tin về việc các chuyên gia của Trung tâm Hạt nhân Liên bang Nga đang phát triển thiết bị chống máy bay không người lái tốc độ cao bằng tên lửa phản lực (antidrone).

Tên lửa antidrone bao gồm thân tên lửa, hệ thống dẫn hướng mục tiêu và một thùng chứa đạn lưới bẫy (lưới có gắn các quả tạ ở các góc). Tên lửa mang “đạn lưới” bắn trực tiếp tới máy bay không người lái của đối phương, sau đó bung lưới, đảm bảo bắt giữ và vô hiệu hóa UAV.

Tuy nhiên, giới chuyên môn nhận định, các dự án bẫy UAV tương tự ở Nga không đủ hiệu quả để đánh chặn các phương tiện tốc độ cao khi thực hiện các cuộc diễn tập phức tạp trên không.

Theo hãng tin RIA Novosti, để đánh chặn các UAV bằng đạn lưới, các tên lửa antidrone cần phải điều chỉnh để phóng một mạng lưới bẫy với tốc độ đã tính toán sẵn. Quá trình trên sẽ mất nhiều bước và khó khăn vì các mục tiêu tốc độ cao có thể nhanh chóng thoát khỏi phạm vi hoạt động của thiết bị.

TIN LIÊN QUAN
Máy bay không người lái đánh chặn Wolf-18 của Nga nguy hiểm ra sao?
Để hỗ trợ UAV, Mỹ phát triển cả tàu chiến không người lái
Mỹ thử nghiệm 'sân bay trên không' cho máy bay không người lái
Indonesia: Tổng thống Joko Widodo ra lệnh sản xuất UAV quân sự vào năm 2022
Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng UAV có tốc độ lên tới 950km/giờ
(theo Top War)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến tdự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Hai nhà khảo cổ học Finn Ibsen và Lars Danielsen vừa phát hiện bức tượng chân dung Alexander Đại đế bằng đồng khi đang khảo sát trên một cánh đồng.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Ngày 23/4, Diễn đàn tương lai ASEAN với chủ đề 'Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm' đã khai mạc.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động