Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao 24/6: Trao quyền cho phụ nữ vì sự phát triển bền vững

Thúy Huyền
Thông qua nghị quyết quy định 24/6 hằng năm là Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao, Đại hội đồng Liên hợp quốc tái khẳng định sự tham gia của phụ nữ ở tất cả các cấp ra quyết định là cần thiết cho sự phát triển bền vững, hòa bình và dân chủ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao 24/6: Trao quyền cho phụ nữ vì sự phát triển bền vững
Ngày 20/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) thông qua một nghị quyết quy định ngày 24/6 hằng nằm là Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao. (Nguồn: Europa)

Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) nêu rõ, tất cả quốc gia thành viên và các tổ chức thuộc LHQ, các tổ chức quốc tế, xã hội dân sự, các tổ chức học thuật, hiệp hội các nhà ngoại giao nữ và các bên liên quan khác hưởng ứng kỷ niệm Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao hằng năm để thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của phụ nữ ở mọi cấp độ ngoại giao.

Vai trò thiết yếu của phụ nữ trong ngành ngoại giao

Bà Thilmeeza Hussain (nhà ngoại giao nữ người Maldives), một trong những người đề xuất nghị quyết, nhấn mạnh việc ấn định Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao đã tạo bàn đạp cho LHQ, chính phủ, các bộ ngoại giao, xã hội dân sự, khu vực tư nhân, trường học và các bên liên quan khác nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

Nghị quyết quy định 24/6 hằng năm là Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao do Maldives cùng các quốc gia gồm El Salvador, Eritrea, Grenada, Guyana, Kenya, Latvia, Lebanon, Malta, Qatar, Saint Lucia và Nam Phi đề xuất.

Đồng thời, sự kiện này cũng mang đến cơ hội để thảo luận về các hành động có thể được thực hiện để đạt được sự tham gia đầy đủ, bình đẳng, hiệu quả và có ý nghĩa của phụ nữ trong hoạt động ngoại giao.

Việc ấn định Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao đã được Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Abdulla Shahid ủng hộ. Trong một phát biểu, ông Shahid nhấn mạnh những đóng góp quan trọng của phụ nữ trong ngành ngoại giao đối với việc hình thành hệ thống đa phương ngày nay.

Ông Abdulla Shahid chỉ ra vai trò thiết yếu của phụ nữ trong việc soạn thảo Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR), đồng thời nhấn mạnh rằng, cho đến nay phụ nữ vẫn chưa có nhiều đại diện trong các vị trí ngoại giao cấp cao và phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của nạn phân biệt giới tính, vốn cản trở sự phát triển của họ.

Do đó, nghị quyết này mở ra cánh cửa để thảo luận về những thách thức mà phụ nữ trong ngành ngoại giao phải đối mặt và truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo.

Đồng quan điểm, Phó tổng thư ký LHQ Amina Mohammed cũng bày tỏ sự ủng hộ về việc ấn định sự ra đời của Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao.

Bà Amina Mohammed nhấn mạnh: “Tất cả chúng ta phải làm mọi thứ có thể để đảm bảo sự tham gia của phụ nữ, tiếng nói của họ được lắng nghe và những đóng góp của họ được đánh giá cao”.

Nêu bật vai trò to lớn của phụ nữ trong ngành ngoại giao, Phó tổng thư ký LHQ cho rằng phong cách lãnh đạo, chuyên môn và các ưu tiên của phụ nữ giúp mở rộng phạm vi của các vấn đề được xem xét và nâng cao chất lượng kết quả.

Bà Amina Mohammed chỉ ra nghiên cứu cho thấy rằng khi phụ nữ phục vụ trong nội các và quốc hội, họ sẽ thông qua luật và chính sách tốt hơn, cải thiện môi trường và sự gắn kết xã hội. Việc thúc đẩy các biện pháp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các tiến trình hòa bình và chính trị là rất quan trọng để đạt được sự bình đẳng của phụ nữ trong bối cảnh phân biệt đối xử diễn ra gay gắt.

Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao 24/6: Trao quyền cho phụ nữ vì sự phát triển bền vững
Phó tổng thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed bày tỏ sự ủng hộ về việc ấn định sự ra đời của Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao. (Nguồn: UN)

Cần nhiều nỗ lực duy trì bình đẳng giới hơn nữa

Hiện nay, Liên hợp quốc đang dẫn đầu việc duy trì bình đẳng giới khi vào đầu năm 2021, tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này đã đạt được sự cân bằng về giới tính giữa trưởng và phó các phái đoàn.

“Chúng tôi đang tiếp tục duy trì điều đó”, Phó tổng thư ký LHQ khẳng định.

Tại Iraq, kết quả bầu cử Quốc hội vào tháng 10/2021 đã làm nên lịch sử khi có gần 30% phụ nữ trúng cử. Trong khi đó, Quỹ Xây dựng Hòa bình của LHQ (UNPF) đang đầu tư vào các sáng kiến ​​giải quyết vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Guinea Bissau, Colombia và Sierra Leone.

Nhân sự kiện này, nữ Phó tổng thư ký LHQ khuyến khích tất cả các bên liên quan làm mọi thứ có thể để thúc đẩy sự nghiệp của các nhà ngoại giao nữ “cho đến khi đạt được sự ngang bằng trong mọi tổ chức, Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng LHQ”.

Theo Đại sứ Keisha Aniya McGuire, Trưởng Phái đoàn thường trực của Grenada, từ năm 1992 đến 2019, phụ nữ đại diện cho 13% các nhà đàm phán, 6% các nhà hòa giải và 6% các bên ký kết trong các tiến trình hòa bình trên toàn thế giới.

Đến năm 2020, phụ nữ đại diện cho 23% phái đoàn của các bên xung đột trong các tiến trình hòa bình do LHQ hỗ trợ.

Những con số đó còn quá thấp trong khi LHQ đánh giá rằng, phụ nữ có nhiều khả năng đảm nhận công việc xây dựng hòa bình ở cộng đồng địa phương hơn nam giới. Do đó, việc thay đổi là cần thiết.

Đại sứ Keisha Aniya McGuire kêu gọi lồng ghép có hệ thống quan điểm về giới trong suốt Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Về phần mình, bà Simona Popan, đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU), phát biểu với tư cách quan sát viên, nhấn mạnh rằng, trong 76 năm kể từ khi thành lập, LHQ chưa từng có nữ Tổng thư ký.

Bà Simona Popan nhấn mạnh: “Bên ngoài căn phòng này là bức tường treo ảnh của 75 Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, tuy nhiên chỉ có 4 người trong số đó là phụ nữ. Chúng ta vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của chính mình”.

Điều này cho thấy định kiến ​​về giới và phân biệt đối xử giới tính vẫn tiếp tục cản trở sự tham gia và lãnh đạo đầy đủ, bình đẳng, hiệu quả và có ý nghĩa của phụ nữ.

Đại diện Phái đoàn EU kêu gọi việc tạo lập môi trường an toàn và thuận lợi cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời hoan nghênh việc thông qua bộ quy tắc ứng xử của LHQ về quấy rối tình dục và tri ân tất cả phụ nữ trong ngành ngoại giao, bao gồm các nhà lãnh đạo xã hội dân sự, những người bảo vệ nhân quyền và phụ nữ hòa giải.

Phát biểu của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu

Phát biểu của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu

Chiều 23/6, tại Bangkok, Thái Lan, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Hội ...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan chú trọng hơn nữa công tác cộng ...

(theo UN)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/4/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/4/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 29/4. Lịch âm hôm nay 29/4/2024? Âm lịch hôm nay 29/4. Lịch vạn niên 29/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2024: Tuổi Tý công việc phát triển

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2024: Tuổi Tý công việc phát triển

Xem tử vi 29/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay - XSCM 29/4/2024. Ket qua xo so Ca Mau. KQXSCM thứ 2. kết quả xổ số Cà ...
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSMT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024

XSMT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024

XSMT 29/4 - KQXSMT thứ 2. Trực tiếp cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay - XSMT thứ 2 ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4 - KQXSMB thứ 2. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 29/4/2024. SXMB 29/4. xổ số hôm nay 29/4. dự đoán XSMB hôm nay. KQSXMB ...
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường Bám II.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động