TIN LIÊN QUAN | |
“Lửa” Brexit đang lan rộng ra châu Âu | |
“Vũ điệu” vàng và Brexit |
Trong một thông cáo ra ngày 24/6, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda cho biết, BOJ “sẵn sàng cung ứng đủ thanh khoản” cho các ngân hàng trung ương châu Âu và Mỹ nhằm đảm bảo ổn định các thị trường tài chính".
BOJ sẽ tiếp tục theo dõi sát sao xem kết quả cuộc trưng cầu dân ý tác động như thế nào đối với các thị trường tài chính toàn cầu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài nước.
BOJ sẵn sàng cung ứng đủ thanh khoản để hỗ trợ các ngân hàng trung ương châu Âu, châu Mỹ ổn định thị trường. (Nguồn: Getty) |
Phát biểu với báo giới cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso khẳng định, Chính phủ Nhật Bản “rất quan ngại” về những rủi ro đối với kinh tế thế giới do quyết định rời khỏi EU của Anh (Brexit). Ông Taro nói rằng, chính phủ nước này sẽ theo dõi tình hình “nhiều hơn bao giờ hết” và dần thực hiện các biện pháp cần thiết để đề phòng những bất ổn.
Mới đây, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Motoo Hayashi nhận định việc Anh rời khỏi EU cũng có thể ảnh hưởng đến những đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do giữa Nhật Bản và khối này, do đó khó có thể đạt được thỏa thuận trong năm nay.
Sau khi truyền thông địa phương đưa tin kết quả trưng cầu ý dân cho thấy chiến thắng nghiêng về phe ủng hộ Brexit, đồng Yen của Nhật Bản đã tăng giá lên mức cao nhất trong hơn 2 năm qua, với tỷ giá ghi nhận được tại trưa cùng ngày là 101,77 Yen đổi 1 USD.
Thủ tướng Shinzo Abe sẽ mở cuộc họp vào tối nay (24/6) để phân tích tác động của Brexit tới thị trường toàn cầu và sự phối hợp hành động giữa các quốc gia G7. (Nguồn: Reuters) |
Được biết, chính phủ Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc họp vào tối 24/6, với sự tham gia của Thủ tướng Shinzo Abe, Bộ trưởng Tài chính Aso và Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida, để thảo luận các biện pháp nhằm ngăn chặn các cú sốc đối với thị trường.
Dự kiến, cuộc họp này cũng sẽ phân tích tác động của Brexit đối với kinh tế thế giới, được cho là nhằm chuẩn bị cho khả năng hợp tác giữa các nước trong Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7), với Nhật Bản là Chủ tịch nhóm G7 năm 2016.
Giới chức Nhật Bản cho biết thêm, chính phủ nước này dự kiến thu thập thông tin từ các Đại sứ quán Nhật Bản tại các nước châu Âu và tìm kiếm những giải pháp hỗ trợ cho các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại khu vực này. Khoảng 1.000 công ty Nhật Bản đang làm ăn tại Anh.
Sự kiện Brexit khiến SNB phải thực hiện một cuộc can thiệp hiếm thấy vào thị trường tiền tệ Thụy Sỹ để ổn định đồng franc. (Nguồn: Forbes) |
Ngày 24/6, trong một động thái ít thấy, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ xác nhận đã can thiệp vào thị trường tiền tệ để làm ổn định đồng Franc của nước này sau khi cử tri Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu.
Sau sự kiện trên, đồng Franc của Thụy Sỹ đã tăng lên mức cao nhất so với đồng Euro kể từ tháng 8/2015 và ghi nhận sự nhảy vọt mạnh nhất trong một ngày kể từ khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB) bỏ quy định neo đồng Franc vào đồng Euro từ ngày 15/1.
Trong một thông cáo, SNB cho hay Brexit đã khiến đồng Franc chịu áp lực tăng giá và SNB đã can thiệp vào thị trường trao đổi ngoại tệ để ổn định tình hình. Hồi tuần trước, giới chức SNB cho biết sẽ đối phó với sự tăng vọt của đồng Franc, vốn đã bị định giá quá cao, nếu Anh rời EU.
Brexit khiến EU đứng trước nguy cơ tan rã Với việc người dân Anh quyết định rời Liên minh châu Âu (EU), giới chuyên gia dự báo “cuộc hôn nhân” đứt gánh này sẽ ... |
Châu Âu "hậu" Brexit: Nhiều người muốn "ra đi" Nhiều ý kiến từ Hà Lan, Pháp muốn có cuộc trưng cầu dân ý tương tự như ở Anh trong khi quan chức Scotland muốn ... |
Thủ tướng Anh tuyên bố sẽ từ chức Theo Reuters, hơn một giờ sau khi dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hôm nay 24/6, Thủ tướng Anh David Cameron ... |