TIN LIÊN QUAN | |
Facebook làm ngơ trước hành động bạo lực, giết người? | |
Con bạn có thể bị "bắt cóc trực tuyến" như thế nào? |
Nghị định 142/2016/NĐ-CP nêu rõ, ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (sau đây viết gọn là cơ quan nghiệp vụ).
Việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Công tác này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; chủ động phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng dưới mọi hình thức. Đồng thời, phải tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện thấy dấu hiệu, hành vi gây xung đột thông tin trên mạng hoặc khi phát hiện thấy thông tin, hệ thống thông tin bị tổn hại phải có trách nhiệm thông báo và cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin.
Nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Nghị định nêu rõ 4 nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm: 1- Giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng; 2- Xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng; 3- Chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng; 4- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục và hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
Trong đó, Nghị định yêu cầu hoạt động giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng phải được cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin thực hiện thường xuyên, liên tục. Các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải được triển khai các giải pháp giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.
Cũng theo Nghị định, xung đột thông tin trên mạng phải được các cơ quan nghiệp vụ xác định nguồn gốc, thủ đoạn và tổn thất do xung đột thông tin gây ra để có biện pháp xử lý phù hợp.Nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng bao gồm xác định gói tin, thông tin, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, cổng dịch vụ và cách thức, thủ đoạn xung đột thông tin trên mạng; xác định đối tượng, mục đích và mức độ gây xung đột.
Chủ quản hệ thống thông tin chịu trách nhiệm trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý và chịu sự điều hành của cơ quan nghiệp vụ trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng.
Các cơ quan nghiệp vụ chịu trách nhiệm loại trừ xung đột thông tin trên mạng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
"Tẩu hỏa nhập ma" trên mạng xã hội
Người sử dụng mạng xã hội (MXH) cho đến lướt các báo hiện nay dường như đang bị ngộp thở giữa biển thông tin quá ... |
Tương tác trên fanpage: Con dao hai lưỡi
Mạng xã hội (MXH) là môi trường thuận lợi để các cơ quan báo chí có thể tương tác tốt hơn với công chúng, tuy ... |
Biến mình thành "đuốc sống" để "câu like"
Một nhóm thiếu niên Nga đã tự biến mình thành 'đuốc sống' rồi nhảy xuống sông chỉ vì muốn hình ảnh của mình sẽ có ... |