Ngành công nghiệp nặng châu Âu 'ngấm đòn' khủng hoảng năng lượng

Mai Ly
Tình trạng giá điện tại châu Âu leo thang trong thời gian gần đây đang gây ra hậu quả nghiêm trọng cho những khách hàng tiêu thụ điện và khí đốt nhiều nhất ở khu vực này. Các ngành công nghiệp lớn đứng trước sức ép cắt giảm sản lượng và điều này đang đe dọa quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngành công nghiệp nặng châu Âu 'ngấm đòn' khủng hoảng năng lượng
Khủng hoảng năng lượng đang "phủ bóng đen" lên ngành công nghiệp nặng của châu Âu. (Nguồn: Reuters)

Trong bối cảnh giá điện liên tục đạt những mức cao kỷ lục mới, các ngành công nghiệp ở châu Âu đang phải chịu ngày càng nhiều áp lực, nhất là các ngành công nghiệp sản xuất kim loại và phân bón.

Áp lực cắt giảm hoạt động sản xuất

Aluminum Dunkerque Industries France, nhà sản xuất nhôm lớn nhất châu Âu, đã phải giảm sản lượng trong hai tuần vừa qua. Công ty khai khoáng Nyrstar thuộc tập đoàn kinh doanh hàng hóa Trafigura cũng sẽ tạm ngừng sản xuất kẽm tại Pháp vào đầu tháng 1/2022, trong khi nhà sản xuất phân bón Azomures phải tạm thời ngừng mọi hoạt động.

Cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu nghiêm trọng tới mức giá khí đốt tại khu vực này đã tăng hơn 800% và giá điện tăng 500%. Tình hình đang trở nên khó khăn hơn khi Nga quyết định giảm bớt lượng khí đốt xuất khẩu tới châu Âu bất chấp những tháng lạnh nhất của mùa Đông tại khu vực này đang tới gần.

Tin liên quan
Khủng hoảng năng lượng: Êm xuôi chưa bao lâu, Nga cảnh báo nóng Moldova; sẵn lòng làm một điều với châu Âu Khủng hoảng năng lượng: Êm xuôi chưa bao lâu, Nga cảnh báo nóng Moldova; sẵn lòng làm một điều với châu Âu

Thực trạng này khiến nền công nghiệp châu Âu đứng trước nguy cơ phải gánh chịu những hậu quả lâu dài, trong bối cảnh biến thể Omicron đang tiếp tục lây lan trên toàn châu lục.

Sarah Hewin, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường châu Âu và các nước châu Mỹ tại Standard Chartered trong một buổi phỏng vấn với Bloomberg TV, đã phát biểu: “Giá khí đốt tăng cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các hộ gia đình và doanh nghiệp. Đợt leo thang giá khí đốt gần đây là yếu tố vô cùng tiêu cực đối với triển vọng của các nền kinh tế châu Âu, và cả nước Anh”.

Ngành công nghiệp sản xuất nhôm là ngành công nghiệp luyện kim tiêu tốn nhiều năng lượng nhất. Giá điện tăng vọt tại châu Âu đã buộc Aluminum Dunkerque phải giảm 3% sản lượng. Theo người đại diện Laurent Geerart, Aluminum Dunkerque đã bị lỗ khoảng 20 triệu Euro (tương đương 22,6 triệu USD) tính từ đầu tháng 11/2021 tới nay. Nếu giá điện tiếp tục ở mức “trên trời” như hiện nay, họ có thể phải tiếp tục cắt giảm sản lượng.

Bên cạnh đó, công ty Nyrstar cũng sẽ đưa một nhà máy luyện kẽm tại Pháp vào bảo trì và ngừng hoạt động trong tuần đầu tiên của tháng 1/2022, trong khi các cơ sở khác tại Bỉ và Hà Lan sẽ tiếp tục hoạt động nhưng với công suất giảm.

Theo các phương tiện truyền thông địa phương tại một số nước châu Âu, Alro - một cơ sở luyện kim tại Romania - cho biết, giá điện hiện có nhiều biến động. Tại Montenegro, nhà máy luyện kim KAP có thể sẽ bị cắt điện vào cuối năm 2021 nếu cơ sở này không chấp nhận trả tiền điện trong năm tới cao hơn đáng kể so với hiện tại.

Nguy cơ với chuỗi lương thực

Chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ. Nhà sản xuất phân bón lớn số một Romania là Azomures - công ty con của công ty kinh doanh ngũ cốc Ameropa (Thụy Sỹ) - cho biết các cơ sở của họ đã phải ngừng hoạt động và người nông dân sẽ không thể mua được phân bón của họ với mức giá cao ngất ngưởng. Công ty Yara International của Na Uy đã phải giảm sản lượng vào đầu năm nay và cho biết họ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình trước khi đưa ra các quyết định thay đổi sản lượng nếu cần thiết.

Anne-Sophie Corbeau, học giả nghiên cứu tại Trung tâm chính sách năng lượng toàn cầu của Đại học Columbia, cho biết: “Tình hình hiện tại sẽ gây ảnh hưởng đến giá lương thực không chỉ ở các nước châu Âu, mà cả rất nhiều nước trên toàn thế giới”.

Thủ tướng Italy Mario Draghi đã khẳng định cần phải hành động ngay lập tức để đối phó với giá điện tăng cao.

