Nga vẫn 'sống khỏe' nhờ 'cocktail dầu'

Minh Tuấn
Mỗi ngày, thị trường toàn cầu có thể mất đi hơn 7 triệu thùng dầu và các nhiên liệu lỏng khác từ Nga do các biện pháp trừng phạt hiện nay và trong tương lai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga vẫn 'sống khỏe' nhờ 'cocktail dầu'
Dầu mỏ Nga vẫn "đắt hàng" bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Trong bối cảnh giá dầu và khí đốt tăng cao, Nga ngày càng nhận được nhiều tiền hơn từ nước ngoài, bất chấp các lệnh trừng phạt và áp lực chính trị.

Các công ty phương Tây đã tìm cách lách các biện pháp hạn chế để tiếp tục mua nhiên liệu của Nga. Họ chưa sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn dầu mỏ và khí đốt của Moscow.

Trong đó, những người nhanh trí nhất đã sử dụng biện pháp "pha chế cocktail" với “nhiên liệu bị cấm”.

Tiền vẫn chảy vào ngân khố nước Nga

Trên thực tế, điều kiện ngoại thương mới lại có nhiều yếu tố có lợi cho Nga. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, trong quý I/2022, cán cân thanh toán quốc tế ghi nhận các giao dịch cho thấy mức tăng trong dự trữ ngoại hối. Thặng dư vượt mức 58 tỷ USD, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số này đã bao gồm cán cân thương mại (xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trừ nhập khẩu), tiền lương của người Nga làm việc ở nước ngoài, cổ tức từ các khoản đầu tư ra nước ngoài, trong đó có viện trợ nhân đạo và quyên góp tiền từ thiện. Nói cách khác, số dư của tài khoản vãng lai là hiệu số giữa tổng mức sở hữu và tổng mức nợ.

Nga có được lợi ích nhờ việc giá các mặt hàng năng lượng ngày càng tăng lên. Đầu tháng 3, giá khí đốt tại châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử đạt mức 3.892 USD/1.000 m3. Dầu cũng không bị tụt lại phía sau: dầu thô Brent đã cán mốc 130 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2008.

Nhu cầu dầu mỏ đang tăng lên bất chấp các lệnh trừng phạt. Khách hàng nước ngoài chưa sẵn sàng từ bỏ nhiên liệu thông thường của họ. Các công ty kinh doanh phương Tây pha trộn dầu thô Urals của Nga với các loại dầu khác.

Ví dụ, công ty Shell của Mỹ hoạt động theo sơ đồ này, cho phép các thương nhân của họ mua dầu diesel có chứa thành phần dầu của Nga. Sản phẩm có tên gọi “hỗn hợp Latvia” này được điều chế tại cảng Ventspils.

Họ đã phải sử dụng cách thức này vì làm ăn thua lỗ. Shell đã thiệt hại gần 5 tỷ USD do rút khỏi Nga.

ExxonMobil cũng có biện pháp tương tự. Tập đoàn dầu khí khổng lồ Equinor của Na Uy cũng không ngừng đầu tư vào Nga.

Trong khi đó, tập đoàn dầu mỏ BP của Anh tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu gần 20% cổ phần trị giá tới 25 tỷ USD tại Rosneft. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, giá dầu và khí đốt cao sẽ giúp bù đắp khoản lỗ này.

Tin liên quan
Dầu mỏ Nga Dầu mỏ Nga 'đắt khách' tại châu Á

Chuyển hướng xuất khẩu sang châu Á

Ngoài ra, châu Á đang tích cực mua dầu thô của Nga trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt.

Ví dụ, Trung Quốc đạt kỷ lục với 1.600 tỷ tấn dầu. Xếp sau không xa là Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới. New Delhi có tiềm năng rất lớn để tăng lượng mua dầu.

Trong vòng một tháng rưỡi, quốc gia Nam Á đã mua 14 triệu thùng dầu Urals từ Nga. Để so sánh, trong cả năm 2021, con số này là 16 triệu thùng.

Sự gia tăng này là do yếu tố địa lý. Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu dầu từ Iran, quốc gia gần gũi hơn về mặt địa lý. Nhiên liệu được vận chuyển bằng đường biển.

Họ chuyển sang dùng nguyên liệu thô từ Nga vì Moscow giảm giá, nhưng ngay cả khi giảm, mức giá báo ra vẫn cao.

Theo một số thông tin, Moscow cam kết đảm bảo việc vận chuyển và bảo hiểm dầu thô sẽ được giao cho Ấn Độ. Ngoài ra, New Delhi đang đẩy mạnh thanh toán bằng tiền tệ quốc gia, giống như Trung Quốc.

Trong khi dự trữ toàn cầu đang cạn kiệt, chiết khấu sẽ giảm dần. Mỗi ngày, thị trường toàn cầu có thể mất đi hơn 7 triệu thùng dầu và các nhiên liệu lỏng khác từ Nga do các biện pháp trừng phạt hiện nay và trong tương lai.

