Ở các vùng quê miền Bắc, cây gạo thường được trồng đầu làng, ngoài cánh đồng.
Ở Hà Nội, cây gạo không được trồng nhiều như các vùng quê song vào mùa hoa nở, cảnh sắc vẫn rất tuyệt vời qua sự kết hợp của cây hoa đồng quê và không gian đô thị.
Một cây gạo cổ thụ cũng không hề kém cạnh về vẻ đẹp cũng đang độ nở rộ. Cây gạo nằm trong khuôn viên Nhà khách Quân đội ở phố Phạm Ngũ Lão, lẫn vào các khu nhà lớn.
Cây gạo cùng cánh đồng lúa là hình ảnh rất điển hình cho vùng thôn quê đồng bằng Bắc Bộ. Vào những ngày tháng Ba, hoa gạo nở rộ, Hà Nội trở nên đẹp lạ khi kết hợp cùng sắc đỏ đồng quê của cây gạo giữa phố đông.
Nằm ở góc vuông phố Tràng Tiền và Trần Khánh Dư, cây gạo cổ thụ trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một trong những cây lớn nhất khu vực nội thành Hà Nội. Trong mùa hoa nở, từ xa đã có thể nhìn thấy sắc đỏ rực rỡ nổi bật trên nền trời xuân.
Cây gạo ở phố Phương Mai. Từ hai chiều đường Giải Phóng có thể quan sát từ xa rất rõ mỗi khi vào mùa hoa nở.
Vào mùa hoa gạo, nếu để ý kỹ tầng không gian phía trên, có thể phát hiện ra những cây gạo đơn lẻ nằm lẫn trong các khu dân cư của thủ đô, tuy vậy số lượng rất ít.
Dịp sau Tết Nguyên đán bắt đầu tiết trời ẩm nồm của mùa xuân, mùa hoa sưa vừa tàn cũng là lúc hoa gạo nối tiếp nở đẹp. Trong ảnh là một cây gạo đỏ lựng thấp thoáng tầm cao trong khuôn viên trường THPT Trần Phú.
Những bông hoa sưa trắng tinh khôi cuối cùng trước khi tàn, để nhường chỗ cho sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo nối tiếp.
Cây gạo được nhìn thấy thấp thoáng trong khu dân cư nhờ sắc hoa đỏ lựng nổi bật ở tầng không gian phía trên của thành phố.
Đặc biệt hoa gạo khi rụng, bông hoa vẫn giữ được màu sắc đỏ rực nguyên vẹn không hề phai tàn. Khi rụng xuống, hoa gạo không rơi rớt từng cánh trong sự lẻ loi tàn tạ mà giữ nguyên cả một bông được ví như sự kiêu ngạo quyến rũ.
Cây hoa gạo có mở mọi miền nước, từ đồi núi đến đồng bằng nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là ở miền Bắc, gắn liền với cảnh sắc yên ả của miền quê.