Trong số 27 thành viên Liên minh châu Âu (EU), 20 nước đã bắt đầu đưa ra những chính sách nhằm giúp đỡ người tiêu dùng và hộ gia đình chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất. Ông Draghi cũng đã phát biểu trước các phóng viên vào ngày 22/12 rằng Ủy ban châu Âu (EC) đang tìm kiếm giải pháp, và các quốc gia cần có những chính sách ứng phó cũng như biện pháp hỗ trợ các gia đình và các doanh nghiệp.

Các nhà máy sản xuất nhôm thường hạn chế giảm sản lượng vì chi phí tắt lò luyện và tái khởi động để đạt được sản lượng ban đầu là rất lớn. Mặc dù những khách hàng tiêu thụ điện lớn nhất này thường có những phương pháp giảm thiểu rủi ro dài hạn, nhưng việc giá điện leo thang ảnh hưởng đến họ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Cuộc khủng hoảng mang tính sống còn

Mark Hansen, Giám đốc điều hành tại công ty kinh doanh kim loại Concord Resources Ltd. cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng mang tính sống còn của ngành công nghiệp luyện nhôm ở châu Âu cũng như những ngành công nghiệp luyện kim tiêu tốn nhiều năng lượng khác. Việc khôi phục sản lượng trở lại mức bình thường không phải là một vấn đề đơn giản. Quá trình này không dễ dàng như tắt bật một chiếc công tắc”.

Giá nhôm đã tăng hơn 40% trong năm 2021 và nhu cầu sử dụng nhôm tại khu vực châu Âu vẫn đang tăng, nhưng biên lợi nhuận của ngành đang bị giảm, do giá điện ở mức cao. Theo giá điện trung bình tại Pháp, để sản xuất 1 tấn nhôm có giá 2.800 USD/tấn thì cần tiêu thụ một lượng điện có mức chi phí lên tới 11.000 USD.

Các nhà máy luyện nhôm tại châu Âu chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường nhôm toàn cầu, nhưng các cơ sở này mang lại việc làm cho hàng nghìn công nhân và là nguồn thuế lớn cho ngân sách nhà nước.

Tin liên quan
Châu Âu đối mặt nguy cơ thiếu điện khi mùa Đông đến Châu Âu đối mặt nguy cơ thiếu điện khi mùa Đông đến

Theo ông Hansen, việc giảm sản lượng của các nhà máy này có thể sẽ buộc châu Âu phải phụ thuộc vào nguồn kim loại nhập khẩu từ các quốc gia sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.

Sự phụ thuộc đó sẽ càng gây ra nhiều cản trở đối với những công ty tiêu thụ nhôm như các nhà sản xuất ô tô và máy bay nếu như EU áp đặt mức thuế cao đối với các sản phẩm phát thải nhiều carbon trong quá trình sản xuất.

Cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu dự kiến sẽ trầm trạng hơn trong năm 2022 do thời tiết lạnh hơn và Tập đoàn điện lực Pháp (EDF) buộc phải dừng hoạt động của một số lò phản ứng.

Vào đầu tháng 1/2022, Pháp sẽ mất đi 30% sản lượng điện hạt nhân; điều này có thể làm gia tăng sự phụ thuộc vào khí đốt, than và thậm chí là dầu cho những nhu cầu tiêu thụ điện dù là nhỏ nhất.

Bà Corbeau cho biết, nếu như tình trạng gián đoạn nguồn cung hay thời tiết lạnh giá tiếp tục xảy ra trong quý I/2022, chúng ta sẽ buộc phải đóng cửa các nhà xưởng. Quyết định này chắc chắn không thể thay đổi, vì chính phủ không thể để người dân phải chịu lạnh và bị mất điện.

Khủng hoảng năng lượng: Nga cung cấp lượng khí đốt kỷ lục cho Trung Quốc, trữ lượng ở Ukraine ở mức tối thiểu lịch sử

Khủng hoảng năng lượng: Nga cung cấp lượng khí đốt kỷ lục cho Trung Quốc, trữ lượng ở Ukraine ở mức tối thiểu lịch sử

Ngày 27/12, tập đoàn độc quyền khí đốt của Nga Gazprom ra tuyên bố cho biết, doanh nghiệp này đã lập kỷ lục về lượng ...

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Nga không ‘đạo diễn’, chỉ lợi dụng?

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Nga không ‘đạo diễn’, chỉ lợi dụng?

Giá khí đốt tại châu Âu đã vọt lên mức cao nhất mọi thời đại, do nhu cầu mạnh mẽ và căng thẳng địa chính ...

(theo Bloomberg)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Đêm nhạc 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' trình diễn các ca khúc được viết lời bởi PGS.TS Lê Thanh Bình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ...
Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Chương trình 'Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử' nhằm góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ đối với đất nước.
Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại nước này.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ ...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Tăng chưa đến 1 USD; trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4, giá dầu tăng chưa đến 1 USD. Trong nước, giá xăng giảm hơn 300 đồng/lít từ chiều qua (25/4).
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ quay đầu giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 97.000 đồng/kg.
IPPG và ACV đồng đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity Forum năm 2024

IPPG và ACV đồng đăng cai tổ chức Diễn đàn Trinity Forum năm 2024

Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác công bố Diễn đàn Trinity 2024 giữa các bên.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động