Tại cuộc họp giữa các quan chức EU và đại diện Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ở Vienna, Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo cho biết, đây là một trong những vụ thất thoát nghiêm trọng nhất về nguồn cung dầu trong lịch sử. OPEC chưa thể bù đắp nguồn cung dầu từ Nga.

Tuy nhiên, dù không phải ngay lập tức nhưng trong tương lai gần, EU vẫn có ý định từ bỏ các nguồn năng lượng “không phù hợp về mặt chính trị”.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, một số quốc gia trong khu vực “phụ thuộc 100% vào dầu khí của Nga”. Việc chuyển hàng từ Mỹ đến châu Âu sẽ có giá cao hơn gấp nhiều lần.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, việc từ chối dầu của Nga sẽ dẫn đến những hậu quả thảm khốc đối với thị trường thế giới, khiến giá tăng không thể đoán trước được - có thể lên đến hơn 300 USD/thùng. Sẽ không có gì tốt đẹp từ lệnh cấm nhập khẩu khí đốt này.

Các nhà phân tích của Bloomberg ước tính, riêng nền kinh tế Đức sẽ mất hơn 200 tỷ Euro.

Dư thừa ngoại tệ

Trong một năm tới, khối lượng nhập khẩu của Nga sẽ giảm do các lệnh trừng phạt, nhu cầu giảm và các vấn đề về hậu cần. Khối lượng xuất khẩu các mặt hàng sẽ giảm 20-30%.

Tuy nhiên, vì 2/3 trong số đó là các mặt hàng năng lượng, mà nguồn cung đang giảm, do đó, giá nhiên liệu sẽ tăng.

Chuyên gia Andrey Loboda, Giám đốc quan hệ công chúng của BitRiver, lưu ý, đây là điều kiện thị trường thuận lợi nhất trong 15 năm qua.

Ông nói: “Dòng tiền đổ vào cán cân thanh toán có thể sẽ tăng quá mức cho đến cuối quý II. Đây là một tình huống đặc biệt. Bất chấp những căng thẳng địa kinh tế, dòng tiền từ nước ngoài có thể đạt 250 tỷ USD vào cuối năm nay”.

Tất nhiên, không phải ai cũng lạc quan như vậy. Mark Goykhman, chuyên gia kinh tế chính tại trung tâm thông tin và phân tích TeleTrade, khuyến cáo: “Nên tập trung vào những ước tính khiêm tốn hơn. Nếu kết quả cao hơn so với ước tính, đó sẽ là một bất ngờ thú vị.

Nga vẫn 'sống khỏe' nhờ 'cocktail dầu'
Mỗi ngày, thị trường toàn cầu có thể mất đi hơn 7 triệu thùng dầu và các nhiên liệu lỏng khác từ Nga do các biện pháp trừng phạt hiện nay và trong tương lai. (Nguồn: Bloomberg)

Trong nửa cuối năm nay, do nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại hoặc thậm chí là suy thoái, giá và nhu cầu dầu sẽ trở lại mức của đầu năm 2022: Dầu Urals - 70 USD/thùng.

Do đó, số dư tài khoản vãng lai sẽ ở mức vừa phải từ 155-160 tỷ USD. Nếu tính đến nguồn vốn ròng chảy ra khỏi đất nước, kết quả này có thể được coi là tốt”.

Trong khi đó, nhiều công ty Nga giao thương với nước ngoài đang tỏ ra “bó tay” với thu nhập ngoại hối. Nhu cầu ngoại tệ ở trong nước gần như không có.

Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt, việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài giảm mạnh, các nhà nhập khẩu không còn cần đến đồng USD và Euro với khối lượng như trước đây.

Đồng thời, theo sắc lệnh của Tổng thống, các doanh nghiệp xuất khẩu phải bán 80% ngoại tệ và gửi chúng vào tài khoản của họ tại các ngân hàng được cấp phép. Có lẽ Nga sẽ sớm hạ thấp ngưỡng này.

Tuy nhiên, hiện tại vấn đề vẫn còn. Chuyên gia Pyotr Zabortsev, Giám đốc đổi mới của OS-Center, giải thích: “Chính phủ hiểu rằng việc ‘để dành ngoại tệ trong bùng binh’ là không hợp lý.

Ngoài ra, dòng chảy lớn do việc buộc phải bán 80% ngoại tệ có thể khiến đồng Ruble tăng giá quá mức. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh và có nguy cơ đẩy lạm phát tăng mạnh do tăng trưởng nguồn cung tiền, trong khi nguồn cung hàng hóa lại bị hạn chế”.

Trong những điều kiện như vậy, chính phủ có thể buộc phải giảm xuất khẩu. Chuyên gia Zabortsev cảnh báo: “Tuy nhiên, sau khi thặng dư tài khoản vãng lai giảm, sản lượng và các khoản đầu tư vào ngành nguyên vật liệu sẽ ngừng lại. Điều này có nghĩa là GDP thậm chí còn giảm mạnh hơn”.

Quốc gia châu Âu phản đối cấm vận dầu mỏ-khí đốt Nga, EU xoa dịu nỗi lo nguồn cung

Quốc gia châu Âu phản đối cấm vận dầu mỏ-khí đốt Nga, EU xoa dịu nỗi lo nguồn cung

Ngày 31/3, Thủ tướng Áo Karl Nehammer tuyên bố, nước này phản đối một lệnh cấm đối với các nguồn cung dầu mỏ và khí ...

Không thể đợi EU ‘bật đèn xanh’, Ba Lan ra đòn đầu tiên với nhiên liệu của Nga

Không thể đợi EU ‘bật đèn xanh’, Ba Lan ra đòn đầu tiên với nhiên liệu của Nga

Ngày 29/3, chính phủ Ba Lan đã công bố một dự luật bao gồm lệnh cấm nhập khẩu than từ Nga. Đây là lệnh trừng ...

(theo Sputnik)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc

Tăng cường hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc

Chiều 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Chương trình giới thiệu văn hóa và du lịch Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
De Heus 'gõ cửa' thị trường Halal

De Heus 'gõ cửa' thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, ...
Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới?
Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.
Chung tay xây dựng mô hình phát triển bền vững tại các Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam

Chung tay xây dựng mô hình phát triển bền vững tại các Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam

Từ ngày 7-9/11, tại Nghệ An diễn ra chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) năm 2024.
Dự báo bão số 7: Trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, gió giật cấp 17, sau có thể đổi hướng di chuyển và giảm dần cường độ

Dự báo bão số 7: Trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, gió giật cấp 17, sau có thể đổi hướng di chuyển và giảm dần cường độ

Hồi 19h (ngày 8/11), tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,5 độ vĩ Bắc; 117,0 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.
Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.
Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 có chủ đề 'Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam'.
Giá cà phê hôm nay 8/11/2024: Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường 'gọi tên' một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Giá cà phê hôm nay 8/11/2024: Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường 'gọi tên' một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Giá cà phê hôm nay 8/11/2024: Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực và giá tốt của Việt Nam?
Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Thứ trưởng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Giá xăng dầu hôm nay 8/11: Thế giới lấy lại đà tăng; trong nước, giá dầu leo dốc mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 8/11: Thế giới lấy lại đà tăng; trong nước, giá dầu leo dốc mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 8/11, thị trường hiện đang xem xét các chính sách mà ông Donald Trump có thể đưa ra và thị trường đang phản ứng với triển vọng đó.
Giá heo hơi hôm nay 8/11: Giá ổn định; Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế

Giá heo hơi hôm nay 8/11: Giá ổn định; Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay ổn định tại cả ba miền. Hiện tại, cả nước đang giao dịch trong khoảng 58.000-64.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Thị trường quý III/2024 vẫn xảy ra tình trạng biến động giá cục bộ, đấu giá đất tại Hà Nội hạ nhiệt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Giá chung cư tăng mạnh, cục bộ lên tới 40% theo quý, thủ tục chuyển đất trồng hoa màu sang đất thổ cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Đất nền Vành đai 4 hút nhà đầu tư, nguyên tắc đóng góp khi xây lại nhà chung cư… là những tin bất động sản mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Dư thừa căn hộ cao cấp, thiếu nhà ở vừa túi tiền đa số người dân, thủ tục mua bán căn hộ chung cư năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Giá chung cư Hà Nội chỉ tăng không giảm, hoàn tất thoái vốn khỏi pháp nhân chủ đầu tư 'siêu' dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Đề xuất biện pháp hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại để kiếm lời, kịch bản thị trường quý IV/2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11: USD 'quay xe' sau quyết định của Fed, EUR bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11: USD 'quay xe' sau quyết định của Fed, EUR bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11 ghi nhận USD quay đầu giảm khi Fed thực hiện cắt giảm 25 điểm lãi suất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/11: USD tăng phi mã sau kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/11: USD tăng phi mã sau kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/11 ghi nhận đồng USD tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tháng.
Kết quả bầu cử Mỹ 2024 tác động mạnh đến thị trường chứng khoán, 11 mã ngành chính của S&P 500 phủ sắc xanh

Kết quả bầu cử Mỹ 2024 tác động mạnh đến thị trường chứng khoán, 11 mã ngành chính của S&P 500 phủ sắc xanh

Ngày 5/11, cổ phiếu Mỹ đã tăng vọt trong ngày cử tri nước này đi bỏ phiếu chính thức cuộc bầu cử Mỹ 2024.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11: Thị trường tự do tăng 'nóng', USD chờ kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11: Thị trường tự do tăng 'nóng', USD chờ kết quả bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/11b ghi nhận đồng USD giảm khi cử tri Mỹ đi bỏ phiếu.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/11: USD rớt giá trước 'giờ G' bầu cử Mỹ, trong nước tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/11: USD rớt giá trước 'giờ G' bầu cử Mỹ, trong nước tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/11 ghi nhận đồng USD giảm, khi các nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/11: Đồng USD có thể chứng kiến đợt giảm mới sau bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/11: Đồng USD có thể chứng kiến đợt giảm mới sau bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/11 ghi nhận lợi suất trái phiếu đang tiếp tục hỗ trợ đồng USD duy trì sức mạnh.
Phiên bản di động